link tải gowin99 mới nhất

Ký ức về một chuyến đi thực tế

Đợt đi thực tế tại vùng biên giới Đông Bắc – tỉnh Quảng Ninh như một khoảnh khắc thật đáng nhớ, đáng tự hào. Chúng tôi vội chia tay về đơn vị. Mỗi người mang theo trong mình những ký ức và nỗi nhớ khôn nguôi…
bien-gioi-1644639104.jpg
 

 

Đầu tháng 3-1979, giữa lúc chiến sự đang nổ ra ác liệt trên vùng biên giới các tỉnh phía Bắc, Cục Chính trị, Đặc khu Quảng Ninh tổ chức mở lớp bồi dưỡng Thông tin viên do Ban Biên tập báo Quân đội cử cán bộ về giảng dạy. Lớp học chúng tôi gồm 38 anh em là những cán bộ, chiến sĩ các đơn vị quân chủ lực thuộc Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh Quảng Ninh. Lớp học được trang bị một số kỹ năng, phương pháp cơ bản về báo chí, viết gương người tốt, việc tốt, phản ánh đời sống lao động sản xuất và cuộc chiến đấu anh dũng của quân dân biên giới Đông Bắc, tỉnh Quảng Ninh.

Sau 15 ngày học tập, chúng tôi được điều động đi thực tế ở một số huyện của tỉnh Quảng Ninh. Thú thật khi nhận mệnh lệnh ra biên giới trong đầu chúng tôi suy nghĩ và dự cảm nhiều vấn đề…Đi cùng tôi có hai đồng chí: Nguyễn Trọng Khải, quê Thanh Hà, Hải Dương và Đinh Văn Hảo, quê Nghi Lộc, Nghệ An. Hai em ít tuổi, còn trẻ, hồn nhiên, vô tư, tay nghề viết lách cũng tạm ổn. Nơi chúng tôi về thực tế đầu tiên là một vùng tạm gọi là hậu phương của mặt trận Đông Bắc. Vì Trung Quốc chưa bắn pháo đến khu vực này. Đó là xã Hồng Phong, huyện Đông Triều. Ban Tổ chức sắp xếp cho ba anh em chúng tôi đến ở trong nhà mẹ Nguyễn Thị Hòa, người mẹ được mệnh danh là “kiện tướng sản xuất”. Mẹ có ngày công lao động rất cao lại đóng góp nhiều lương thực, thực phẩm ủng hộ cho bộ đội biên giới nên bà con quen gọi cái tên thân thương, trìu mến như vậy.

Vào nhà gặp mẹ, biết anh em chúng tôi nhóm phóng viên về địa phương thực tế, mẹ Hòa rất vui vẻ nhớ lại trong những ngày kháng chiến chống Mỹ cứu nước, mẹ đã tiễn hai đứa con là Văn Tráng và Văn Tuệ lên đường nhập ngũ, chồng mẹ bị thương tại chiến trường Điện Biên Phủ, hoàn cảnh gia đình vô cùng khó khăn, thiếu thốn phải chạy từng bữa ăn. Song mẹ vẫn luôn lạc quan yêu đời. Sau khi đưa tiễn hai con trai vào quân đội, mẹ Hòa ít khi vắng mặt ngoài đồng ruộng, bởi mẹ suy nghĩ: “Trai tráng trong làng chúng nó thi đua tòng quân lên đường giết giặc bảo vệ quê hương, còn mình ở lại hậu phương đảm đang thay chồng, con tăng gia sản xuất, dân có giàu thì nước mới mạnh”. Nghĩ vậy, nên mẹ Hòa luôn năng nổ trong công tác của Hội Phụ nữ xã, tích cực tăng gia, lao động sản xuất. Từ ngày quân Trung Quốc xâm lược đánh sang biên giới, mẹ lại động viên đứa con thứ 3 là Văn Phong vào bộ đội,thuộc đơn vị F395, Đặc khu Quảng Ninh. Trước lúc lên đường, Mẹ ôm Phong vào lòng, nghẹn ngào nói rằng: “Bố mày thương binh, bỏ lại một phần máu thịt, hai anh đã tham gia kháng chiến chống Mỹ, bây giờ mày phải đánh thắng quân bành trướng. Còn mẹ ở nhà sẽ làm tròn nhiệm vụ ở hậu phương”. Từ đó, Mẹ Hòa tích cực hăng hái động viên chị, em làm ra nhiều thóc gạo, gửi ra tiền tuyến cho bộ đội. Mẹ là người đóng góp ngày công cao nhất trong hợp tác. Thấy mẹ đã ngoài 50 tuổi mà suốt ngày tần tảo, vất vả việc đồng áng, một số chị em bảo:

-  Bà đã có 3 đứa con đi bộ đội rồi, nhà rất hoàn cảnh, việc gì phải theo công điểm như vậy, cứ lên xã mà đòi hỏi chế độ…

