link tải gowin99 mới nhất

Ký ức xem phim bãi

Ký ức xem phim bãi lưu động ngày xưa bắt đầu kể bằng dăm dòng dưới đây.

Mỗi lần có đội chiếu bóng lưu động 32 của huyện Từ Liêm (Hà Nội) về chiếu phim cho bà con dân làng Giàn, Trung Kính Hạ xem là từ già đến già trẻ ai nấy cũng náo nức vui mừng rủ nhau đông như đi hội.

chieu-phim-1699506380.jpg

Các địa điểm chiếu phim là: Trường Miếu (ủy ban phường Trung Hoà bây giờ) Doanh trại niền Nam (Cục Quân y) Doanh trại Q10. Sân trường Phụ nữ Láng Trung cũ, đình Trung kính hạ, sân Mả hài, đình Trung Kính thượng, sân kho Trại chăn nuôi thôn Trung Kính Thượng, phía sau trưởng Trung cấp xây dựng, Doanh trại pháo cống Mọc, Doanh trại pháo cầu Cót, sân kho cuối làng Cót, Trường Nguyễn Viết Xuân, ụ pháo 57 ly Mông voi, ụ pháo 23 ly gần Mà Ngang. Nhiều chỗ xem phim là nhờ xe chiếu bóng quân đội chiếu phục vụ cho bộ đội mà thôi.

Có tối chiếu phim thì lũ trẻ chúng tôi háo hức lắm. Tự giác nấu cơm làm việc nhà cho nhanh để tối xin phép bố mẹ đc đi xem. Trẻ con đến sớm trải chiếu xí chỗ ngồi coi phim cho cả nhà, nam thanh nữ tú đứng xem vòng ngoài cùng. Phim quân đội chiếu cho bộ đội đóng quân trong làng: Lính xem phim xếp hàng ngay ngắn ba lô ôm trước bụng, súng tựa vai. Bộ đội về chiếu miễn phí thì dân xem được cả 2 phía màn hình, dù phía sau bị ngược hình chả sao. Còn bán vé người ta che phía sau lại chỉ ngồi xem được trước màn ảnh thôi.

Giai đoạn chiến tranh phá hoại của Mỹ 1965-1972 nhớ các bãi chiếu lưu động thấy từ điểm máy đến màn ảnh căng dọc một tấm vải lớn để phòng ánh sáng hắt lên, máy bay Mĩ phát hiện. Vừa coi, vừa chú ý nghe kẻng báo động máy bay.

Đội chiếu bóng sẽ phát loa giới thiệu bộ phim từ chiều, làm cho từ trẻ con đên nam thanh nữ tú đều háo hức có tiền thì mua vé, không tiền thì chờ tháo khoán. Nhiều khi không có tiền mua vé chui qua mương, bờ bụi.. gọi là trốn vé (không trốn được thì chờ lúc tháo khoán). Tôi đây trốn vé vấp chân vào cọc néo dây phông: Chảy máu chân tập tễnh lủi nhanh vào đắm đông, phông chiếu xô nghiêng, cảnh phim "Truy ngư" đập vào mái gianh dãy nhà lớp học cấp 2 trưởng Miếu (nay là giữa khuôn viên uỷ ban phường Trung Hoà bây giờ). vẫn nhớ kho xăng Đức Giang bị bom Mỹ mấy ngày đêm, ánh lửa hồng rực bầu trời màn đêm ở đây vẫn rõ.

Bãi chiếu phim là một khu đất rộng rìa làng gần đường cái qua lại, có nhà hay tường rào thuận tiện cho căng dây thừng bán vé, tránh trốn vé, có bàn bán vé ngoài cổng treo bóng điện và cửa vào bãi chiếu có hai chú thanh niên đứng soát vé, ai đưa vé thì xé ngay và vứt đầy xuống đất. Trẻ con không có tiền mua vé thì xin đi ké người lớn, nếu không được thì phải chờ chiếu được nửa bộ phim...bãi sẽ mở cửa cho vào xem tự do, gọi là “xem tháo khoán” nốt đoạn cuối của phim.

Chỗ vận hành máy chiếu phim có 1 ngọn đèn điện để phục vụ thao tác máy chiếu phim, ngoài ra chỗ bàn của người đọc thuyết minh cũng có 1 ngọn đèn nhỏ (thủa ấy phim nước ngoài không in phụ đề như phim thời nay). Máy chiếu phim di động thường ọc ạch. Chiếu loại phim nhựa 35 mm, Một cuốn phim là 10 phút (thường một bộ phim là có 9 cuốn nếu phim dài là 11 cuốn, chiếu xong lại phải đem quay tua trở lại rồi mới chiếu xem tiếp được) nên chỉ cần có 9,10 cuộn là xong béng một bộ phim (phim 16 mm cần 3 cuộn). Máy chiếu này 2 loại ống kính 90&140 có tiêu cự khác nhau nhưng chiếu xa 10 m và 22m đều dùng cùng cỡ màn ảnh.

