Hay như các bài hát “Sắng lôm” (Gửi lời theo gió), lời cổ và tác phẩm “Hạn khuống” lối diễn xướng cổ của đồng bào Thái mà chị Ban là “me tổn” (vai chính) cũng được đông đảo bà con đón nhận. Bằng giọng hát mượt mà, truyền cảm, lời bài hát đi vào lòng người, mộc mạc, gần gũi như lời kể chuyện, răn dạy con cháu điều hay, lẽ phải.
“Bài hát 'Sắng lôm' bày tỏ sự yêu thương của các đôi trai gái, nam nữ thanh niên và lời yêu thương ấy được gửi theo gió. Bây giờ được nghe lại bài hát này do chị Ban thể hiện hay lắm, làm tôi nhớ lại ngày xưa đi làm ruộng, làm nương được nghe bài hát này xốn xang lắm, thế hệ người già rất hay nghe điệu hát này” - ông Cầm Văn Phong, ở bản Na Ngua, xã Mường Lựm, huyện Yên Châu, tỉnh Sơn La cho biết.
Nghệ nhân Lò Thị Ban sinh ra và lớn lên trong một gia đình truyền thống gowin99 Thái, có bà, mẹ và các chị đều là những người yêu thích các làn điệu dân ca. Từ nhỏ tiếng hát ru của bà, của mẹ đã thấm sâu trong con người chị. Năm 12 tuổi, chị Ban đã theo mẹ tham gia hát dân ca tại các lễ hội trong vùng và các phong trào văn hoá, văn nghệ ở địa phương. Trải qua nhiều năm tự rèn dũa, học tập và qua các hội diễn văn nghệ trong tỉnh và khu vực, chị càng được bà con, đồng bào yêu mến bởi giọng hát truyền cảm, ngọt ngào, trong trẻo mang đậm nét văn hoá Thái.
Không chỉ thể hiện dân ca cổ của đồng bào Thái, nghệ nhân Lò Thị Ban còn thể hiện các làn điệu dân ca đệm nhạc cụ dân tộc như đệm khèn bè, sáo trúc, nhị... Phức tạp nhất là đệm sáo (pí tam lay) - loại sáo làm bằng cây loi nối các đoạn với nhau thành một đoạn sáo dài. Loại sáo này người hát rất khó theo, chỉ người có chất giọng cao và điêu luyện mới có thể hát đệm theo sáo. Được các nghệ nhân có kinh nghiệm truyền dạy, chị Ban là một trong những học trò xuất sắc còn duy trì được điệu hát dân ca “long tông” của đồng bào Thái - một điệu hát đòi hỏi kỹ thuật luyến láy mà không nhiều nghệ nhân thể hiện thành công. Không những vậy, chị còn sáng tạo ra cách thể hiện mới hơn, phù hợp với cuộc sống hiện tại của đồng bào. “Hát dân ca có rất nhiều điệu hát, hát cổ, giọng dân ca cổ, phải có nhạc cụ đệm cho phù hợp, như hát 'long tông' thường là hát giao duyên. Ngày nay hát dân ca Thái thường đệm với khèn bè, sáo, nhị” - nghệ nhân Lò Thị Ban chia sẻ.
Đam mê, nhiệt tình với phong trào văn hoá, văn nghệ ở địa phương, nhiều năm liền nghệ nhân Lò Thị Ban được bà con bản Hìn tín nhiệm bầu làm Đội trưởng Đội văn nghệ của bản. Trăn trở về văn hoá dân tộc dần dần bị mai một, đặc biệt là các làn điệu dân ca Thái, chị đã tích cực tham gia Câu lạc bộ Bảo tồn gowin99 Thái của bản, cùng Ban Chủ nhiệm câu lạc bộ nỗ lực truyền dạy cho bà con hội viên và nhân dân, con em trong bản.
Bà Tòng Thị Mai, Bí thư chi bộ kiêm trưởng bản Hìn, phường Chiềng An, thành phố Sơn La cho biết: “Từ khi thành lập, Câu lạc bộ Bảo tồn văn hoá Thái, trong đó có đóng góp của nghệ nhân Lò Thị Ban đã tập hợp được nhiều thành viên yêu thích văn hoá, văn nghệ trong bản tham gia, cùng nhau học hát, học múa. Thời gian tới, mong chị Ban sẽ phát huy được năng khiếu của mình, truyền dạy cho thế hệ trẻ gìn giữ và phát huy bản sắc văn hoá của dân tộc mình để các điệu hát dân ca Thái không bị mai một”.
Bằng nhiệt huyết đam mê của mình, nghệ nhân Lò Thị Ban đã đạt nhiều giải thưởng trong các hội diễn văn nghệ quần chúng. Cá nhân chị được trao tặng nhiều giấy khen, bằng khen của tỉnh Sơn La và các cấp vì đã có nhiều đóng góp vào sự nghiệp bảo tồn và phát huy giá trị văn hoá dân tộc. Năm vừa qua, chị vinh dự được Nhà hát Việt Bắc, Đoàn ca múa nhạc Sơn La mời đi truyền dạy hát dân ca Thái cho các nghệ sĩ, ca sĩ. Với nghệ nhân Lò Thị Ban, chị sẽ tiếp tục dành nhiều tâm huyết để truyền dạy cho thế hệ trẻ, với niềm mong mỏi lớn nhất là làn điệu dân ca sẽ còn mãi với thời gian. “Tôi sẽ tích cực dành nhiều thời gian để truyền dạy cho thế hệ trẻ học hát dân ca Thái, trong đó có cả chị em trong Câu lạc bộ Bảo tồn văn hoá Thái của bản. Tôi mong các chị biết để sau này truyền dạy cho con cháu mình” - nghệ nhân Lò Thị Ban bày tỏ.