Trong thôn có nhiều lời bàn tán nói ra, nói vào nhưng mẹ Hòa chỉ cười và trả lời: “Cán bộ xã còn nhiều việc phải làm, mình đang có sức thì phải chăm lo cùng với bà con giải quyết những khó khăn trước mắt chứ”. Từ những suy nghĩ giản dị như vậy, mẹ Hòa đã làm hết sức mình đóng góp hàng trăm ki-lô-gam thóc, gạo, thịt lợn và rau xanhcho bộ đội biên giới. Những con số đó tuy rất nhỏ nhưng đây là cả tấm lòng của người mẹ hậu phương đối với tuyến đầu chống quân Trung Quốc xâm lược; là trọn vẹn tình thương yêu gửi các con nơi giáp mặt với kẻ thù. Và có điều rất kỳ lạ, tuy mẹ làm lụng vất vả suốt ngày không ngơi tay nhưng mẹ luôn có nụ cười hồn nhiên, đôn hậu. Có người nói động viên: “Mẹ Hòa trẻ mãi không già”. Một trong những niềm vui của mẹ là sự tiến bộ, trưởng thành của các con mình đang cùng đồng đội ngày đêm nắm chắc tay súng bảo vệ biên cương của Tổ quốc. Các con của mẹ nối tiếp truyền thống cha, anh chiến đấu kiên cường dũng cảm và vinh dự được đứng trong hàng ngũ Đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam. Mẹ luôn lấy gương chiến đấu của các thế hệ đi trước và những nét tốt đẹp của ngay chính các con mình để giáo dục cho các cháu đang ngồi trên ghế nhà trường. Mẹ thường bảo với các cháu: “Mỗi khi Tổ quốc bị xâm lăng thì tuổi trẻ phải hăng hái xung phong lên đường giết giặc lập công”. Và trong tháng 4 năm 1979, bà con trong xã lại thêm một lần nữa chứng kiến giờ phút “trẻ lại” của mẹ Hòa khi mẹ đưa đứa con thứ 4 lên Ủy ban xã đăng ký nghĩa vụ quân sự, tăng cường lực lượng cho mặt trận Đông Bắc.

Từ sáng sớm, chúng tôi đã kịp thời có mặt chụp ảnh, viết bài đưa tin về ngày hội đăng ký nghĩa vụ quân sự của xã. Nhìn những đứa con của làng ngày một trưởng thành đang tuổi ăn, tuổi lớn,mẹ Hòa xúc động, ứa nước mắt, nói với chúng tôi: “Các bác ạ! Nếu bọn phản động Bắc Kinh còn dám xâm lược đất nước ta thì tôi lại động viên các con, cháu tiếp bước cha, anh lên đường chiến đấu bảo vệ Tổ quốc”… Nghĩa cử cao đẹp vì nước, vì dân của mẹ Nguyễn Thị Hòa thật đáng kính nể. Trưa đó, biết chúng tôi sắp nhận nhiệm vụ mới, mẹ thiết đãi chúng tôi một rổ khoai luộc và mấy bắp ngô thật ấm lòng người mẹ hậu phương…Hình ảnh mẹ luôn thôi thúc chúng tôi trong bước đường công tác…

Buổi chiều hôm ấy, nhóm Thông tin viên chúng tôi được lệnh lên đường đến Trạm T5 - thị xã Hòn Gai nhận nhiệm vụ hành quân ra thị trấn Tiên Yên - vùng Đông Bắc, nơi hàng ngày, hàng giờ chiến sự vẫn diễn ra nóng bỏng. Đây là địa điểm thứ hai nằm trong chương trình đi thực tế của chúng tôi. Đường đi quanh co, khúc khuỷu, qua nhiều nhiều ồ gà, khe, suối rất nguy hiểm. Ba anh em chúng tôi vẫn yêu đời,ngồi trên chiếc xe GAT – 51 vừa đi vừa cất cao tiếng hát “Đường ra trận mùa này đẹp lắm…”. Mấy chàng lính trẻ măng tơ đi cùng chúng tôi cũng nghêu ngao: “Cao, cao bên cửa sổ có hai người hôn nhau…Tình yêu của người lính lắng sâu nhưng cháy bỏng, tạm biệt rồi vẫn đọng những nụ hôn… ”.

Trưa hôm sau, chúng tôi được Chính trị viên Tiểu đoàn 3 Trần Danh Tuyên dẫn đến Lâm trường trồng vải thiều ở thôn Đồng Và- thị trấn Tiên Yên. Thời tiết bấy giờ đang vào Hè, cái nắng khô khốc rất khó chịu. Chúng tôi dừng chân nghỉ bên những rặng vải thiều, một màu đỏ rực, thoạt trông ngỡ như lạc vào vườn “đào tiên” trong chuyện cổ tích. Chiến tranh là thế, đạn pháo của quân Trung Quốc ngày đêm cày xới như thế mà cây nào cũng trĩu quả, từng chùm, từng chùm đỏ mọng. Đang lúc khát nước, hai chiến sĩ Khải và Hảo thì thầm với nhau:

- Giá mà mình bứt mấy quả ăn lúc này thì tuyệt?

