link tải gowin99 mới nhất

Nhìn sang nước bạn: Lần đầu đến Mỹ

Trân trọng giới thiệu ghi chép của Nguyễn Văn Nọi trong lần đầu đến thăm nước Mỹ.

VISA VÀO MỸ: Từ lâu tôi đã mong một lần được đặt chân đến nước Mỹ. Là một cựu chiến binh thời chống Mỹ nên mục đích của tôi được đến nước Mỹ chỉ là muốn mục sở thị đất nước đã gây ra cuộc chiến tranh Việt Nam, kéo dài 20 năm với nhiều đau thương, mất mát cho cả 2 phía. Tôi muốn thấy tận mắt, sờ tận tay bản sắc Mỹ, gowin99 Mỹ, được gặp những người dân bình thường của Mỹ, được đến nhiều vùng đất khác nhau của nước Mỹ; muốn thấy di chứng chiến tranh đang tồn tại ở Mỹ. Chuyến đi không phải để tận hưởng mà để cảm nhận. Cứ thấy TV, truyền thông đưa tin về những chuyến quay trở lại Việt Nam của các cựu chiến binh Mỹ để thăm lại chiến trường xưa, để làm dịu bớt căn bệnh “Hội chứng chiến tranh” trong họ là tôi càng thêm muốn đến nước Mỹ. Tuy nhiên tôi không nghĩ mong muốn của mình lại thành sự thật theo cách như nó đã xảy ra.

b1noij1-1699112939.jpg

Tác giả tại một sòng bạc Las Vegas (Mỹ)

 

     Con trai tôi, đang làm luận án TS ở một trường ĐH của Hàn Quốc, được nhận học bổng 1 năm (nghiên cứu trước TS) của trường ĐH Harvard, Mỹ. Nhân cơ may đó, cháu muốn đón bố mẹ sang thăm nước Mỹ một chuyến. Tôi thì đang lắc lư, một phần sợ làm phiền cháu; một phần sợ một cựu chiến binh, một cựu công chức của chính phủ VN thì khó mà Đại sứ quán Mỹ cấp VISA vào Mỹ. Vợ tôi thì khác, luôn sẵn sàng đi du lịch nước ngoài. Một mình cũng đi dù tiếng Anh của cô ấy chỉ tầm abc, nên “áp chế” tôi phải khai báo hồ sơ xin VISA vào Mỹ ngay. Tôi miễn cưỡng làm theo với hy vọng không nhiều. Tôi đã từng biết những gia đình làm thủ tục cho con đi Mỹ học hoặc cho cá nhân đi thăm thân ở Mỹ, nhưng đã bị từ chối cấp VISA vào Mỹ mà chẳng biết lý do; làm VISA ở ĐSQ Mỹ tại Hà Nội không được lại bay vào Lãnh sự quán Mỹ ở Tp. HCM để làm mà vẫn rớt. Thật mệt cho họ.

b2noi2b-1699145822.jpg

Tác giả tại tường đài vịt trong trung tâm New York (Mỹ)

    Theo lịch hẹn, hai vợ chồng tôi mang hồ sơ xin cấp VISA vào Mỹ đến Phố Ngọc Khánh, địa điểm làm thủ tục cấp VISA của Đại sứ quán Mỹ. Người đến làm thủ tục không đông, khá trật tự. Xếp hàng trước vợ chồng tôi là một người phụ nữ khoảng ngoài 35 tuổi có một đứa bé trai đi kèm. Người phụ nữ sử dụng tiếng Anh khá lưu loát. Chị cố gắng giải thích bằng tiếng Anh cho anh nhân viên phụ trách tiếp nhận hồ sơ người Mỹ về lý do con chị sang Mỹ học. 

