link tải gowin99 mới nhất

Linh ứng sấm Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm - Hiền tài siêu phàm của nước Việt: Bài 2: Bốn thế lực phong kiến đối nghịch nhau đều tuân theo lời khuyên của Trạng Trình

Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm là một trong những nhân tài của nước ta thời phong kiến. Tài năng của ông khiến các thế lực cầm quyền khi đó phải nể phục. Nhiều người tìm đến ông để xin lời khuyên về thế sự.
ng-b-khiem-1634612519.jpg
Khu di tích đền thờ Nguyễn Bỉnh Khiêm tại Hải Phòng. Nguồn: Internet.

 

Trong bài “Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm - Nhà thông thái, nhà thơ lớn” trên tờ cand.com.vn phát ngày 3/1/2016  cho rằng: “Có thể nói ở thế kỷ 16, Nguyễn Bỉnh Khiêm là nhà triết học lớn của Việt Nam. Với sự uyên thâm, ông được triều đình nhà Mạc và sĩ phu đương thời phong là Trình tuyền hầu, tức là một vị Hầu tước khơi nguồn dòng suối triết học của họ Trình (tức Trình Di, Trình Hiện - hai nhà triết học khai phá ra phái Lạc Dương của Tống Nho), nhân dân gọi ông là Trạng Trình. Tuy vậy, triết học của ông là triết học đã được  biểu hiện trong thơ như sự gợi ý mách bảo của cuộc sống thực tiễn. Ông chắt lọc từ trong nhận thức triết học thu lượm được, phép biện chứng nhìn bên ngoài có vẻ như thô sơ để giải đáp nhiều hiện tượng tự nhiên và gowin99 nảy sinh ở quanh mình. Trong thơ ông, ngoài mặt triết lý nhân sinh, nổi bật lên những suy ngẫm chiêm nghiệm, đúc kết như muốn vươn lên khái quát ‘luật’ đời bằng những phạm trù triết học”.

Nguyễn Bỉnh Khiêm có nhiều đóng góp cho dân tộc trên nhiều lĩnh vực chính trị, gowin99 , giáo dục... Tương truyền, ông là người đã đưa ra lời khuyên góp phần quyết định vận mệnh của 4 thế lực (dòng họ) phong kiến lúc bấy giờ thoát khỏi khó khăn, vận hạn, gồm nhà Hậu Lê, nhà Mạc, chúa Trịnh và chúa Nguyễn.

Trước hết, đối với nhà Mạc, đến triều vua Mạc Mậu Hợp, năm Diên Thành thứ 8 (1585), tức năm Ất Dậu tháng 11 thì ông lâm bệnh. Lúc này tình hình nhà Mạc đã quá suy yếu, vua Mạc Mậu Hợp sai sứ đến gặp Trạng Trình vấn an và hỏi về quốc sự. Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm chỉ trả lời rằng: "Tha nhựt quốc hữu sự cố, Cao Bằng tiểu địa, sổ thế khả duyên". Nghĩa là: Sau này quốc gia hữu sự thì đất Cao Bằng tuy nhỏ bé cũng có thể dung thân được vài đời. Trước khi ông mất, nhà Mạc xin ý kiến tồn tại thế nào, Nguyễn Bỉnh Khiêm đọc hai câu thơ: "Cao Bằng tàng tại - tam đại tồn cô" (nghĩa rằng rút về đất Cao Bằng thì sẽ tồn tại thêm được ba đời nữa). Quả nhiên, điều này đúng.

Bảy năm sau, năm Quang Hưng thứ 15 (1592), Trịnh Tùng (Nam Triều) tổng tấn công thành Thăng Long, triều Mạc (Bắc Triều) sụp đổ. Trịnh Tùng  rước vua Lê Thế Tông từ kinh đô kháng chiến Vạn Lại – An Trường (Thọ Xuân - Thanh Hóa) trở về thành Thăng Long nhưng mọi quyền bính do chúa Trịnh sắp đặt.

