link tải gowin99 mới nhất

Lục tỉnh Nam Kỳ khói lửa (Tiểu thuyết Lịch sử) - Kỳ 10

Trân trọng giới thiệu tiếp với bạn đọc Tiểu thuyết lịch sử “Lục tỉnh Nam Kỳ khói lửa” của PGS TS Cao Văn Liên do NXB Hồng Đức ấn hành năm 2024.

Kỳ  10.

IV.

Mùa xuân năm 1861, toàn xứ miền Đông Nam Bộ nói chung và Biên Hòa nói riêng chìm trong màu xanh của bạt ngàn cây lá. Dòng sông Đồng Nai vẫn cuồn cuộn đổ nước về Đông. Những cây cổ thụ hàng trăm năm tuổi phơi mình dưới nắng sương mà trường thọ. Những ngôi chùa cổ kính chìm trong mây trắng trên đỉnh núi Chứa Chan, tiếng chuông chùa mỗi chiều vang vọng lan xa trong nỗi buồn nhân thế.

  Chìm trong sắc xanh của cây lá, thành Biên Hòa vuông vức vươn lên mang sắc màu nâu đỏ của đá ong xây tường. Trong thành, tại dinh của quan đầu tỉnh, trong căn phòng rộng, Tuần phủ Nguyễn Đức Hoàn đang ngồi đàm đạo với quan Án sát Lê Khắc Cần. Sau khi hai người cạn một ly trà, Tuần phủ Nguyễn Đức Hoàn nói:

-Theo tin báo về là Đại Đồn Chí Hòa đã thất thủ, Tổng thống quân vụ Gia Định Nguyễn Tri Phương bị trọng thương và đã lui quân. Tình hình Biên Hòa của ta thật là nguy ngập, nay mai quân giặc sẽ tấn công thành. Án sát có kế gì hay để phòng thủ không?

  Lê Khắc Cần đáp:

-Bẩm Tuần phủ, năm 1837 vua Minh Mệnh đã cho xây lại thành kiểu vô băng của Pháp, chất liệu bằng đá ong đỏ, chu vi rộng lớn, khoảng 1.645m, thành dầy 4,2m, tường cao, chung quanh có hào rộng  6,96m. Thành dầy kiên cố có thể chống lại được cuộc tấn công của Pháp.

  Nguyễn Đức Hoàn nói:

-Kiên cố sao cho bằng Đại Đồn của Nguyễn Tri Phương mà cũng thất thủ. Đại bác quân Pháp quá lợi hại. Tôi cũng đã ra lệnh đặt thêm hàng chục khẩu thần công lên mặt thành, Án sát đã hoàn thành chưa?

-Dạ, đã hoàn thành, bốn mặt thành đã đặt 100 khẩu rồi ạ.

-Để ngăn tàu chiến Pháp, không cho chúng tiến lại gần vừa tầm bắn đại bác vào thành, tôi đã ra lệnh xây dựng đập dưới sông Đồng Nai, không biết đã hoàn thành chưa?

-Dạ, bẩm Tuần phủ, chúng ta đã huy động quân và dân xây dựng một cản gỗ và một đê cản bằng đá chặn tàu Pháp từ sông Bến Nghé vào sông Đồng Nai. Bên ngoài cản còn có nhiều thuyền con chở đầy thuốc nổ sẵn sàng đánh chìm tàu giặc bằng hỏa công. Trên bờ các sông còn có các đồn đặt thần công để nhả đạn vào tàu pháp.

  Tuần phủ Nguyễn Đức Hoàn hài lòng:

-Vậy là tốt, chúng ta phải chặn giặc từ xa, không cho tàu chúng lại gần bắn đại bác vào thành, hạn chế hỏa lực của chúng.

  Hai quan đầu tỉnh lại uống tiếp một lượt trà nữa.

  Trong khi đó, trong Tổng hành dinh của Pháp tại Sài Gòn, tướng Luis Bonard đang họp với thiếu tá Comtơ, trung tá Đômenếch Đi egô, đại tá Lơbơri và chủ tỉnh Rônommexơ. Những cốc rượu săm pa nhơ đỏ như máu được rót ra. Luis Bonard vừa uống rượu vừa bàn việc đánh chiếm Biên Hòa với các thuộc cấp. Bonard nói:

-Trong các nơi cần tác chiến, một là đánh chiếm Biên Hòa, thứ hai là đánh chiếm các tỉnh miền tây như Vĩnh Long, An Giang và Hà Tiên, ta quyết định đánh Biên Hòa trước để làm chủ toàn bộ miền Đông thẳng xuống Bà Rịa-Vũng Tàu, mở ra con đường thủy lớn từ biển vào sông Đồng Nai của chúng ta, thứ hai là chặn được quân Đại Nam từ Huế vào, bảo đảm an toàn cho Sài Gòn-Gia Định là Tổng hành dinh, chỗ đứng chân quan trọng của chúng ta.

  Luis Bonard vừa nói tới đó thì tình báo về báo:

-Dạ, bẩm Đô đốc, hai toán thám báo của ta, một toán đến sông Đồng Nai, một toán đến Suối Sâu, huyện Vĩnh Cửu đã bị quân Đại Nam đánh phải tháo chạy.

  Lại một tình báo khác về báo:

-Dạ bẩm Đô đốc, đội do thám của ta đi đến ấp Bình Chuẩn thì bị Đề đốc Đại Nam là Lê Quang Tiến đánh nên đành tháo chạy.

  Luis Bonard tức giận:

-Thuộc cấp đâu.

-Dạ.

-Đem tối hậu thư này đến cho Tuần phủ Biên Hòa là Nguyễn Đức Hoàn ngay lập tức phải mở cửa thành đầu hàng.

-Dạ, thuộc cấp tuân lệnh.

Bonard ra lệnh tiếp:

-Thiếu tá Comtơ.

-Có thuộc cấp.

-Thiếu tá chỉ huy bộ binh Tây Ban Nha, đem theo pháo binh tiến theo đường bộ đánh vào phía nam thành Biên Hòa.

-Thuộc cấp tuân lệnh.

-Trung tá Đômenếch Diegô

-Có thuộc cấp.

-Trung tá hãy chỉ huy một đại đội thủy quân lục chiến Tây Ban NJha và một đại đội kỵ binh Pháp, đem theo hai đại bác bốn nòng đánh vào phía đông thành Biên Hòa.

-Thuộc cấp tuân lệnh.

-Đại tá Lơbơri.

-Có thuộc cấp.

-Đại tá chỉ huy hai đại đội thủy quân lục chiến tấn công từ phía bắc vào thành Biên Hòa.

-Thuộc cấp tuân lệnh.

-Chủ tỉnh Renômơ.

-Có thuộc cấp.

-Ngài hãy dẫn quân theo đường Gò Công Trảo Trảo đánh vào thành Biên Hòa.

-Thuộc cấp tuân lệnh.

(Còn nữa)

CVL