“Không được cấp VISA” – Anh nhân viên người Mỹ trả lời bằng tiếng Việt ngắn gọn và đưa trả hồ sơ cho chị. Chị buồn bã đưa đứa bé ra ngoài, khi đi ngang chỗ chúng tôi chị nói “làm ở Tp HCM không được, ra HN cũng không luôn”.

b3noi3c-1699146267.jpg

  Tác giả chụp ảnh ở Trường Đại học Harvard.

   Tôi đưa hồ sơ xin cấp VISA của cả hai vợ chồng và hai cuốn hộ chiếu phổ thông cho anh nhân viên người Mỹ đó. Cuốn hộ chiếu phổ thông của tôi mới làm và mới chỉ có một dấu xuất cảnh sang Lào. Các chuyến đi nước ngoài trước đây của tôi, tôi dùng hộ chiếu công vụ, đi công tác. 

“Ông bà sang Mỹ làm gì?”, anh nhân viên tiếp nhận hồ sơ hỏi bằng tiếng Việt lơ lớ nhưng rõ ràng.

 “chúng tôi sang Mỹ để thăm con nhưng cũng muốn được đi thăm nước Mỹ”, tôi thành thật trả lời.       

    Trong hồ sơ tôi khai rất tường minh là cựu chiến binh thời chống Mỹ, nguyên là công chức của Chính phủ VN - tôi không thể khai khác được. Thêm vài câu hỏi bâng quơ và đáp lại là những câu trả lời thành thật, anh nhân viên nhận hồ sơ và hộ chiếu của vợ chồng tôi và nói rõ bằng tiếng Việt “đươc cấp VISA”. Vợ tôi ngơ ngác vì chẳng được hỏi lấy một câu, chẳng thấy giấy biên nhận giữ hộ chiếu. 

    Khoảng mười ngày sau, nhân viên bưu điện chuyển hai cuốn hộ chiếu trả cho vợ chồng tôi, cả hai cuốn đã được dán tem cấp VISA vào Mỹ. Chúng tôi có thể vào Mỹ với thời hạn 1 năm; được nhập, xuất nhiều lần. Chưa lần nào tôi làm VISA đi nước ngoài mà dễ dàng như vậy, và có thời hạn VISA lâu như vậy cho lần đầu.

b4noij4a-1699147329.jpg

 Tác giả (bên phải) và con trai ở quảng trường Thời đại (Mỹ)

 

    Hai vợ chồng cô bạn vợ tôi đến Ngọc Khánh để làm VISA vào Mỹ sau hai vợ chồng tôi khoảng 1 tuần. Hai cặp vợ chồng chúng tôi muốn đi cùng nhau một chuyến sang thăm con và du lịch nước Mỹ. Con gái của bạn vợ tôi đang làm thạc sỹ ở Tp. Boston. Thủ tục làm VISA vào Mỹ của hai vợ chồng cô ấy cũng thuận lợi như chúng tôi.

    Xong VISA vào Mỹ, chúng tôi liên lạc với các con bên Mỹ để chúng mua vé máy bay và bố trí lịch cho chuyến đi. Ở bên Mỹ đặt vé qua mạng thường dễ dàng, rẻ hơn và mấy đứa nó cũng chọn được cung đường phù hợp để đón, đưa bố mẹ.

    Chúng tôi chọn đường bay của hãng hàng không Trung Quốc, China southern airlines cho chuyến bay khứ hồi Nội Bài, Hà Nội – John F. Kennedy, New York, chuyển tiếp tại sân bay quốc tế Tiêu Sơn, Hàng Châu, Trung Quốc (TQ). Lần đầu tiên đi máy bay của hãng hàng không TQ có đôi chút e ngại. Tuy nhiên, ngay khi máy bay cất cánh ở sân bay Nội Bài mọi e ngại đã tan biến. Tôi đã có vài chục lần bay sang châu Âu, các nước khác ở châu Á, ASEAN với nhiều hãng hàng không khác nhau (Cathay, Emirates, Qatar, Thai, JAL…) nhưng không thấy sự khác biệt trong cách phục vụ của nhân viên hãng hàng không China southern airlines với nhân viên của các hãng hàng không nổi tiếng khác. Ngoài sự ân cần, lịch thiệp, chu đáo thì các món ăn bữa chính, bữa phụ tuyệt ngon cho khẩu vị của người Việt Nam.