Theo lời khuyên của Trạng Trình, con cháu nhà Mạc chạy lên Cao Bằng cố thủ, dựa vào địa thế núi rừng hiểm trở để xây dựng căn cứ, chọn Na Lữ, xã Hoàng Tung (Hòa An ngày nay) là đế đô, vương phủ ở Cao Bình, xã Hưng Đạo (Thành phố Cao Bằng ngày nay). Nhà Mạc ở Cao Bằng 84 năm (1593 - 1677) trải qua ba đời vua: Mạc Kính Cung (1593 - 1625), Mạc Kính Khoan (1625 - 1638), Mạc Kính Vũ (1638 - 1677). Năm Vĩnh Trị thứ 2 thời vua Mạc Kính Vũ (1677) bị quân Lê - Trịnh do tướng Đinh Văn Tả chỉ huy đánh dẹp nhà Mạc, chấm dứt nội chiến Nam  - Bắc Triều.

Theo nghiên cứu mới nhất thì Mạc Kính Vũ đã bí mật rời Cao Bằng về ẩn cư tại đồi thôn Diệm Xuân làm nơi mai danh ẩn tích, xuất gia xây chùa Trống (hay còn gọi là chùa Diệm Xuân) quy y nơi cửa Phật và mất tại đây vào năm nào chưa xác định được, chứ không phải chạy sang Long Châu (Trung Quốc) hoặc nhảy xuống sông tự vẫn như có tài liệu và sách đã viết.

Khảo sát thực địa gần đây nhất giữa chúng tôi và cán bộ Phòng gowin99 thông tin huyện Vĩnh Tường (Vĩnh Phúc) vào tháng 1/2021 cho thấy, tại đồi thôn Diệm Xuân, xã Việt Xuân, huyện Vĩnh Tường, là vùng đỉnh đầu của tam giác châu thổ Bắc Bộ, có 3 ngôi mộ cổ mà truyền ngôn và dân chúng nơi đây cho rằng là các mộ của Mạc Kính Vũ, Hoàng tử Nguyễn Hữu Nhẫn  {cháu nội vua Mạc Kính Vũ - con trai Thái tử Nguyễn Hữu Pháp (phải đổi họ Mạc thành họ Nguyễn để tránh bị truy sát)} và Công chúa Mac Chính Lan. Trong đó, ngôi mộ được cho là Mạc Kính Vũ tương truyền sau khi mất, ông được mai táng ở khu vực vườn sau chùa Trống, hiện vẫn còn. Trớ trêu thay, từ năm 2012, xảy ra tranh chấp ngôi mộ này giữa dòng họ Nguyễn Chùa gốc Mạc và dòng họ Nguyễn Đình không phải gốc Mạc kéo dài cho tới nay mà chính quyền sở tại lúng túng chưa giải quyết phân xử thuộc dòng họ nào.

nha-mac13-1634617086.jpg

Tác giả bài viết thắp hương ngôi mộ cổ sáng 14/1/2021 ở phía sau chùa Diệm Xuân hay còn gọi là chùa Trống (Xuân Sơn tự) tại thôn Diệm Xuân, xã Việt Xuân, huyện Vĩnh Tường, tỉnh Vĩnh Phúc đang tranh chấp giữa dòng họ Nguyễn Đình không phải gốc Mạc và dòng họ Nguyễn Chùa gốc Mạc mà truyền ngôn cho là mộ vua Mạc Kính Vũ. Ảnh: Nguyễn Tiến Dũng

Đối với thế lực Lê - Trịnh, khi vua Lê Trung Tông băng hà Ngày 24 tháng 1 năm Bính Thìn (1556), không có con nối dõi, Trịnh Kiểm định thay ngôi nhà Lê nhưng còn sợ dư luận nên sai người đến hỏi Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm. Ông nói với chú tiểu, nhưng thực ra là nói với bề tôi họ Trịnh: "Giữ chùa thờ Phật thì ăn oản" (ý nói giữ là bề tôi của các vua Lê thì lợi hơn), nếu tự ý phế lập sẽ dẫn đến binh đao.