- Thôi đừng tính chuyện liều!

          Tôi vẫn ngồi lặng lẽ, miệng nhẩm đếm những giọt mồ hôi rơi xuống đất. Đây cũng là giờ phút thử thách căng thẳng của các chiến sĩ như vào trận đánh… và cuối cùng chúng tôi đã chiến thắng sự đòi hỏi tầm thường của chính mình. Những chùm vải chín đỏ như nhìn chúng tôi với những ánh mắt đầy cảm phục. Đang mãi suy nghĩ, chúng tôi bỗng giật mình khi nghe tiếng gọi từ phía sau:

- Các chú về đâu mà quần áo ướt sủng như vậy?

Trước mắt chúng tôi là một bác trạc 50 tuổi, nước da ngăm đen, mái tóc đã điểm bạc nhưng nhìn đôi tay rất rắn rỏi. Bác tự giới thiệu tên Lương Xuân Trung, phụ trách Lâm trường. Bác cười rồi niềm nở mời chúng tôi vào nhà uống nước. Đó là một khu tập thể nhà ở của hơn 50 cán bộ, công nhân trồng rừng. Tôi cũng nhanh nhảu nói với bác là anh em được Đặc khu cử về thực tế viết bài đưa tin về cuộc sống lao động của cán bộ, công nhân viên ở đây. Tiếp chúng tôi, bác Trung mang ra 3 đĩa vải thiều, quả nào cũng chín đỏ mọng:

- Nào mời các chú ăn đi, gọi là cây nhà lá vườn…

Vừa nói, bác vừa đưa lần lượt từng người. Tiếng nói, tiếng cười cứ vang lên khắp căn nhà, nghe mới ấm áp làm sao. Thỉnh thoảng vui câu chuyện, anh Hiền – phụ trách bảo vệ Lâm trường kể cho chúng tôi nghe:

Khu rừng vải này rộng khoảng hơn 30 ha, trước đây người Hoa quản lý, sử dụng. Khi chiến tranh biên giới xảy ra, họ bỏ đi, kẻ xấu đua nhau đến phá hoại rất nhiều. Đạn pháo của địch từ bên kia biên giới bắn phá suốt ngày đêm nhưng cán bộ, công nhân vẫn bám trụ kiên cường “Một tấc không đi, một ly không rời”, quyết đánh trả quân địch bảo vệ Lâm trường.

Đến ở được mấy hôm, anh Hiền đưa chúng tôi đi gặp Trung úy Trần Đình Nguyên – Đại đội trưởng, đại đội 3, Lữ đoàn 214. Anh Hiền cho biết thêm:

- Nhờ sự gắn bó, kết nghĩa của hai đơn vị nên rừng vải đẹp như thế này đấy. Ngoài thời gian huấn luyện, thường trực chiến đấu, cán bộ Đại đội đã cử các chiến sĩ đến chăm sóc, bảo vệ từng khu rừng.

Những năm trước đây, về mùa này cơ quan Lâm trường ít người trông nom, nên vải thiều bị mất đi nhiều, thu hoạch chẳng được bao nhiêu, đời sống cán bộ, công nhân khó khăn, chật vật. Nay có đơn vị bộ đội nên cơ quan đỡ lo, tình hình an ninh trật tự trong khu vực được cải thiện tốt hơn. Cứ đến mùa thu hoạch, Tiểu đoàn lại cử chiến sĩ đến giúp sức. Những đêm giao lưu gowin99 , văn nghệ giữa hai đơn vị càng ấm lòng tình quân dân. Nhiều đôi trai tài, gái sắc của hai đơn vị đã bén duyên thành đôi, thành lứa. Cuộc sống nơi chiến sự ác liệt vẫn đơm hoa kết trái, sinh sôi, nảy nở, ươm mầm cho tương lai. Câu chuyện giữa chúng tôi và anh Hiền ngày càng thân mật, gần gũi hơn. Anh Hiền tâm sự với chúng tôi:

- Bộ đội ở đây tốt bụng lắm, mùa vải chín ngon như thế nhưng khi vào giúp Lâm trường thu hoạch không có ai tự tiện hái ăn. Đúng là kỷ luật của quân đội. Lâm trường đưa biếu tặng, chiến sĩ một mực từ chối. Trước lời mời chân thành, anh em mới dám cầm về chia cho đồng đội thưởng thức.Để nhớ ơn bộ đội Lữ đoàn 214và những tình cảm cao đẹp đó, cơ quan đã quyết định đặt tên là “Lâm trường quân dân”.

Đợt đi thực tế tại vùng biên giới Đông Bắc – tỉnh Quảng Ninh như một khoảnh khắc thật đáng nhớ, đáng tự hào. Chúng tôi vội chia tay về đơn vị. Mỗi người mang theo trong mình những ký ức và nỗi nhớ khôn nguôi. Xốc lại chiếc ba lô trên vai, chúng tôi đi trên mảnh đất biên cương, mảnh đất đằm trong vị ngọt của mùa vải chín và tình ngườimiền Đông gian lao mà anh dung.