    Sau gần 20 giờ bay và nghỉ chờ chuyển tiếp ở sân bay Tiêu Sơn, chúng tôi đã đặt chân đến sân bay John F. Kennedy lúc 12 giờ đêm (giờ Mỹ). Thủ tục check out đơn giản, nhanh gọn. các con đã đón sẵn chúng tôi ở cửa ra – chuyến du lịch nước Mỹ lần đầu của 4 chúng tôi bắt đầu.          

     Một chiếc xe 7 chỗ của Uber đón chúng tôi ngay ngoài sân bay, đi lại ở Mỹ bằng cách gọi xe Uber hoặc thuê xe tự lái rất tiện lợi. Lái xe giúp chúng tôi chất 5 cái vali lên sau xe, chờ chúng tôi ổn định trên xe thì nổ máy cho xe chạy về căn hộ mà hai đứa con đã thuê nằm cách sân bay khoảng 25 km. Thật không may, xe chạy được khoảng 7 km thì một bánh sau bị hết hơi. Anh chàng lái xe da màu, to khỏe nhưng rất vụng về sử dụng bộ kích xe (có lẽ chưa bao giờ sử dụng, bộ kích cũng có vẻ trang bị cho có). Sau hơn 1 giờ loay hoay mà không thay được lốp xe, anh ta đành gọi xe khác để đến đón chúng tôi. Ba giờ sáng chúng tôi mới về đến căn hộ đã thuê, khá mệt mỏi vì phải đứng đợi sửa xe khá lâu dưới trời lạnh 2 độ. Căn hộ thuê đêm đó có 2 phòng ngủ, tiện nghi đầy đủ nên chúng tôi nấu ăn nhanh và nghỉ ngơi, chuẩn bị cho hành trình ngày mai – Khám phá New York.    

    NEW YORK: Chúng tôi dành ngày đầu tiên của chuỗi 23 ngày du lịch nước Mỹ để thăm quan New York. Con trai tôi đã sang Mỹ vài lần và chắc cũng nắm bắt tâm lý của chúng tôi nên đã dẫn chúng tôi đến thăm Trung tâm tài chính - Phố Wall của nước Mỹ, sau đó là khu tưởng niệm ngày 11/9 tại vị trí hai tòa nhà cao nhất nước Mỹ của Trung tâm thương mại thế giới WTC bị hai máy bay Boeing 767 do bọn khủng bố chiếm đoạt, lao vào ngày 11/9/2001. Hai tòa nhà đã bị lửa xăng, khí đốt thiêu cháy, đổ sập hoàn toàn chôn vùi gần 3.000 người đang làm việc, có mặt trong đó. Tội nhất theo tôi là những người lính cứu hỏa, vì nhiệm vụ mà vẫn phải chạy lên các tầng để cứu nạn trong khi những người khác chạy xuống để mong thoát nạn, bất chấp lửa nóng. Hai hồ nước hình vuông được xây trên nền đất của hai tòa nhà với thác nước ở bốn cạnh hồ luôn tuôn chảy và mất hút như sự mất mát vô tận và cũng để làm mát linh hồn của những nạn nhân bị lửa xăng thiêu cháy. Thực ra là để làm dịu lòng những người thân và khách đến thăm, tưởng niệm họ. Trên mặt thành hai hồ nước bằng đá hoa cương có khắc tên những nạn nhân đã bị chết trong vụ 11/9 tại hai tòa nhà của Trung tâm thương mại thế giới. Phía sau hai hồ nước là một nhà ga tàu điện ngầm WTC, hình cánh chim đang hướng tới bầu trời xanh ngắt, bầu trời hòa bình. Chi phí xây dựng nhà ga này là 3,8 tỷ USD, rất ấn tượng. Trên thành hai hồ nước luôn có nhiều hoa tươi được những người đến thăm, viếng đặt lên. Tác giả của khu tưởng niệm 11/9 là một kiến trúc sư người Mỹ gốc Ba Lan. Bên cạnh khu tưởng niệm, một tòa nhà cao tầng khác, cao hơn to hơn đã được xây dựng xong như để minh chứng nước Mỹ không sợ hãi, nước Mỹ vẫn ở tầm cao.      

