Ngắm nhìn vẻ đẹp của non nước trời mây nơi cửa biển Hoằng Trường – thương cảng Lạch Trường của những ngày xưa và ngẫm nghĩ về các lớp trầm tích gowin99
bên đôi bờ cùng những chiến công nối tiếp chiến công trên vùng đất địa linh hẳn ta sẽ thấy những tượng đài sừng sững, hiên ngang nhìn về khơi xa tựa như thể đang “ghi tạc vào đá núi” và “loang xa theo lớp lớp sóng biển khơi” những danh thơm của miền cửa biển.
Trải theo năm tháng, sông Mã quả đúng là dòng sông Mẹ huyền thoại. Lặng lẽ và cần mẫn, đêm ngày chuyên chở phù sa màu mỡ để bồi đắp, kiến tạo nên một vùng châu thổ rộng lớn và làm thành dáng vóc hình hài của xứ Thanh. Nó không chỉ là dòng sông chất đầy cá tôm; dòng sông của những kết nối giao thương mà còn là một dòng sông của thi ca nhạc họa; là dòng chảy sinh ra biết bao nền gowin99
cổ, từng tỏa sáng rực rỡ và góp phần quan trọng làm thành một nền gowin99
– văn minh Việt cổ như thể Hòa Bình, Đa Bút, Hoa Lộc, Đông Sơn. Và, trên cái dòng chảy ấy, đoạn cuối của Mã giang - cửa biển Lạch Trường nay vẫn còn hiện hữu, sừng sững lưu giữ trong mình biết bao dấu xưa của một thời vang bóng.
Dòng sông Lạch Trường chính là một đoạn cuốicủa Mã giang, khúc sông đổ ra biển. Sông Mã là con sông chung của hai nước Việt Nam và Lào. Sông bắt nguồn huyện Tuần Giáo và Điện Biên Đông (tỉnh Điện Biên), chảy theo hướng Tây Bắc - Đông Nam qua huyện sông Mã (tỉnh Sơn La), các huyện Mường Ét, Xiềng Khọ, Sốp Bau (tỉnh Hủa Phăn - Lào), huyện Mường Lát (tỉnh Thanh Hoá), huyện Mai Châu (tỉnh Hoà Bình) và các huyện Quan Hoá, Bá Thước, Cẩm Thuỷ, Vĩnh Lộc, Yên Định, Thiệu Hoá, thành phố Thanh Hoá, Hoằng Hoá, Quảng Xương, thành phốSầm Sơn (tỉnh Thanh Hóa) rồi đổ ra vịnh Bắc Bộ ở dòng chính là cửa Hới - Lạch Trào cùng hai phân lưu là sông Tào - Lạch Trường và sông Lèn - Lạch Sung. Phần chảy qua đất Lào, sông dài một trăm linh hai cây số. Phần chảy trên đất Việt Nam, sông dài bốn trăm mười cây số. Với chiều dài như thế sông Mã là hệ thống sông lớn thứ hai ở miền Bắc (sau sông Hồng) và lớn thứ tư ở Việt Nam (sau sông Mê Kông, sông Hồng và sông Đồng Nai). Người ta bảo rằng dòng Lạch Trường xưa còn có tên gọi khác là Ngu Giang hay Y Bích - đoạn từ ngã ba Tuần chảy qua Cầu Tào theo dọc các xã Hoằng Cát, Hoằng Xuyên, Hoằng Đạt, Hoằng Hà và cuối cùng là Hằng Trường để ra biển. Ngu Giang từng có thời kỳ là cửa chính của sông Mã để đổ nước ra biển và cửa biển Lạch Trường từng là một thương cảng sầm uất ngay từ những năm đầu của Công nguyên. Nhưng do một biến cố địa chất dòng chính của Mã giang bị đổi dòng. Nước không cuồn cuộn theo cửa Lạch Trường ra biển mà chảy theo lối giữa núi Hàm Rồng và núi Châu Phong về cửa Hới như bây giờ. Ngoài ra, trong dân gian, người Hoằng Hóa kể rằng, hồi thời nhà Nguyễn, có một trận lụt to, sóng lớn đãđánh đắm bè gỗ lim lớn ở cửa Tuần Ngu làm cho phù sa đổ ra biển bị chặn lại, tắc nghẽn giữa dòng khiến nước sông Ngu phải chảy theo lối cửa Hới và Lạch Trường bị hẹp lại như ngày nay.
