Tôi tâm đắc nhất là truyện ký “Khó thoát” thể hiện rõ nét nhất về triết lý nhân quả. Những kẻ lộng hành từng “buộc án gán tội”, “đâm lao phải theo lao” trong vụ án “Trang trại Đồng Cạn”, dù “hạ cánh” rồi vẫn chưa chắc được an toàn mà thấp thỏm lo âu, sẽ có lúc pháp luật rờ tới làm sáng tỏ công lý, thượng tôn pháp luật, góp phần lập lại trật tự kỷ cương gowin99 , mà tác giả dự cảm: “Lưới trời lồng lộng! Thưa nhưng khó lọt lắm. Luật pháp còn có thể lách được nhưng ‘quy luật quả báo’ thì không nhầm bao giờ, ‘có nhân có quả’, đã đến nhanh hơn sự suy nghĩ của nhiều người".
Những nguyên mẫu trong truyện ký “Khó thoát” rất giống với người thực, việc thực đã, đang diễn ra ở quê tôi. Điển hình là nhân vật Phụng Tơm mà tác giả khắc hoạ là kẻ từng “buộc án gán tội” trong vụ án “Trang trại Đông Cạn” cùng nhiều vụ việc động trời khác, khi đương nhiệm lộng hành, gây thù chuốc oán với nhiều người, khi nghỉ hưu thường xuyên hứng chịu bị ném cứt vào cửa cổng, “sống không bằng chết”. Dù có chết nhưng vẫn lưu lại vết nhơ bẩn không bao giờ rửa sạch. Về nghỉ hưu, hắn ta không dám vác mặt đi đâu, sống trong cô độc. Có lần hắn bày tỏ lo xa với thân hữu “có khi chết cũng không được yên”, sợ sẽ bị đào mồ cuốc mả vì làm quá nhiều việc thất đức. Còn nhân vật Ngọc Quý là nạn nhân của Phụng Tơm gây ra, đều được dân thương cảm và những người am hiểu vụ việc đều trăn trở, day dứt chưa giải cứu được những cán bộ bị oan sai.
Các nhân vật đang bị “quả báo” mà tác giả điểm danh tiếp gồm Đào Phó khi đương nhiệm gom góp tiền của gửi sang xứ Kangaroo để “con dâu” hờ làm ăn rồi chiếm đoạt cả triệu USD, đành “chịu đấm mà cấm khóc”. Ngọc Hồi bị các chủ nợ đem “quan tài” đến cổng nhà để đòi tiền thả thính bôi trơn dự án. Tư Vấn từng đứng đầu tỉnh thì bị kỷ luật cách hết các chức vụ lúc đương nhiệm, gần đây lại bị dư luận đem ra mổ xẻ sự tham lam vì vẫn giữ nhà công vụ để cho thuê trục lợi, thật mất mặt. Mà vị này cũng đâu đến nỗi, có nhà ở quê, nhà ở tỉnh lỵ, nhà ở đô thành, vậy mà vẫn tham, vẫn tính toán kiếm chác, không biết giàu có để làm gì? Con trai vị này tiếp tục lao vào nghiện ngập. Hoàng Ký cuối đời đổ đốn thèm khát con trai, bị lừa tình lẫn lừa tiền bẽ bàng với thiên hạ. Hạ Hoà từng làm “kiểm tra, kiểm mẹ” khi đương quyền hạch sách, dạy bảo cán bộ vi phạm, khi về nghỉ hưu lấn chiếm đất công bị dân tố giác, buộc phải trả lại. Bảy Tre bị ung thư sớm về cõi vĩnh hằng. Ba Trương bị nhận diện “mất đoàn kết” loại ra khỏi quan trường cũng đang sống dở, chết dở. Vụ vụng trộm “ăn phở” tại phòng làm việc với “ca ve nhà” bị chồng nhân viên kế toán cơ quan sở bắt quả tang, dùng dao giết lợn cắm phập xuống bàn làm việc, dọa xin “tí tiết”,“dạy”cho Ba Trương một đòn nhừ tử phải đền “tiền tấn” rồi trốn đi viện điều trị lâu dài. Xấu hổ quá, “tiền mất tật mang”, không dám vác mặt đến nhiệm sở chia tay cán bộ nhân viên, Ba Trương liền làm đơn xin nghỉ hưu trước thời hạn, với lý do tạo điều kiện cho con gái tiến thân theo ngạch đoàn thể, đã được lãnh