     Buổi chiều hôm đó chúng tôi đi thăm cây cầu Brooklyn, cây cầu treo bằng thép nổi tiếng của New York nối hai quận Manhattan và Broolyn bắc qua sông Đông, được xây dựng từ năm 1869 và hoàn thành năm 1883.

LAS VEGAS: Sáng hôm sau, chúng tôi đáp chuyến bay nội địa của nước Mỹ từ sân bay John F. Kennedy, bờ Đông nước Mỹ để bay sang Las Vegas, bờ Tây nước Mỹ. Đi máy bay nội địa của nước Mỹ mới thấy vì sao người dân Mỹ hay sử dụng phương tiện máy bay để di chuyển đường dài, vì nó quá tiện lợi và thủ tục bay có lẽ dễ dàng hơn cả đi xe khách đường dài ở VN. Con trai tôi vì hôm đó vướng một cuộc hội thảo ở Harvard nên không đi cùng đoàn, chỉ có bốn chúng tôi và con gái của gia đình đồng hành là năm. Con gái của gia đình bạn đồng hành tiếng Anh tốt, mới nhận bằng lái xe quốc tế ở Việt Nam, rất phù hợp cho công việc “hướng dẫn viên kiêm lái xe” cho đoàn. Thật không may, khi cả đoàn ra đến sân bay John F. Kennedy, trước giờ bay 4 tiếng thì cô gái phát hiện ra đã để quên bằng lái xe ở trong vali. Vali thì con trai tôi cầm giúp về Boston. Con trai tôi cũng đang ra bến xe bus ở New York để đi về Boston, cả hai đứa đều đang nghiên cứu và học tập ở Boston. Không có bằng lái xe thì khi đến Las Vegas không thể thuê xe để đi thăm thú các nơi. Ở Mỹ mà không có xe ô tô là như bị trói chân vì các nơi định đi thăm quan thường cách nhau cả trăm Km. Cô gái gọi điện cho con trai tôi là chờ cô quay lại lấy bằng lái xe. Cô lên tàu điện ngầm quay về trung tâm New York. Tuy nhiên, khi lấy bằng lái xe xong cô quay lại sân bay bằng Uber vì hy vọng ô tô chạy nhanh hơn. Thật không may ô tô bị tắc đường nên khi cô đến sân bay thì đã muộn giờ lên máy bay cho chuyến bay mà chúng tôi đã mua vé. Không một lời trách cứ, không bị phạt một đồng nào, nữ nhân viên quầy vé vui vẻ đổi vé cho 5 chúng tôi bay chuyến sau đó, mỗi chuyến cách nhau khoảng 2 tiếng – Nước Mỹ thật lạ.