Chúng tôi đến thương cảng Lạch Trường sầm uất một thời của người xưa vào một chiều đầu thu trong ánh hoàng hôn đang dần buông trên biển. Cửa biển vào thu trong buổi chiều hôm khá yên ả, tĩnh lặng. Bãi biển trải dài, thoai thoải, mênh mông con nước phù sa. Khi thủy triều xuống, nước rút ra biển làm hiện rõ những bãi ngao xăm xắp nước, loang loáng ánh chiều, ôm lấy những chòi canh mái lá lênh khênh cùng những con thuyền nằm im sau chuyến ra khơi hoặc dập dềnh trên mặt nước, thấp thoáng trên những con lạch gợi lên một khung cảnh rất đỗi thanh bình và thơ mộng, đẹp đến nao lòng.
Dòng Ngu Giang thủa xưa nay vẫn còn uốn lượn quanh co dưới chân dãy núi Linh Trường hùng vĩ cùng với thấp thoáng ngàn thông du dương trong gió làm thành cái thế “biển một bên và núi một bên” đầy mơ mộng, trữ tình. Xa xa, phía ngoài khơi mênh mang là hòn Nẹ, hòn Sụp xanh biếc làm thành bức bình phong sừng sững trấn giữ giữa biển khơi, che chắn cho các xóm làng yên ả và hòa cùng bóng thuyền ra lộng vào khơi giữa bốn bề nồng nàn gió biển để gợi lên trong lòng người cái cảnh sắc hữu tình non nước vừa khoáng đạt vừa an yên.
Thong thả dạo bước, sau khi dâng hương ở tượng đài chiến thắng trận đầu của Hải quân Việt Nam và chiêm bái ngôi chùa mang dáng dấp kiến trúc Khơ me rất đẹp có tên tên là chùa Bụt, chúng tôi ra bãi râu rồng dưới chân núi Bò để ngắm ráng chiều trên biển. Từ những mỏm đá nhấp nhô đang cố ngoi mình ra biển, trong gió chiều nồng nàn hương biển; phóng tầm mắt ra xa, ta bỗng thấy tâm hồn dễ trở nên sảng khoái để thoải mái, mê mải ngắm nhìn cảnh sắc biển khơi hiện lên tựa như bức tranh “Thướt tha đuôi trĩ một màu/ Nước trời một sắc, phong cảnh ba thu”. Trong cái nhìnno nê, đã đầy con mắt, bất giác ta sực nhớ đến lời tựa cho bài thơ Linh Trường Hải Khẩu của ông vua hay chữ Lê Thánh Tông khi dong thuyền từ Tây Kinh vãng cảnh chốn này mà càng thấy thấm thía bởi cặp mắt tinh đời của đức vua hay chữ: “Nhìn non ngắm nước là để ngụ cái thú của người thân, bậc trí. Bên bờ biển toàn là dãy núi xanh cao vút, những ngọn núi dựng đứng ở cửa biển, hình dáng lại càng lạ hơn. Cái hang dưới chân núi, ăn sâu mãi vào trong, thăm thẳm khôn lường. Tương truyền đó là miệng một con rồng. Bên ngoài miệng rồng lại có tảng đá, có hình thể rất lạ là mũi rồng. Dưới mũi rồng lại có tảng đá tròn là hạt châu. Đá lớn nhô ra, lõm vào là bộ râu rồng (theo Đại Việt Sử Ký toàn thư). Cảnh sắc cửa biển đẹp như thế bảo sao vùng đất Hoằng Trường chẳng là nơi địa linh của vùng đất thiêng; chẳng là nơi ngắm cảnh nổi tiếng. Đất ấy quả thật là thỏa xứng với lời tụng ca của đô đốc trấn Thanh Hoa dành cho Hoằng Hóa: “Đông Nam một cõi Thanh Hoa trấn/ Một tấc non sông, một tấc vàng" (nguyên văn chữ Hán là: Chi Hoa huyện trấn Đông Nam giới/ Nhất thốn sơn hà nhất thốn kim).
Giờ đây thương cảng Lạch Trường thủa trước với một thời sầm uất trên bến dưới thuyền, án ngữ trên tuyến đường biển huyết mạch ra Bắc vào Nam nay đã trở thành dĩ vãng; Ngu Giang không còn cuồn cuộn đưa nước về khơi như thủa sông Mã chưa đổi thay dòng nhưng Hoằng Trường vẫn còn hiện hữu với bao cảnh nước biếc non xanh, cảnh quan kỳ thú và lưu giữ trong mình không ít trầm tích gowin99 hàng ngàn năm của xứ Thanh; đồng thời cũng là một chứng nhân của lịch sử gắn với hàng loạt ký ức oai hùng của dân tộc trong trường kỳ lịch sử giữ nước hàng ngàn năm của ông cha.
