Ông Thọ vào Đảng 1950. Sau 1 năm ông nhập ngũ, huấn luyện ở E44-F351 Đầu năm 1953 ông về F312 đánh Pháp vùng Tây Bắc và sân bay Mường Thanh. Giải phóng Điện Biên Phủ, ông cùng đồng đội tiếp quản thủ đô Hà Nội. Khi ổn định, ông được chọn về Học gowin99 ở trường gowin99 bộ Quốc phòng. Đến 1955, ông được cử sang (Trung Quốc) học Hải Quân. Từ đó, ông gắn bó cuộc đời mình vào binh chủng này. Về nước, ông là Trưởng tàu trong đoàn 12 chiếc do ông Đoàn Bá Khuê làm đoàn trưởng. Cuối năm 1960, ông về phép, cưới bà Bạch Thị Hồng, người cùng quê kém ông 5 tuổi. Hết phép ông trở lại đoàn tàu xây dựng phong trào 3 nhất của Hải Quân nhân dân Việt Nam.
Trưa ngày 5/8/1964, Biên đội tàu của ông bắt đầu chiến đấu anh dũng, đánh trả máy bay xâm lược Mỹ ở biển Lạch Trường - Cuộc chiến đấu vô cùng oanh liệt, làm ông bị thương, được đưa vào điều trị ở Hậu Lộc - Thanh Hóa. Vết thương ổn định, ông trở về đoàn tàu thân yêu của mình trên biển cả.
Năm 1966, Ông làm trợ lý tác chiến cho phòng tham mưu Bộ tư lệnh Hải Quân. Đến 1972, ông cùng phân đội tàu biển vùng 3, hợp đồng cùng 1 tốp máy bay tiêm kích của không quân tấn công bắn cháy tàu khu trục của Mỹ bằng bom và thủy lôi từ trường do Liên Xô cung cấp, cách bờ biển Quảng Bình 20Km.
Năm 1975 quân ta giải phóng Sải Gòn, ông cùng một số cán bộ chiến sỹ vào tiếp quản Bộ tư lệnh Hải Quân Ngụy. Khi biên giới phía Bắc bị xâm phạm, ông trở ra, làm chỉ huy trưởng sở chỉ huy Hải Quân tiền phương vùng Đông Bắc nhằm ngăn chặn sự bành trướng về biển đảo.Năm 1980, từ Đoàn 170 Hải Quân ông được cử đi học Liên Xô 2 năm. Về nước ông lại được cấp trên chỉ định làm chuyên gia giúp bạn Campuchia xây dựng Lực lượng Hải Quân. 1985 từ Campuchia ông Thọ được về Quân khu 4 và nghỉ hưu năm 1991
Thời kỳ này, hội CCB Việt Nam ra đời, ông được các CCB ở quê đề cử ông làm chủ tịch Hội xã. Đồng thời là ủy viên BCH Hội CCB huyện Hưng Nguyên, tỉnh Nghệ An.
Là Đảng viên được trưởng thành, từ chiến sĩ đến chỉ huy, liên tục trong chiến đấu cả 2 cuộc kháng chiến. Nay sống trong đất nước có độc lập tự do. Ông không quên đồng đội của mình từng sống chết có nhau. Tự ông liên lục vận động tổ chức thành lập hội CCB bộ đội truyền thống Hải Quân của 2 tỉnh Nghệ An và Hà Tĩnh. Đến nay đã có trên 700 đồng đội tham gia, có sự hoạt động chặt chẽ và hết sức nghĩa tình. Các hội viên Hải Quân thương ông nên đã cử đồng chí Thực thay thế. Để ông làm cố vấn cho hội.
Tết Nguyên đán năm Mùi, chúng tôi đến thăm ông và gia đình. Trong ngôi nhà sạch sẽ, gọn gàng, thoáng mát giữa vườn, đầy cây trái ông Thọ trồng, rau củ bà Hồng chăm.
Bà vui vẻ, mẫu mực, luôn nở nụ cười trung hậu đảm đang, còn ông thì kể thêm về công ơn của bà từng chịu thương, chịu khó nuôi các con trong sự hồi hộp lo lắng, người chồng ở chiến trận từng ngày, từng giờ của những cuộc kháng chiến bảo vệ Tổ quốc
Chiến công trong 40 năm của ông có nhiều lắm; Thi bà cũng có bấy nhiêu sự hy sinh thầm lặng. Cuối năm 2015, Bà Hồng qua đời vì bệnh hiểm nghèo.
Ông bà có 4 con trai, 9 cháu, 3 chắt. Trong số đó có một con trai theo nghiệp bố làm bộ đội Hải Quân và 2 con làm ngành công an cũng đã nghỉ hưu.
Ông có vô vàn những kỷ niệm vui buồn. Từng tập bắn súng, tập lặn, tập bơi...có chặng bơi dài trên 10km vùng sông nước... Ngoài sự đóng góp cho thắng lợi cùng quân dân ở Điện Biên Phủ. Ông còn nhiều trận đánh trực tiếp với quân thù trên biển cả mênh mông. Ông nhớ mãi nhiều đồng đội đã ngã xuống vì Tổ quốc thân yêu.
Trong số những tấm Huân, Huy chương được Nhà nước trao tặng Ông Thọ thích nhất là đã được đến tất cả vùng biển và Đảo của Tổ quốc từ Bắc Chí Nam. Nhưng kỷ niệm lớn nhất là chính ông được lái 2 con tàu (130 + 132HQ) gộp lại đưa Bác Hồ thăm quan Vịnh Hạ Long tháng 6/1961. Khi Bác Hồ rời tàu ông Thọ được nghe Bác nói với cán bộ, chiến sỹ Hải Quân để ông nhớ suốt đời:
“Ngày trước ta chỉ có đêm và rừng,
Ngày nay ta có ngày, có trời, có biển
Bờ biển ta dài, tươi đẹp - Ta phải biết giữ gìn lấy nó”
Trái tim người lính