Màn ảnh là tấm phông vải màu trắng cháo lòng viền xanh được dựng đứng lên 2 cọc tre có đoạn tre nối ngang trên đỉnh, chân hai cột chôn sơ sài có đóng 4 cọc giăng dây néo cho gió khỏi làm đồ phông. Tôi còn nhớ như in mỗi đội chiếu phim trước khi chiếu phải cho máy chiếu thử cho luồng sáng trùng vào giữa phông. Bọn trẻ con tranh chỗ trước máy chiếu hoa chân múa tay, kiễng chân giơ đầu lúc thử máy để thấy hình bóng mình in trên màn ảnh.

Bãi chiếu ngoài trời nên thợ máy phải ước lượng bằng bước chân (không chính xác được) từ  chỗ đặt máy chiếu tới màn ảnh, làm hình phim chiếu ra không choán được hết kích thước của màn ảnh đã may chuẩn

-Buổi chiếu bắt đầu bằng chiếu phim thời sự trước giờ phim truyện chính, chuyện người đọc thuyết minh bị trượt thoại, phông bị kéo đổ, dựng đi dựng lại. quảng cáo phim trước giờ chiếu nghe bốc phét vui tai, ấn tượng thì  như thế này: phim cũ rích (Liên Xô, Trung Quốc và phe XHCN) hay đứt phim giữa chừng, hình mờ do ánh sáng yếu, tiếng máy nổ bình bịch xen lẫn tiếng thuyết minh. nhiều hôm phim chiếu đến đoạn hay tự nhiên người đứng bên ngoài dồn vào thành ra chen nhau trẻ em phụ nữ kêu oai oái.

Phim chiếu chỉ có một máy, hết cuộn phim thì mất vài phút lắp cuốn mới, tháo cuộn phim cũ ra. Khi sắp hết 1 cuộn phim, bao giờ trên màn cũng có hình dấu X loằng ngoằng báo hiệu thợ máy chiếu chuẩn bị lắp cuộn phim mới, đám đông à đồng loạt khi hết cuộn phim-màn ảnh bừng trắng loá. Nhiều hôm đang xem bị đứt phim nhiều lần phải chờ nối phim, Đang xem hay thì hết cuốn phim phần một-thuyết minh thông báo chờ đi đổi phim vì bãi khác đang chiếu phần 2.

Rồi còn có nhiều kỷ niệm đáng nhớ lắm:

Còn lúc đang chiếu phim có gió to ùa tới làm cho phông phập phồng, phồng lên lõm vào làm hình uốn éo xem còn tức mắt hơn. Còn chuyện ném loa, loa nén của đội phim nào cũng bị méo mó là như cơm bữa.

chieu-phim-nong-thon-1699506424.jpg
Chiếu phim lưu động vùng nông thôn có mạng điện lưới

Khổ hơn cả là đang xem phim hay mà gặp trời mưa, mà phim thì đang đoạn gay cấn, không nỡ bỏ về. Ai có sẵn áo mưa từ nhà, lúc này giơ lên che đầu để ngồi xem tiếp. Người nọ chui nhờ mảnh áo mưa của người kia, cố gắng cầm cự xem cho hết phim, xem xong ai ai cũng ướt như chuột lột.

Bãi chiếu đông chật như nêm, mọi người chen lấn xô đẩy để kiếm chỗ ngồi; đám thanh niên thậm chí còn có các chiêu trò khá bẩn để chiếm chỗ như giả vờ đánh nhau để bà con nháo nhác chạy đi rồi xông vào chiếm chỗ ngồi. Chuyện cấu véo xô đẩy chị em, đánh nhau anh em trai làng nọ với trai làng kia.

Ngày đó vì phương tiện truyền hình không có nên ai cũng mong có đội chiếu bóng về để được đi xem phim, các anh chị thanh niên thì có cơ hội đưa nhau đi xem tán tỉnh nhau. Bao nhiêu đôi lứa thành hôn bởi "đi xem mà không phải đi xem" đi đâu có giời biết...tối phim nào mà chả có đầy đấy thôi.

-Không bao giờ quên cảm giác hồi hộp, háo hức rồi vỡ òa bởi những phim ngày xưa toàn là phim tuyên truyền có hậu. Quân ta bao giờ cũng chiến thắng dù có đau thương, căm thù, tổn thất nặng nề...Phe gowin99 chủ nghĩa tuyệt vời các cái & mọi nhẽ. Nhất đẳng là "phim mầu chiến đấu của Liên xô", nhị đẳng phim sân khấu "Nghêu Sò Ốc Hến", " Trần Quốc Toản ra quân" và chèo "Đường về trận địa" ai hi hi.

Thuở ấy đói văn hoá, điện lưới không về "muôn năm đèn dầu hỏa" thắp sáng trong các căn nhà nông thôn, đài đóm không, báo chí chỉ 1,2 tờ phát cho uỷ ban hành chính xã, dân phải ra  cửa hàng bưu điện đánh điện tín cho nhanh, tháng có được một đêm chiếu bóng...đói ăn vất vả quanh năm, ước ao thèm xem văn công & xem phim lắm, phim có hay hay dở cũng đi xem tất, đang xem nếu trời có mưa to vẫn ngồi coi phim rất đông đúc cho tới hết phim. Ngày hôm sau mọi người sôi nổi bàn tán phim mới xem tối qua rôm rả lắm. Ngẫm nghĩ nhớ lại kí ức của một thời nghèo khó nhưng mà vui, tình người đầm ấm, tuổi ấu thơ đã từng có những kỉ niệm thật là như thế.