Trịnh Kiểm nghe theo lời khuyên của Nguyễn Bỉnh Khiêm, sai người tìm người tôn thất nhà Lê thuộc chi Lê Trừ (anh Lê Lợi) đưa lên ngôi , tức là vua Lê Anh Tông vào ngôi năm 1556. Lời khuyên đó đã giúp cơ nghiệp nhà Hậu Lê tiếp tục được giữ vững đến tận năm 1788. Nhà Trịnh dù không chính thức ngồi lên ngôi báu nhưng nắm được thực quyền trong tay.  Nhân dân cũng tránh khỏi những đợt can qua "nồi da nấu thịt", chiến tranh chia lìa. Cơ chế “Vua lê- Chúa Trịnh” cầm quyền ở Đàng Ngoài, với danh nghĩa chúa Trịnh vẫn tôn phò nhà Lê tồn tại tới hơn 200 năm. Bởi thế mới có câu: "Lê tồn Trịnh tại, Lê bại Trịnh vong".

Còn đối với dòng họ Nguyễn, năm 1545, Vua Lê Trang Tông phong Trịnh Kiểm, chồng của Nguyễn Thị Ngọc Bảo là con gái  của Nguyễn Kim (chị ruột Nguyễn Hoàng) làm Thái sư. Họa vô đơn chí trong cùng một năm, trước là cha (Nguyễn Kim - công thần phục quốc của triều Lê Trung Hưng bị Dương Chấp Nhất vốn là hàng tướng nhà Mạc đầu độc chết, tiếp đến Nguyễn Uông là anh cũng bị chết). Cái chết của người anh cả của Nguyễn Hoàng là Tả tướng Lãng quận công Nguyễn Uông  vẫn còn nhiều tồn nghi nhưng dư luận đương thời cũng như truyền ngôn và có những tài liệu, sách báo cho rằng đương kiêm Thái sư Trịnh Kiểm giết chết, vì sợ bị Nguyễn Uông đòi kế thừa quyền lực từ cha đẻ là Nguyễn Kim. Hơn nữa, Nguyễn Hoàng  mới lập được chiến công, được phong làm Đoan quận công, có thể như cái gai trước mắt đối với Thái sư Trịnh Kiểm. Nhận thấy sự nguy hiểm này, Nguyễn Hoàng cáo bệnh, cốt giữ mình kín đáo hơn để Trịnh Kiểm khỏi nghi ngờ.

 Sau khi bàn mưu với cậu ruột  là Nguyễn Ư Dĩ, Nguyễn Hoàng ngầm sai sứ giả tới hỏi Trạng Trình. Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm chỉ vào đàn kiến đang bò và cầm tay sứ giả dắt ra hòn non bộ bảo: “Hoành sơn nhất đái khả dĩ dung thân”. Nghĩa là một dải Hoành sơn có thể là chốn dung thân được. Hiểu được ngầm ý ấy, Nguyễn Hoàng nhờ chị gái Nguyễn Thị Ngọc Bảo xin với anh rể là Trịnh Kiểm cho vào trấn thủ đất Thuận Hóa từ đèo Ngang trở vào để tránh bị nghi ngờ tranh giành quyền lực, không bị giết như người anh cả Nguyễn Uông. Giang sơn nhà Nguyễn nhờ đó mà dựng nên ở phương Nam và được Trịnh Kiểm đồng ý. Hy vọng sẽ giữ được cơ nghiệp mãi mãi, nhà Nguyễn đã sửa câu sấm của Trạng Trình thành: “Hoành sơn nhất đái vạn đại dung thân” còn lưu truyền đến ngày nay.

