Tối ni xem truyền hình 24h phiên cuối năm/ kênh VTV1, thấy tin ở Hà Nội, nhiều người các nơi khác về đây, đóng giả vô gia cư. Mấy ngày gần Tết Dương lịch họ làm môn đồ Cái Bang. Quang cảnh này khó nhìn quá nên các ngành chức năng phải vất vả đi “mời” họ về.
Thì ra họ đều có nhà cửa, gia cảnh đàng hoàng không đến nổi nào để gia nhập vào Cái bang. Biện pháp rất “hợp tình- hợp lý” là kiểm điểm nhẹ nhàng rồi trả họ về cho địa phương quản lý, hihi...
- Tại sao thích đi làm cái bang?
Lịch sử bang hội Cái Bang đã ra đời do ngài Hồng Tứ Hải: người sáng lập Cái Bang và là bang chủ đầu tiên. Dần dần Cái Bang lớn mạnh truyền sang cho Quách Nham bang chủ đời thứ 2. Tuần tự như thế gậy đánh chó (đả cẩu bổng) trao qua các đời Kim Lão Đại bangchủ đời thứ 3, Hàn Khổi bang chủ đời thứ 4 v.v. Đến Uông Kiếm Thông bang chủ đời thứ 7 chính là sư phụ của Kiều Phong.
Cái Bang là một bang phái có thật từ thời nhà Đường. Người có công đầu trong việc xây dựng hình tượng bang phái này là Hồng Thất Công. Theo các tư liệu võ hiệp thì Cái Bang là một bang phái của khắp cả nước. Trong hiện thực, đệ tử môn phái này không đói nghèo như ta hay suy nghĩ. Trong tiểu thuyết của Kim Dung, Cái Bang là đệ nhất bang, xưng hùng xưng bá cùng với các môn phái Thiếu Lâm, Võ Đang, Nga My...
Các đệ tử Cái Bang được chia theo đẳng cấp cụ thể. Mới gia nhập là cấp 1 (đệ tử cấp 1 túi) rồi từ từ theo công lao, thời gian mà thăng lên đến 2, 3, 4..Cấp bậc cao nhất là trưởng lão 8- 9 túi, rồi trên nữa mới là là Phó Bang Chủ và Bang chủ. Họ đều được đưa ra tập thể góp ý và nhận xét tư cách, bản lĩnh, đạo đức như trường hợp của Kiều Phong. Không phải cha truyền cho con hay sư phụ truyền cho đệ tử.
Do đó vị Bang chủ Cái Bang được quần hào trọng vọng. Ông nắm trong tay sinh mạng của hàng vạn đệ tử nên có thể chi phối hầu hết các lực lượng võ lâm chánh phái cùng với ma giáo. Môn phái Thiếu Lâm là lãnh tụ võ lâm Trung Nguyên được ví với Thái Sơn, thì Cái bang là Bắc Đẩu của võ lâm. Khi làm đến Bang chủ tất nhiên sẽ giàu có, nhiều vợ và các nàng hầu xinh đẹp.
Như cỡ đệ tử 7 túi đã sung sướng rồi vì đệ tử 7 túi thường giữ chức vụ trưởng phân đà ở 1 thành, kế đến là dệ tự sáu túi, năm túi, bốn túi, ba túi, hai túi, một túi và đệ tử không có túi nào. Dưới thời Bắc Tống, ngoài Tứ Đại Trưởng Lão Cái Bang (bốn vị) còn có 2 vị trưởng lão là Truyền Công, Chấp Pháp nữa. Qua thời Nam Tống các vị trưởng lão Cái bang lại chia ra 2 phe: phe Áo Dơ (Ô Y) và phe Áo Sạch (Tịnh Y). Cũng vì họ tranh giành đánh nhau luôn, nên chỉ còn 4 vị. Đến thời nhà Nguyên và nhà Minh chỉ còn 2 vị lãnh đạo cao nhất là Trưởng Bát Long Đầu và Trưởng Bảng Long Đầu.
Cái Bang đi đến đâu cũng có thể thấy ăn mày. Phần lớn đệ tử của Cái bang đã làm cho Cái bang trở thành môn phái mạnh nhất vì nó được coi là "tai mắt của thiên hạ". Theo lời kể của Hồng Thất Công thì Cái Bang vì vậy có lịch sử khá lâu đời. Khoảng vào thời Đường sau khi Thiếu Lâm khai môn lập phái, vị Tổ Sư Cái bang cũng mở bang phái cùng với 18 chiêu Hàng Long thập bát chưởng. Còn Đả cẩu bổng pháp thì chưa hoàn thiện, truyền qua đến đời thứ 3 vị Bang chủ này mới thêm vào cho đủ 36 chiêu hoàn chỉnh.
Thời cực thịnh của Cái bang là lúc Tiêu Phong tiếp nhiệm Cái bang. Ông là vị Bang Chủ tài ba nhất của Cái Bang với bao nhiêu công trạng to lớn lập được cho võ lâm Trung Nguyên và triều đình Đại Tống. Nhưng số Tiêu Phong bị đoản mạng, Cái Bang như rắn mất đầu chẳng còn oai phong như khi xưa. Sau Hồng Thất Công là Hoàng Dung vị Bang chủ nữ đầu tiên của Cái Bang từ khi lập bang (người thứ hai là Sử Hồng Thạch) và Lỗ Hữu Cước, Gia Luật Tề thay nhau tiếp nhiệm. Đến khi thành Tương Dương thất thủ, Quách Tỉnh và Hoàng Dung chết, Cái bang càng lúc càng suy vi.