   Khi máy bay bay đến vùng trời của Las Vegas, trời đã tối. Tôi nhìn qua cửa sổ xuống mặt đất thấy cả một một vùng đất sáng lòa bởi ánh điện, đúng là thiên đường cờ bạc. Thấy tôi có vẻ muốn chụp ảnh Las Vegas; người phụ nữ da màu ngồi bên cạnh cửa sổ máy bay, tôi ngồi gần lối đi bên cạnh chị ấy cười nói “để tôi chụp giúp anh”. Chị đã chụp giúp tôi mấy tấm ảnh về Las Vegas và còn ân cần hỏi tôi có cần ngậm kẹo bạc hà không vì thấy tôi húng hắng ho. Chị đưa tôi mấy cái kẹo, thật may hồi đó chưa có Covid-19,  nếu bây giờ mà ho vậy chắc chị ấy phải tránh xa tôi. Các con đã thuê cho chúng tôi một căn nhà vườn cách Tp. Las Vegas khoảng ba Km. Một căn nhà ba buồng ngủ; phòng khách, phòng bếp rộng trong một khuôn viên khoảng ba trăm mét vuông, tiện nghi đầy đủ. Từ Las Vegas, chúng tôi đi thăm đập nước Hoover tại Nevada, Arizona và công viên Grand Canyon; đi thăm vườn quốc gia Zion, tiểu bang Utah (Tây – Nam nước Mỹ) – Các khu du lịch nổi tiếng của miền Tây nước Mỹ, được bảo tồn và tổ chức du lịch khá tốt. Các chuyến đi của chúng tôi tới những khu du lịch đó hoặc là thuê xe tự lái, con gái gia đình đồng hành cầm lái hoặc theo tua du lịch tại Las Vegas. Ở Mỹ không cần biết đường trước, cứ lên xe, tra cứu bản đồ và lái xe theo chỉ dẫn là đến nơi cần đến. Các chỉ dẫn trên mạng khá chi tiết nên các lái xe ít bị nhầm lẫn. Ở VN hiện nay cũng đã có các dịch vụ chỉ đường, hướng dẫn kiểu này.

     Chúng tôi dành một ngày để khám phá Las Vegas. Chúng tôi đã đến thăm Khải hoàn môn và tháp Eiffel, một Paris thu nhỏ tại Las Vegas, thăm Casino và khu nhạc nước nổi tiếng của Las Vegas. Các sòng bạc của Las Vegas thường rộng, bố cục đẹp, khá đông khách chơi và không ồn ào. Khách thăm quan không mất phí vào thăm; khách chơi bạc cũng không quan tâm nhiều đến khách thăm quan. Tôi đã định bỏ một trăm USD để mua phỉnh chơi bạc nhưng khi thấy anh bạn trẻ người châu Á, có vẻ là người Trung Quốc bỏ hai trăm USD ra chơi khoảng mười phút là hết sạch, lại bỏ hai trăm USD khác chơi tiếp, lại hết nên tôi thôi ý định chơi bạc. Tôi nghe nói đàn ông mê nhất là đánh bạc rồi mới đến mê tửu sắc.

     WASHINGTON DC: Sau ba ngày ở miền Tây nước Mỹ, chúng tôi bay về Thủ đô Washington DC để tiếp tục khám phá nước Mỹ. Chúng tôi đến Washington DC đúng mùa hoa Anh Đào nở. Những cây Anh Đào cổ thụ, có lẽ nằm trong số 3.020 cây Anh Đào được Chính phủ Nhật tặng cho nước Mỹ năm 1912 cùng những thế hệ cây Anh Đào được nhân giống nhiều năm sau đó phủ đầy hoa trắng, tinh khôi tràn ngập công viên Đông Potomac, bồng bềnh như những đám mây trắng ken dày trên ngọn đồi có tượng đài Washington; xung quanh tượng Mục sư Martin Luther King và trong khuôn viên nhà trắng. Tôi đã từng đi công tác tại Nhật Bản tám chín lần, từng được các bạn đồng nghiệp Nhật Bản đưa đi thăm những rừng cây Anh Đào vào mùa hoa Anh Đào nở, nhưng thú thật tôi chưa từng được thấy những gốc Anh Đào cổ thụ nào ở Nhật giống như các gốc Anh Đào cổ thụ ở Thủ đô nước Mỹ; cũng chưa từng thấy vẻ đẹp của hoa Anh Đào nào nở đẹp như ở công viên Đông Potomac. Bởi vì không chỉ một vài cây mà cả rừng cây hoa Anh Đào đua nhau khoe sắc. Ở Nhật mùa hoa Anh Đào nở thường độ ẩm không khí cao nên trong các rừng hoa Anh Đào thường ẩm ướt; còn ở Washington DC thì độ ẩm thấp nên dạo chơi dưới tán hoa Anh Đào rất dễ chịu, như lạc vào chốn thần tiên. Thật tiếc cho những ai đã đến Washington DC mà không đúng mùa hoa Anh Đào nở.     

