link tải gowin99 mới nhất

Hồi ức về tham mưu phó E207

Bác Điểm hô to "Tấu ơi, lên Tướng thì nhớ về khao quân E207 này nhé". Anh ầy cười khà khà "Tao còn sơi nhá"

hoi-uc-ve-tham-muu-1631266914.jpg

Đồng chí Lê Xuân Tấu (ngồi ngoài cùng bên phải) cùng đồng đội cũ

 

Trước tiên xin điểm những lần mà tôi được nhìn thấy các Anh hùng:

- Ngày 6/4/1972 Toàn thể sinh viên Đại học Cơ điện tập trung khu rừng bạch đàn K5 nghe anh hùng Trịnh Tố Tâm, ngực đầy huân chương kể 57 lần oánh nhau, thì cả 57 lần đó đạt danh hiệu Dũng sỹ diệt Mỹ nguỵ. Hoa hậu Băng Tâm K5 lên tặng hoa nhá, anh hùng đỏ mặt bẽn lẽn

- Ngày 5/11/1974 Ebộ 207 đón đoàn anh hùng chiến sỹ thi đua quân giải phóng tới thăm. Nghe anh hùng biệt động Nguyễn Thị Thu Trang kể chuyện, thi thoảng Chị ý che miệng cười, nom duyên dáng lắm nhá.

Xin vào chính truyện:

- Ngày 25/9/1974, tôi có hân hạnh là lính của Thượng úy Tham mưu phó E207 trực tiếp lãnh đạo Ban Huấn luyện: Lê Xuân Tấu (Anh hùng quân đội đầu tiên của Binh chủng). Anh Tấu ở cùng anh Giám trợ lý và Thắng kều lính cần vụ. Khi về binh chủng đã nghe vô tuyến truyền mồm Đinh Xuân Hoè, Lê Xuân Tấu chiến đấu giỏi nổi tiếng. Nghe đội tuyên văn hát "xe tăng 555". Biết anh Tấu mới đi tập huấn về, sẽ còn lên chức cao hơn (Y rằng là anh ở 207 ngắn thôi từ 25/9 đến 14/12/1974. Thiếu tá Lĩnh về thay anh làm Tham mưu trưởng E207 TTG ngày 19/12)

Nhìn ảnh Đại tá Nguyễn Khắc Nguyệt chụp mới rồi, Tôi thấy đạt cái thần thái suy nghĩ và khi nói với thuộc hạ, bao nhiêu năm giời vẫn thế, hi hi

Anh ấy đen gầy, vui tính và ăn uống cũng xuề xoà, tợp rượu nhanh gọn một phát hết nuôn, Tắm chung giếng thấy Ngài bo đỳ men phom chuẩn, cơ mà thuộc dạng siêu nạc, vò giặt quần áo động tác nhanh thoăn thoắt. Bật cười nhớ khi Trung uý Điểm cười khà khà "Chim của anh hùng... kém chim của tao nháNgười uống rượu cũng máu lắm, tiểu ban nào ới, anh cũng vui vẻ tới dự hồn nhiên, xỉa răng tanh tách, chèm chẹp chén trà nóng, văng tục cười khoái trá như cả lũ lính tráng. Nhưng khi vào việc thì nghiêm lắm "thôi rồi, lượm ơi' Cứ nghĩ anh hùng là phải khác người, hóa ra lúc vui cũng văng tục như lính tráng. Nhớ nhất đận chuẩn bị cho đoàn quay phim của ĐCS Nhật, quay hai tối 15,16/10/1974 tại bãi lái Đồng oanh sau núi Đanh.Anh ấy đi nhanh cun cút, ngắm chỗ này chỉ đạo chỗ nọ đặt khí cụ nổ và mô hình. Theo hiệu lệnh của Anh, tôi bắn 3 phát pháo hiệu (khẩu súng đã bắn khai hỏa trận Làng Vây - bảo tàng cho mượn-tôi đi lấy về), chạy các nơi giật bộc phá... Cái đêm ấy chả thể nào quên được cái không khí như chiến trường thực thụ, dáng xe tăng hùng dũng kèm tiếng gầm rú, xích nghiến, khói lửa đạn pháo, đạn đại liên đỏ lừ, ánh chớp đầu nòng pháo 100, bụi bay mù mịt giời đất.. Các phóng viên bạn chạy và quay, hết vấp rồi ngã mà vẫn hăng say ghi hình. Cuối buổi ghi hình có một đoạn phỏng vấn anh Tấu (tôi đội mũ tai bèo sát sau Anh làm nền). Lúc về cứ nghĩ mông lung, bao giờ ta mới được xem phóng sự này ở Việt nam? Còn ở Nhật bạn báo chậm nhất 20 ngày sau sẽ phát trên tivi. Ngày 14/12/1974 Anh Tấu về E215 (làm Tham mưu phó) Ban huấn luyện tổ chức liên hoan chia tay thật hoành tá tràng. Bác Điểm hô to "Tấu ơi, lên Tướng thì nhớ về khao quân E207 này nhé". Anh ầy cười khà khà "Tao còn sơi nhá". Ngồi rót rượu cho các vị sỹ quan Ban huấn luyện, Tôi nghĩ thầm Anh Tấu 28 tuổi anh hùng quân đội, 30 tuổi là Tham mưu phó Lữ đoàn thì sau này Anh ấy lên Tướng thì chả mấy hồi. Y rằng, Anh làm Hiệu trưởng Trường 500 gần núi Đanh. Sau nữa anh lên làm Thiếu tướng Tư lệnh Binh chủng 12/2002-5/2005 (khi tôi đã ra quân 11/1975 về ĐH Cơ điện học tiếp) Trước đó TL là anh Đoàn Sinh Hưởng giai đoạn 13/1993-11/2002 (Tôi quen biết khi anh Hưởng là đại đội trưởng C3D12E207 hay lên họp và tập huấn trên E bộ 207, chuyên rẽ vào Ban huấn luyện chơi với Đồng hương).

