"Di sản, không chỉ để trưng bày, nó nên được sống!" Trần Thanh Tùng, nhà thiết kế nội thất, điêu khắc, gốm... đồng thời sáng lập viên "Hội quán di sản" nói.
Tác phẩm, cũng là Sản phẩm ứng dụng được, không phải chỉ trưng bày
Đúng thế, di sản, những gì của quá khứ, không còn hữu dụng, nó sẽ chỉ là dấu ấn lịch sử, để nghiên cứu, để minh chứng. Nhưng rất nhiều di sản, vẫn có được tính hữu dụng, vẫn cần được phát huy và vẫn nên được phát triển và sống cùng đương đại. Nó là những gì đã được chắt chiu, được chọn lọc và được tích luỹ nhiều đời, không phải bỗng chốc có được.
Duy trì dòng chảy của thời gian, từ việc nghiên cứu, tìm hiểu, xây dựng, sáng tạo và đưa ra ứng dụng trong cuộc sống những sản phẩm văn hoá duy trì truyền thống, dấu ấn thời gian mà không bị lai căng cũng như ngắt bỏ quá khứ và có thể tiếp cận đương đại. Một bài toán thực sự khó.
"Các hiện vật về quá khứ, lịch sử nói chung, văn hoá nói riêng của Việt nam chúng ta, đã bị huỷ hoại trong thời gian Bắc thuộc, những gì có thể cháy đã bị đốt cháy sạch." Trần Thanh Tùng chia sẻ. Chúng ta chỉ còn căn cứ vào một số thứ: Tài liệu thư tịch ở một số quốc gia, (thư viện nhà Minh, Ấn độ, Pháp...), một số kinh sách của nhà Chùa, và những thứ sót lại không thể cháy "Đồ gốm, sứ, đồ tuỳ táng, hoặc được chôn cất khi chạy loạn" Tùng chia sẻ. Căn cứ vào đó, thậm chí theo cả những nội dung truyền khẩu ở thơ ca, truyện cổ, để tạo dựng những hiện vật văn hoá.
Hiện vật phục dựng tại Hội quán di sản
Thăm phòng trưng bày của "Hội quán di sản" trên tầng 65 Lotte Hà nội, Tùng hào hứng cho chúng tôi xem những thành quả phục dựng cũng nhưng tạo mới nhưng theo phong cách cùng hoa văn của thời xưa, Lý, Trần. "Bộ trang phục này, "Bạch y" được sử dụng rất nhiều lý do và khéo léo trong áp lực ngoại giao thời đó, khi phía trong, đội quân Chế Bồng Nga mạnh mẽ, phương Bắc cũng rất mạnh mẽ. Bạch y, phía ngoài nhưng lớp trong là thêu rồng "Rồng ẩn" sự khiêm nhường và khéo léo để củng cố đất nước." Tùng giới thiệu các bộ trang phục cổ đang trưng bày.
Từ trái sang: Tác giả, hoạ sĩ Trịnh Sinh Nha, NTK Trần Thanh Tùng, hoạ sĩ Mai Duy Minh và bạn gái
"Anh có thể thấy trên ti vi, các nguyên thủ ngồi tiếp khách trên các loại ghế, hoặc theo phương Tây, hoặc theo Trung quốc, gần như không có mẫu ghế nào của Việt nam, không lẽ Việt nam ta không có loại ghế nào từ xưa nay cho các bậc Vua, Chúa?" Tùng nêu vấn đề trước khi giới thiếu cho chúng tôi một mẫu ghế chính tay anh thực hiện bằng gỗ trắc. "Đây mới là một mẫu, được khắc chạm rồng thời Lý, dành cho Vua ngồi. Cũng mất rất nhiều lần đập đi làm lại, thử nghiệm mới ra mẫu này." Tùng nói và đề nghị "Anh ngồi thử đi, thực sự sản phẩm làm ra phải vừa vặn, phải thuận tiện và ngồi được, chứ không phải để trưng bày." Tùng nói thêm: "Còn một mẫu nữa, em chưa làm xong, mẫu ghế chạm trổ hình Phượng, dành cho Hoàng hậu."