     Chúng tôi đến thăm bức tường tưởng niệm chiến tranh Việt Nam của Mỹ (1959 -1975). Danh sách của hơn 58 nghìn lính Mỹ chết tại Việt Nam được khắc trên bức tường đá hoa cương được làm cốt âm so với mặt đất, giống như một đường hào, khá khiêm nhường so với khu tưởng niệm chiến tranh Triều Tiên (1953 -1954) ngay gần đó. Khu tưởng niệm chiến tranh Triều Tiên được làm nổi hoành tráng trên mặt đất, có nhiều bức tượng binh lính cầm súng như đang tác chiến. Tôi đã đứng bên bức tường tưởng niệm đó và nghĩ đến nỗi đau chiến tranh do họ gây ra.

    Chúng tôi đến thăm Lầu năm góc, nằm cạnh sông Potomac. Potomac và lầu năm góc làm tôi nhớ đến hình ảnh tự thiêu phản đối chiến tranh Việt Nam của anh Norman Morrison vào ngày 2 tháng 11 năm 1965 ở bên bờ sông Potomac và Lầu năm góc. Chúng tôi đã đến gần chỗ anh tự thiêu thắp ném tâm hương tưởng nhớ linh hồn anh. Lứa tuổi chúng tôi khi đó ai cũng nhớ sự kiện anh Morrison tự thiêu qua những lời thơ đầy cảm xúc của nhà thơ Tố Hữu:

Ê mi – ly, con đi cùng cha

Sau khôn lớn con thuộc đường khỏi lạc...

- Đi đâu cha?

- Ra bờ sông Pô-Tô-mác

- Xem gì cha?

Không con ơi, chỉ có lầu ngũ giác.

Ôi con tôi, đôi mắt tròn xoe

Ôi con tôi, mái tóc vàng hoe

Đừng có hỏi cha nhiều con nhé!

Cha bế con đi, tối con về với mẹ.. 

(Con gái của anh lúc ấy mới 18 tháng tuổi). Đến bây giờ tôi vẫn chưa thể lý giải nổi tại sao Norman Morrison lại dám trở thành “Ngọn đuốc lương tri” của nhân loại trong hoàn cảnh đó.

    Chúng tôi đến thăm khu tưởng niệm những người đã chết tại Lầu năm góc vào ngày 11/9/2001. Những người chết được khắc tên trên thành những chiếc ghế băng cách điệu bằng thép không rỉ, dưới mỗi ghế cũng là một bể nước nhỏ làm mát. Đài tưởng niệm quân chủng không quân Mỹ cũng nằm gần đó, 11/9 đã được viết là 911 - số điện khoại khẩn cấp của nước Mỹ. 

   Bên cạnh Lầu năm góc là Nghĩa trang quốc gia Mỹ Arlington, nơi chôn cất khoảng bốn trăm nghìn lính Mỹ tử trận vì chiến tranh. Có hai tổng thống Mỹ được chôn cất trong Nghĩa trang này, một trong hai ông là Tổng thống Jhon F. Kennedy.  Ông chết trong khi đương nhiệm mới được chôn tại Nghĩa trang này, luật pháp Mỹ quy định vậy. Tuy nhiên vợ của Tổng thống Jhon F. Kennedy khi chết cũng được chôn cạnh ông, đó là cách ứng xử của nước Mỹ

    PHILADELPHIA: Chúng tôi di chuyển từ Washington DC đến Philadenlphia bằng xe bus. Chúng tôi đến thăm nơi ra đời bản Tuyên ngôn độc lập của nước Mỹ, thăm nơi ký và tuyên bố bản tuyên ngôn độc lập; đến thăm nơi lưu giữ quả chuông vỡ lịch sử của nước Mỹ, tiếng chuông đó đã vang lên khi bản tuyên ngôn độc lập của nước Mỹ được tuyên bố. Chiều hôm đó chúng tôi lại lên xe bus để trở về New York.