Hãy còn đó, trong Bảo tàng lịch sử Quốc gia, cây đèn hình người quỳ bằng đồng (cao 40cm, dài 30cm, rộng 27cm, nặng 1,9kg) được Olov Janse - nhà khảo cổ học người Thụy Điển phát hiện trong quá trình khai quật ngôi mộ cổ ở Lạch Trường năm 1935. Cây đèn là hình một người đàn ông trong tư thế ngồi quỳ; mìnhcởi trần đóng khố; hai tay bưng đĩa đèn giơ ngang ngực; trên đầu tóc cuộn xoắn hình vỏ ốc, đeo hoa tai vàđầu vấn khăn, trang trí trước trán; đôi mắt mở to, mí mắt kéo dài, lông mày dậm và nổi cao; sống mũi cao, nhìn vẻ rất thanh tú; môi dày, miệng mỉm cười tươi. Hai vai và trên lưng có ba giá đèn uốn cong hình chữ S. Ở giữa mỗi giá đèn, trên hai đùi gần đầu gối và sau lưng bên hai hông của pho tượng có gắn thêm các pho tượng nhỏ, giống các nhạc công đang quỳ. Người đàn ông này trên cổ, ở tay có đeo vòng và ở thắt lưng cótrang trí hoa văn giống hình hoa sen. Bức tượng cây đèn tìm thấy ở Lạch Trường này là một minh chứng cho sự có mặt của con người ở nơi đây từ thủa bình minh của lịch sử đất nước. Những trang trí hoa văntrên cây đèn không chỉ cho thấy cảm quan về vũ trụ mà còn thể hiện một trình độ đúc đồng điêu luyện, khéo léo. Cây đèn ấy đến này vẫn là một hiện vật độc bản. Có thể nói nó là tiêu biểu, độc đáo và đại diện cho nghệ thuật thời kỳ cuối gowin99 Đông Sơn. Đồng thờicũng là minh chứng cho sự tồn tại sầm uất, trù phú của một thương cảng từng vang bóng một thời; một minh chứng cho mối quan hệ giao lưu, tiếp biến gowin99 của vùng đất này với các nền văn hóa khác trong khu vực ở ngay từ những năm đầu tiên Công nguyên. Có lẽ bởi những ý nghĩa lịch sử và gowin99 ấy mà ngay từ đợtcông nhận đầu tiên (năm 2012) cây đèn tượng người đàn ông quỳ ấy đã được vinh danh là Bảo vật Quốc gia.
Nếu những ngôi mộ cổ và tượng cây đèn hình người đàn ông ngồi quỳ là minh chứng vật chất về sự trù phú, phát triển của vùng đất thương cảng thì các ghi chép lịch sử về nơi đây lại cho ta thấy vị trí chiến lược quan trọng của cửa biển Lạch Trường trong trường kỳ lịch sử. Do vị trí đắc địa, án ngữ trên đường biển ra Bắc vào Nam nên cửa biển Lạch Trường là nơi đã diễn ra những trận thủy chiến ác liệt của quân dân đất Việt để bảo vệ đất nước. Điển hình là trận thủy chiến năm 1380 do Chế Bồng Nga trực tiếp đưa quân Chiêm Thành xâm lược từ biển đi vào và đã bị Hồ Quý Ly cho người đóng cọc ở cửa biển đánh cho đại bại.
Bôi bờ Lạch Trường, cảnh quan đâu chỉ trữ tình thơ mộng với non xanh nước biếc mà còn là một nơi có địa thế chiến lược quân sự đặc biệt. Lạch Trường đó không chỉ là bờ biển dài với cửa sông rộng mà còn có núi cao trên bờ, núi nhô ra biển. Cửa biển nằm trên tuyến đường hàng hải ra Bắc vào Nam. Chính cái địa thế trọng yếu ấy đã giúp cho Hoằng Trường nổi tiếngmột lần nữa trong cuộc kháng chiến chống Mỹ để bảo vệ miền Bắc, góp phần làm nên chiến thắng mùa xuân năm 1975 để thống nhất non sông.
