“Những chàng trai Hà Nội
Gót mòn mưa thẫm rơi...”
Câu thơ gợi nhớ một thời oanh liệt, sự cống hiến sức trẻ của lực lượng thanh niên thủ đô trong cuộc chiến tranh vệ quốc. Trích trong bài MƯA của tác giả Nguyễn Thế.
Nếu ai đã từng đọc tác phẩm DŨNG CẢM nổi tiếng của Nga sẽ hiểu Mưa của nhà thơ Nguyễn Thế một cách sâu sắc hơn. Chỉ khổ đầu của bài thơ ta đã gặp năm từ “mưa” trên bốn câu thơ vẫn tính trữ tình. Đã được tác giả nhân hóa khi biết “thì thầm” khi biết “nhắc” nhở. Mưa trên phố mưa nơi quê nhà, mưa nơi ấy có tình thương, có nỗi nhớ của tuổi mười tám đôi mươi đầy khát khao, ước vọng.
"Mưa... mưa rơi đều trên phố
Hạt mưa thẫm ướt vai
Mưa thầm thì nỗi nhớ
Nhắc ta nhớ mưa hoài..."
Đêm mưa đã theo anh vào chiến trường. Mới đấy thôi nhưng đã hơn 40 năm rồi. Những người trai Hà Thành còn hồn nhiên, sôi nổi còn trẻ trung đầy ước vọng. Đã dầm mình trong mưa ngày đêm chiến đấu với quân thù bảo vệ đất nước. Đánh đuổi bọn diệt chủng Pol Pot đem lại hòa bình cho nước bạn và cũng là giũ yên bờ cõi nước ta. Mọi khó khăn gian khổ của người chiến sĩ trẻ nơi "chiến hào trộn nước, hòa với cơm ướt rơi" .Không nhẹ nhàng thư thái, không "thì thầm bên tai" không "ướt đẫm bờ vai" người thương nữa:
"Mưa... vào mùa mưa lần trước
Bốn mươi năm dạo ấy
Bên chiến hào trộn nước
Hoà với cơm ướt rơi..."
Ai đã từng qua chiến trường K mới hiểu nỗi khó khăn gian khổ và sự khắc nghiệt của khí hậu nơi ấy. Nắng thì như bốc hết nước trong lòng hồ ném lên trời. Cả một vùng khô trắng. Khát và khát. Nhiều chiến sĩ của chúng ta khát đến khô kiệt mà chết..... nhưng mưa thì cũng khủng khiếp hơn. Người chiến sĩ không lúc nào được khô ráo. Hầm hào lúc nào cũng ngập nước. Mưa khắp nơi, "mưa như thác đổ" . Mưa nhiều quá mưa thành kẻ thù của các chiến sĩ trên trận tuyến. Mưa không ngăn bước quân thù. Chúng lợi dụng địa hình và thiên nhiên khắc nghiệt để tiến quân nên những chiến sĩ của chúng ta vô cùng vất vả vẫn phải ngày đêm chiến đấu trong mưa bom bão đạn và mưa trời.
Làm sao quên được được những trận mưa ấy. Nước mưa và máu của mình của bạn đã "loang thấm chỗ tôi ngồi"
"Mưa... những hạt mưa khắp nơi
Trong chiều mưa thác đổ
Đã loang máu bạn tôi
Thấm ướt chỗ tôi ngồi..."
Mới đấy thôi. Khi cơn mưa lần trước ấy mà đến nay đã ngọt nửa thế kỷ. Những ai từng đi qua chiến tranh, từng đi qua những mùa mưa biên giới. Chắc không thể nào quên rồi những cơn mưa hung dữ và tàn nhẫn thời chiến tranh!
Ai còn nhớ hay đã quên và ai ơi có biết đã bao nhiêu người:
" Hòa cùng cây cùng đất"
Trong miền biên giới xa xôi. Không bao giờ trở về và may mắn trở về để hoài niệm một mùa mưa biên giới.
"Mưa... cơn mưa mùa biên giới
Vẫn in dấu bao người
Hoà cùng cây cùng đất
Còn mãi đó không về..."
Nếu như mưa ở khổ đầu là những hạt mưa "ướt vai thì thầm nỗi nhớ" Thì mưa ở khổ thơ cuối được tác giả hỏi: "Có còn nhớ chúng tôi" những người trai trẻ đã từng giã quê hương lên đường đánh giặc, bảo vệ non sông đất nước; những chàng trai, những sinh viên Đáng lẽ đứng trên giảng đường học tập đem tri thức phục vụ quê hương yêu giấu phải xếp bút nghiên lên đường đánh giặc. Những người trai anh hùng Hà Nội năm xưa .Trở về mãi không quên sự khốc liệt của chiến trường của thời tiết và chẳng bao giờ quên những trận mưa biên niới năm ấy:
"Mưa... hạt mưa bao mùa ấy
Có còn nhớ chúng tôi
Những chàng trai Hà Nội
Gót mòn mưa thẫm rơi."
Bài thơ MƯA được tác giả sử dụng từ 15 từ mưa nhưng không hề nhàm chán. Cho ta cảm giác mưa dập dồn mãi không thôi khi mùa mưa biên giới đến. Mỗi một từ mưa trong mỗi câu thơ ghi dấu thời gian, đều mang dấu ấn của lịch sử. Cho ta hiểu Mưa của từng giai đoạn đời người đã đi qua.
Nhờ tiếp cận với văn thơ thì không từng trải qua cũng hiểu phần nào nỗi lòng tác giả khi nhìn mưa trên phố. Hoài niệm về mùa mưa biên giới đầy khó khăn gian khổ và bị thương khi nhớ tới những đồng đội, người mất người còn. Xót xa và đau thương quá.
Cảm ơn tác giả với tác phẩm MƯA rất hay, cho ta cảm nhận như thấy mình đang dầm trong mưa lạnh để nghe tiếng "thì thầm nỗi nhớ"
Lời bình: Hoa Đỗ
...............
MƯA !
Mưa...mưa rơi đều trên phố
Hạt mưa thẫm ướt vai
Mưa thầm thì nỗi nhớ
Nhắc ta nhớ mưa hoài...
Mưa...vào mùa mưa lần trước
Bốn mươi năm dạo ấy
Bên chiến hào trộn nước
Hoà với cơm ướt rơi...
Mưa...những hạt mưa khắp nơi
Trong chiều mưa thác đổ
Đã loang máu bạn tôi
Thấm ướt chỗ tôi ngồi...
Mưa... cơn mưa mùa biên giới
Vẫn in dấu bao người
Hoà cùng cây cùng đất
Còn mãi đó không về...
Mưa... hạt mưa bao mùa ấy
Có còn nhớ chúng tôi
Những chàng trai Hà Nội
Gót mòn mưa thẫm rơi
Hà Nội 8/7/2018
Chuyện Làng quê