đạo tỉnh xem xét đồng ý giải quyết theo nguyện vọng cá nhân. Thật nhục nhã bởi tai tiếng về sự tha hoá tột cùng về nhân cách…, Hoàng Quấn là người ký truy tố vụ án “Trang trại Đông Cạn”, về nghỉ hưu được vài năm, bỗng dưng phát bệnh vào bệnh viện điều trị được ít ngày lăn đùng ra chết. Hỏi gặng mãi bác sĩ điều trị hé lộ cho biết vị Hoàng Quấn bị mắc chứng “suy giảm miễn dịch”, là bệnh khó nói của cánh đàn ông, ủ bệnh từ lâu rồi nhưng xấu hổ, giấu giếm, cố chịu, đến khi vào viện quá muộn, chỉ được một tuần là nhắm mắt xuôi tay về với tiên tổ. Nhà vị này đâu đến nỗi nghèo túng mà tại sao không đi chữa bệnh, lại cố giấu bệnh, chết tức tưởi? Nguyễn Kê, nguyên đứng đầu một huyện sống buông thả, đang phải gánh hậu quả bị vợ coi khinh. Vợ vị này không chịu nổi phải ly thân vào thành phố phía Nam sống với con cháu. Bởi vì khi đương nhiệm vị này tha hoá, thậm thụt sống trái phép với “bồ nhí” là nhân viên văn phòng kém nhiều tuổi có con riêng, không chỉ bị vợ mà cả bà con dòng tộc, xóm giềng tẩy chay ê chề. Họ cùng với các nhân vật "Quan mượn", “con nuôi” họ Trần, họ Lý (Lý Tân, tức Lý thông thời @)… mãi là bia miệng gắn với những câu chuyện bi hài bị nguyền rủa là “những con sâu làm rầu nồi canh”, rất có thể có những kẻ trở thành củi vào “Lò”.
Truyện ký trong ỨNG NGHIỆM THÀNH ĐẠT của Quân Yên (Vũ Xuân Bân) với nội dung khá phong phú, toát lên lao động nghiêm túc của tác giả không phải xào xáo trong " phòng lạnh" mà đi cơ sở khắp ngoài Bắc, trong Nam đến tận Mũi Cà Mau trải nghiệm thực tiễn để viết nên mang “hơi thở cuộc sống”.
Tác giả đã khéo léo xâu chuỗi yếu tố gowin99 tâm linh, mang đậm triết lý nhân quả. Các nhân vật quen thuộc trong lịch sử cổ trung đại nước ta như An Dương Vương, Triệu Việt Vương, Đào Cam Mộc, Nguyễn Bỉnh Khiêm, Mạc Kính Vũ, các dòng họ Mạc, Lê, Trịnh, Nguyễn mà tiêu biểu là Nguyễn Hoàng - Người tiên phong đi mở cõi từ năm Mậu Ngọ (1558) để đất nước Việt Nam có hình chữ S như hôm nay. Vấn đề biển đảo qua câu chuyện về " Sấm Trạng Trình" dự báo thiên tài Nguyễn Bỉnh Khiêm trong bài thơ “Cự ngao đới sơn” (Con rùa lớn đội núi): “Biển Đông vạn dăm giang tay giữ/ Đất Việt muôn năm vững trị bình”. Lời tiên tri của Nguyễn Bỉnh Khiêm cách nay 5 thế kỷ mà bây giờ càng đọc càng thấy vẫn rất thời sự như đang nói với chính chúng ta hôm nay.
Truyện ký “Nhớ Mã Đà sơn cước - Chiến khu D” (Đồng Nai) mà cách đây gần 50 năm, tác giả từng là phóng viên chiến trường của Thông tấn xã Giải Phóng (nay là Thông tấn xã Việt Nam) gắn bó với “Miền Đông gian lao mà anh dũng”, nay mới dịp quay trở lại để thắp nén hương tưởng nhớ các anh hùng, liệt sĩ đã hy sinh trong kháng chiến chống Mỹ cứu nước vì sự nghiệp giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước..
Có thể nói, Truyện ký ỨNG NGHIỆM THÀNH ĐẠT của Quân Yên (Vũ Xuân Bân) dù viết về lịch sử hay đương đại, tác giả trung thành với hiện thực đến mức cao nhất, đều có tính chất thời sự, với những chủ đề “hot”, được bạn đọc và công chúng quan tâm đón đọc.