Chẳng là vào những năm 60 của thế kỷ trước, đế quốc Mỹ và chính quyền tay sai đứng trước nguy cơ thất bại của chiến lược "chiến tranh đặc biệt" nên đã leo thang đánh phá miền Bắc bằng không quân và hải quân. Chúng ý định đưa miền Bắc "trở về thời kỳ đồ đá" nhằm chặn đường chi viện sức người, sức của cho miền Nam. Với thâm ý đó, giặc Mỹ đã gây ra sự kiện Vịnh Bắc Bộ vào ngày mùng 2 tháng 8 năm 1964 để lấy cớ và đến ngày mùng 5 tháng 8 năm 1964 chúngcho tàu chiến cùng máy bay phản lực xâm phạm vùng biển, vùng trời của miền Bắc, trong đó có Lạch Trường. Bất chấp sức mạnh của không lực và hải quân mạnh số một thế giới, nhân dân Hoằng Trường đã cùng không quân và hải quân Việt Nam dựa vào thế núi hình sông của cửa biển Lạch Trường để giáng cho kẻ thù những đòn sấm sét, đập tan uy thế của thần tượng "Sức mạnh của hải quân và không lực Hoa Kỳ" làm nên "Chiến thắng trận đầu của Hải quân nhân dân Việt Nam". Đêm ngày 31 tháng 7, rạng sáng ngày mùng 1tháng 8 năm 1964, tàu khu trục Ma Đốc của Mỹ đã tiến sâu vào vùng biển hòn Mê. Từ Lạch Trường, Biên đội tàu phóng lôi 333, 336, 339 của Hải quân Việt Nam đã tiến công, phóng ngư lôi làm tàu Ma Đốc bị thươngbuộc phải tháo vội vàng chạy ra khỏi hải phận miền Bắc. Chiến thắng này là trận đầu, mở màn cho truyền thống của những người lính khoác áo vằn cánh sóng. Vinh dự thay chiến thắng đó được ghi dấu trên cửa biển Lạch Trường, nơi Hồ Quý Ly đã từng thắng trận. Cái dấu son anh dũng, bất khuất ấy giờ đây đã thể hiệnghi nhớ bằng công trình tượng đài chiến thắng trận đầu của Hải quân nhân dân Việt Nam tại chính cửa biển Lạch Trường.
Sau thất bại Hải quân, đế quốc Mỹ điên cuồng leo thang đánh phá miền Bắc bằng không quân. Và cũng tại vùng cửa biển Lạch Trường này, tháng 10 năm 1967, các bô lão dân quân Hoằng Trường tiếp tục lập chiến công với kỳ tích bắn rơi hai máy bay Mỹ bằng súng bộ binh làm nức lòng nhân dân cả nước và bạn bè quốc tế. Đây cũng là chiếc máy bay thứ 2400 của đế quốc Mỹ rơi trên bầu trời miền Bắc. Chiến thắng này giờ đây cũng đã được ghi lại bằng tượng đài Lão dân quân Hoằng Trường dưới chân núi Linh Trường. Và sự kiện này cũng là nguồn cảm hứng chính để ca khúc “Hát mừng các cụ dân quân” của nhạc sỹ Đỗ Nhuận ra đời: “Loa vang tin khắp nơi các cụ vừa hạ rơi máy bay/ Những cây súng bộ binh rất tài, nhằm trúng, tan xác ngay giữa biển trời/ Tuổi cao chí càng cao, sẵn sàng chiến đấu, khiến quân giặc Mỹ điên đầu/ Sóng vỗ ngoài khơi khắp làng xóm mừng vui/ Ới dô trên đất này những cụ già bắn rơi máy bay/ Ới dô trên đất này những cụ già bắn rơi máy bay [...] Ai vô Thanh Hóa coi nức lòng trẻ già vui khắp nơi/ Nắng mưa các cụ đi không ngại, sườn núi nheo mắt trông giữ biển trời/ Tuổi cao chí càng cao, tay cày tay súng, bước theo truyền thống anh hùng/ Áo thấm mồ hôi nhưng lòng các cụ vui/ Ới dô bên luống cày, tóc cụ bà phất phơ gió bay/ Ới dô trong phút này, mắt cụ già vẫn canh máy bay (hay!)”.
Ngắm nhìn vẻ đẹp của non nước trời mây nơi cửa biển Hoằng Trường – thương cảng Lạch Trường của những ngày xưa và ngẫm nghĩ về các lớp trầm tích gowin99 bên đôi bờ cùng những chiến công nối tiếp chiến công trên vùng đất địa linh hẳn ta sẽ thấy những tượng đài sừng sững, hiên ngang nhìn về khơi xa tựa như thểđang “ghi tạc vào đá núi” và “loang xa theo lớp lớp sóng biển khơi” những danh thơm của miền cửa biển. Dĩ nhiên cũng không khỏi làm chộn rộn bước người về. Cửa biển Lạch Trường vào thu trong tôi như thế, những dang nét vừa thơ mộng, man mác vừa hoang sơ, thoáng đãng nhưng cũng đủ để tấu lên trong lòng người một khúc tâm tình với đủ các cung bậc. Khi thìdu dương, tình tứ, lãng mạn như một bản tình ca lúc lại hào hùng, mạnh mẽ, vang dội như một bản hùng ca. Cảnh sắc đất trời và âm vang của biển khơi như vậy bảo sao Lạch Trường không khỏi níu kéo lòng người!