Năm Mậu Ngọ (1558), Trịnh Kiểm tâu với vua Lê Anh Tông cho Nguyễn Hoàng vào trấn thủ Thuận Hóa, toàn quyền xử lý mọi việc, chỉ cần mỗi năm nộp đủ số lượng lương thực do triều đình Nam Triều quy định là được (thời Lê Trung Hưng kinh đô kháng chiến ở Vạn Lại - An Trường- Thanh Hóa. Còn Bắc Triều là nhà Mạc đóng đô ở kinh thành Thăng Long). Quan trấn thủ Thuận Hoá được mang theo gia đình, thân tín, gia tướng, quân bản bộ và các tướng lĩnh do Đoan quận công Nguyễn Hoàng toàn quyền lựa chọn, bổ nhiệm.

Từ đó, mở đất vào Nam, con cháu lập nên chúa Nguyễn, lấy sông Gianh làm giới tuyến, đến đời chúa Nguyễn Phúc Nguyên bỏ cống nạp cho “triều đình Lê - Trịnh”,  dẫn đến Trịnh – Nguyễn phân tranh mở đầu khi Trịnh Tráng đem quân đánh Nguyễn Phúc Nguyên năm 1627  kéo dài cho đến cuối thế kỷ 18 khi nhà Tây Sơn đánh đổ cả chúa Nguyễn lẫn chúa Trịnh. Nhưng sau đó, hậu duệ của chúa  Nguyễn là Nguyễn Ánh tiêu diệt nhà Tây Sơn lên làm vua năm 1802, lấy niên hiệu là Gia Long.

Lời khuyên của Trạng Trình đối với nhà Nguyễn có tầm ảnh hưởng không nhỏ đến sự hình thành địa đồ quốc gia Việt Nam hiện nay. Việc nhà Nguyễn di chuyển vào vùng Thuận Hóa tạo điều kiện mở rộng bờ cõi xuống phía Nam không chỉ cho Nguyễn Hoàng, cho Đàng trong mà là cả cho nước Việt, chính là nguyên nhân của cớ sự này thể hiện tầm nhìn chiến lược của Nguyễn Bỉnh Khiêm.

Nghe theo lời khuyên mà dân gian gọi là “sấm” Trạng Trình “Hoành sơn nhất đái khả dĩ dung thân” nhưng đến nhà Nguyễn giành được ngôi vua như nêu ở trên là muốn tồn tại muôn đời đã sửa thành “Hoành Sơn nhất đái, vạn đại dung thân” (chữ ‘khả dĩ’ thành chữ ‘vạn đại’). Lời tiên tri đó ứng nghiệm với Nhà Nguyễn tồn tại non 4 thế kỷ với 9 đời chúa và 13 đời vua (1802 -1945), đến đời Vua Bảo Đại (Nguyễn Phúc Vĩnh Thuỵ), tức là đến chữ “Đại” thì tịch (chấm dứt), chứ không phải “muôn đời” như mong muốn của nhà Nguyễn. Bảo Đại là Hoàng đế thứ 13 và là vị vua cuối cùng của triều đại phong kiến nhà Nguyễn, cũng là vị hoàng đế cuối cùng của chế độ quân chủ (phong kiến) trong lịch sử Việt Nam để chuyển sang thời đại Hồ Chí Minh. Diễn tiến lịch sử đã minh chứng linh ứng tiên tri thiên tài nói trên của Nguyễn Bỉnh Khiêm.

Chính vì vậy, Trạng Trình  Nguyễn Bỉnh Khiêm được sử sách lưu danh là nhà dự báo, mà như ngôn từ hiện nay là “hoạch định chiến lược” kỳ tài, coi ông là nhà tiên tri số một của nước Việt.

(Còn nữa)

Đón đọc Bài 3: Người Việt đầu tiên có tầm nhìn chiến lược “chủ quyền Biển Đông”