- Tiếng quê mình còn kha khá , tiếng Kẻ Phúc nặng như đá đeo ..???
Những du khách phương xa đến làng tôi nghe các ông bà già nói chuyện thì bảo giống Âm ngữ Xứ Thanh . Tôi cũng từng sống ở Xứ Thanh nhiều năm nhưng tôi thấy không đúng ,tôi xin đưa một số Âm ngữ làm ví dụ . Thứ nhất âm ngữ làng tôi không có dấu hỏi ( ?)mà toàn là dấu ngã . Bởi vậy nghe rất buồn cười như: - Bác dắt xe vào sân , đừng “đễ xe ỡ ngoài cỗng ạ” ( từ phổ thông là : đừng để xe ở ngoài cổng ạ)
- Khỗ quá , nói mãi chã nghe ( Khổ quá , nói mãi chả nghe )
Ngoài phát âm sai dấu thì Âm ngữ làng tôi cũng không tròn tiếng với một số âm tiết. Vì thế nếu khách xa đến chơi sẽ được nghe những câu như :
- Ông cháu đang ngoài ”đềnh làng “ạ ( Đình làng )
- Bác đưa em cất giúp cái noén “ cái nón “
Ngoài ra còn ngọng giữa L và N nữa , tất cả đều L thành N tất . Phát âm sai không phải là xấu , nhưng tình trạng : “ Gái làng Phúc xinh và đảm , nhưng nói ( phát âm ) chán quá “ . Đó là câu nói của các chàng trai làng khác khi đến làm quen tìm hiểu gái làng tôi .
Khi còn nhỏ chúng tôi cũng hỏi ông bà , bố mẹ sao làng bên cùng xã , chỉ cách một con đường mà tiếng nói lại rất khác ? Các cụ bảo tại làng ta uống chung nguồn nước . Lớn lên tôi thấy không phải là thế , mà do các thế hệ làng tôi từ trong bào thai , sinh ra và lớn lên đã nghe và tiếp thu tiếng cha mẹ rồi vì thế sẽ phát âm không chuẩn theo bố mẹ , ông bà . Thế hệ trẻ sinh sau rất may đã được các thầy cô giáo bậc Mầm non, Tiểu học rèn luyện lên tiếng cũng phổ thông hơn . Nhưng dù là ngọng , là sai âm ngữ thì vẫn là thương hiệu Kẻ Phúc quê tôi . Để Xứ Đoài mãi mãi lưu truyền : “ Tiếng Kẻ Phúc nặng như đá đeo “.
Bản thân tôi đã đi ra ngoài lũy tre làng mấy chục năm , nhưng khi giao tiếp quanh vùng họ vẫn nhận ra tôi quê hương Kẻ Phúc
Chuyện làng quê