    BOSTON: Tp. Boston thuộc bang MassachusettsLà nơi chúng tôi lưu lại lâu nhất, vì các con của chúng tôi đều nghiên cứu và học tập ở nơi này. Thành phố Boston nằm ở phía Đông Bắc nước Mỹ, có hai trường ĐH Harvard và Viện công nghệ Massachusess (MIT) nổi tiếng thế giới, nơi có rất ít người da màu. Tổng thống John F. Kennedy cũng đã từng học ở Harvard. Thật thú vị là tôi thấy câu nói nổi tiếng của ông còn được treo ở sảnh lớn nơi đây “Ask What You can do”. Nội dung gần giống với câu hát trong một bài hát của tuổi trẻ Việt Nam “Đừng hỏi Tổ quốc đã làm gì cho ta, mà phải hỏi ta đã làm gì cho Tổ quốc…” –  nhạc sỹ của nước ta giỏi thật. Chúng tôi đến thăm cảng Boston, nơi Bác Hồ đặt chân đầu tiên khi đến Mỹ và thăm khách sạn nơi Bác từng làm phụ bếp.

    Chúng tôi ngồi bên nhau trên bến cảng Boston và cùng nhìn ra biển  xanh, phía bờ biển bên kia là Tổ quốc Việt Nam. Chúng tôi sẽ kết thúc chuyến thăm Mỹ lần đầu tiên ở nơi đây, thành phố Boston. Ra đến sân bay John. F. Kennedy cho chuyến bay trở về Việt Nam mới chợt nhận ra là chúng tôi chưa đến thăm Trụ sở Liên hiệp quốc, chưa đến thăm cầu cổng vàng ở San Francisco… để cho chuyến đi lần sau vậy.

N.V.N

程序发生错误,错误消息:System.IO.IOException: 文件或目录损坏且无法读取。 在 System.IO.__Error.WinIOError(Int32 errorCode, String maybeFullPath) 在 System.IO.FileStream.Init(String path, FileMode mode, FileAccess access, Int32 rights, Boolean useRights, FileShare share, Int32 bufferSize, FileOptions options, SECURITY_ATTRIBUTES secAttrs, String msgPath, Boolean bFromProxy, Boolean useLongPath, Boolean checkHost) 在 System.IO.FileStream..ctor(String path, FileMode mode, FileAccess access, FileShare share, Int32 bufferSize, FileOptions options) 在 SuperGroup.Core.Start.FileNotFoundHandle.d__2.＀⬀() --- 引发异常的上一位置中堆栈跟踪的末尾 --- 在 System.Runtime.ExceptionServices.ExceptionDispatchInfo.Throw() 在 System.Runtime.CompilerServices.TaskAwaiter.HandleNonSuccessAndDebuggerNotification(Task task) 在 System.Runtime.CompilerServices.TaskAwaiter.GetResult() 在 SuperGroup.Core.Start.FileNotFoundHandle.d__1.＀伀() --- 引发异常的上一位置中堆栈跟踪的末尾 --- 在 System.Runtime.ExceptionServices.ExceptionDispatchInfo.Throw() 在 System.Runtime.CompilerServices.TaskAwaiter.HandleNonSuccessAndDebuggerNotification(Task task) 在 System.Runtime.CompilerServices.TaskAwaiter.GetResult() 在 SuperGroup.Core.Bootstrapper.d__18.＀ꠀ()