Các điểm hát của anh đa số là ở các vùng "hóc bà tó" nơi các đoàn lớn chê không tìm đến. Tuy nhiên lực lượng đào kép của anh không hề yếu: *Minh Quang,* Phương Trúc Bình, *Thanh Như Thủy, *Kim Huệ, *Kim Thanh, *Thanh Sum, *Kiều Tuyết, *Hà Bích Liễu..
Tuồng tích thì chuyên hát các tuồng dạng cổ tích Việt Nam như: Lâm Sanh - Xuân Nương. Tấm Cám. Nàng Út Ống Tre. Thoại Khanh - Châu Tuấn. Hoàng tử Mặt Nám...
Gánh hát dạng Bầu Tèo nhưng giàn nhạc cổ của Minh Dũng lúc nào cũng đủ 3 cây: Guitar, Đàn Tranh và phải có cây sến. Giàn nhạc tân thì một trống, một guitar, một bass... vì vậy mà đến bến nào bà con cũng thích giàn nhạc hay quá. Khi mưa gió hát ế không có tiền mua gạo được bà con hổ trợ đủ thứ vì thương gánh hát nghèo.
Khác với những đoàn hát khác muốn rước đào kép phải có tiền hợp đồng còn đoàn hát nghèo của Minh Dũng đa số là nghệ sỹ tự nguyện đến hát giúp, anh chỉ cần trả tiền xe. Bản tánh hiền, đẹp trai, có nụ cười thân thiện, vừa làm Bầu vừa hát kép chánh, gánh hát nghèo nên ít nhiều cũng không kém phần vất vả. Vì vậy sau vài năm làm Bầu thì Phương Hồng yến chết vì bệnh, thế là anh đành dẹp gánh hát và đầu quân cho một đoàn hát khác lưu diễn ra miền Trung. Tại Nha Trang anh có người vợ mới giàu có với nghề mua bán vải. Vậy là Minh Dũng đành hạ cánh đời nghệ sỹ để nhảy qua phụ mua bán vải với bà xã.
Lâu lâu có dịp về Miền Tây chủ yếu là thu gom vải, anh hay tìm thăm những người đào kép ngày xưa đã từng gắn bó với đoàn hát của anh để tìm cách giúp đỡ khi họ gặp khó khăn. Bây giờ thì anh về lại Kiên Giang để gầy dựng lại sự nghiệp tại vùng đất ngày xưa anh lớn lên và có nhiều kỷ niệm./.
Theo Chuyện Làng quê