Trích Wikipedia:

Lê Xuân Tấu sinh ngày 10/9/1944 quê quán tại xóm Thượng, xã Đôn Nhân, huyện Lập Thạch, tỉnh Vĩnh Phúc. Sau khi tốt nghiệp bậc trung học, ông được gọi nhập ngũ ngày 5/4/1963. Do trình độ học vấn cũng như sức khỏe tốt, ông được tuyển chọn để đào tạo sĩ quan chỉ huy xe tăng. Sau khi được đào tạo cơ bản, giữa năm 1965, ông được điều về Đại đội 3, Tiểu đoàn 3, Trung đoàn Tăng 203 vừa mới thành lập với chức vụ trưởng xe. Tại đây, ông được phân công tiếp nhận và chỉ huy xe PT-76 số hiệu 555. Kíp xe của ông gồm Kíp xe tăng 555 đầu tiên gồm Lê Xuân Tấu-trưởng xe, Nguyễn Văn Còn-lái xe, Nguyễn Văn Tuấn - pháo thủ, là kíp xe đầu tiên tiếp nhận xe 555...

hoi-uc-ve-tham-muu-2-1631266921.jpg

Đồng chí Lê Xuân Tấu - giản dị trong cuộc sống đời thường

 

Lúc 23 giờ 30 phút đêm 23/1:1968 Đại đội 3 xe tăng xuất phát tấn công Tà Mây. Do trên đường hành quân, các xe tăng bị không kích mãnh liệt nên không thể tiến lên, chỉ 2 xe 555 và 551 đến được ngoại vi Tà Mây để tham chiến.! Tuy nhiên, khi gần đến đồn thì xe 551 bị hỏng máy, nên đã dừng lại dùng súng bắn yểm trợ. Ông trực tiếp chỉ huy xe 555 đơn độc hỗ trợ bộ binh tấn công chiếm lĩnh hoàn toàn đồn Tà mây vào 8h sáng hôm sau.

Khoảng 19 giờ ngày 6/2/1968 Đại đội xe tăng 3 gồm 8 xe PT-76, trong đó có xe 555 do Lê Xuân Tấu chỉ huy, xuất phát từ Lao Bảo, theo đường 9, tập hợp tại khu vực cầu Bi Hiên, cách Làng Vây 2km. Lúc 23 giờ 25, các xe tăng tấn công. Xe 555 dẫn đầu đội hình, hỗ trợ Tiểu đoàn 3, Trung đoàn 24 Bộ binh tấn công vào cao điểm 230, Cứ điểm nhanh chóng bị đánh tan. Trung đội ông sau đó chuyển hướng sang cao điểm 320 hỗ trợ đơn vị bạn đang tấn công tại đây. Đến 3 giờ sáng ngày hôm sau thì cứ điểm Làng Vây hoàn toàn thất thủ.

Sau những trận đánh đầu tiên, ông cùng đơn vị tiếp tục tham gia Chiến dịch phản công Đường 9 - Nam Lào, được thăng đến chức Đại đội trưởng Đại đội Tăng 3. Ngày 10/6/1971, ông chỉ huy 3 xe tăng phối hợp với bộ binh tấn công và tiêu diệt cụm cứ điểm Y Tu Bản Nhích (cao nguyên Boloven, Lào).

Từ năm 1968-1972, ông cùng đơn vị mình tham gia đánh 5 trận và đều lập công. Với những thành tích này, ngày 19/5/1972 Chính phủ đã phong tặng cho ông danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân (người đầu tiên được phong Anh hùng của Binh chủng Thép).

Theo Trái tim người lính