Bước vào bên trong phòng trưng bày gốm, mật độ các tác phẩm nhièu hơn, với nhiều nội dung hơn, tất cả đều chỉn chu, không chỉ là tác phẩm mang tính ứng dụng, mỗi tác phẩm còn chứa đủ các nội dung lịch sử, văn hoá cũng như tính mỹ thuật và tín ngưỡng đương thời. "Anh xem một số bức phù điêu hoá, em nghiên cứu từ bức tranh cổ Hàng Trống của dân gian ta." Tùng dẫn chúng tôi và giới thiếu các mặt Hổ phù bằng gốm rất đẹp, được mô phỏng từ bức tranh Ngũ Hổ dân gian Hàng Trống. "Gốm được thực hiện từ nghệ nhân "Phù thuỷ Men gốm" anh ạ, thầy em hướng dẫn, ông đã trên 80 tuổi. "Toán Đầu Ô" nổi tiếng người nối mạch gốm Việt." Tùng kể về gốm một cách tự hào. "Có những bức tượng Phật, bọn em bán hàng vạn pho ra toàn thế giới anh ạ."
Một góc phòng trưng bày các sản phẩm văn hoá
Rất nhiều các con giống bằng gốm, cả các con giáp theo phong cách xưa, lẫn các con giống đương đại được tạo từ chất liệu gốm với lớp men đặc biệt "Chỉ có gốm ta mới có những màu sắc, lớp lang như vậy, đồ gốm Trung quốc dù đỉnh cao, nhưng khác hẳn anh ạ." Tùng kể thêm chi tiết khi cho chúng tôi xem một loạt các bình rượu hình con giống và nói thêm: "Mỗi năm bọn em làm một bình hình con giống, bình chứa 1 lít rượu chính bọn em làm ra, những thứ thuần Việt đặc sắc." Tôi cũng từng thử vài lần thứ rượu của Tùng và cũng đã sở hữu một só bình gốm đặc biệt này, thực sự đáng sở hữu.
Cuốn sách giới thiệu sản phẩm và tác giả Toán “Đầu Ô”
Ra bên ngoài, một dãy quầy bar, các bàn khách ngồi uống cà phế, trà hay rượu, chính là các tủ kính, bên dưới được để các sản phẩm deco là những con cá các loại bằng gốm "Với nội dung trang trí và tạo thành một nét thiết kế cho cả khu vực này là dòng chảy Sông hồng, em để các tủ kính với nhiều con cá đang bơi lội. Tùng giới thiệu. Cũng với nội dung này, nguyên tầng 65 của Lotte, Tùng và Hội quán di sản được ông giám độc Hàn quốc đề nghị phát triển, không gian tầng 65 không chỉ là nơi cho du khách đến nhìn, ngắm Hà nội từ trên cao, nó thực sự nên là không gian văn hoá Việt nam, nơi giao lưu, kết nối giữa Việt nam và Hàn quốc mỗi khi có du khách tới thăm, họ sẽ có cơ hội không chỉ ngắm, tìm hiểu mà còn sở hữu các sản phẩm văn hoá.
"Anh có muốn xem chùa Diên Hựu hay chùa Tam Chúc, Bái Đính không?" Tùng đề nghị và gọi trợ giúp đưa chúng tôi mỗi người 1 kính VR thực tế ảo. "Chương trình bọn em tự làm đấy, du khách có thể tham quan thực tế ảo, "Bước về quá khứ" bằng VR. Tùng hào hứng nói.
Không gian rất rộng, đón nhiều đoàn khách Hàn quốc, các đoàn du lịch mỗi khi đến Hà nội, "Đoàn Tổng thống Hàn quốc, nửa đêm họ lặng lẽ lên tham quan, chiêm ngưỡng văn hoá Việt, em tự hỏi, liệu quan chức ta nếu ra nước ngoài, có nửa đêm đi xem trưng bày như thế không?" Tùng trầm giọng nôi, và lại cao hứng chia sẻ:
Từ tầng 65, nơi Hội quán di sản thực hiện trưng bày
"Mấy hôm nữa, ở đây lại co sự kiện lớn anh ạ, có đến 70 hoa hậu trên toàn thế giới đến giao lưu cùng rất nhièu quan khách." Tôi chưa biết đây là sự kiện gì, nhưng Tùng nói, "Anh có thể đến tham gia, em sẽ bố trí đón lên!" cũng thấy hào hứng theo.
Di sản, sẽ chỉ là di sản, nhưng nếu làm di sản đi vào cuộc sống, ứng dụng được vào cuộc sống, nó sẽ không chỉ duy trì mà còn phát triển được, giúp có một nền văn hoá lâu đời tồn tại, không bị hoà tan khi hội nhập. "Chúng ta có rất nhièu đồ án đẹp và ứng dụng đẹp, đâu cần phải du nhập đâu?" Tùng nói khi chia tay chúng tôi...
Thưởng thức VR – Thực tế ảo, các nội dung “Bước về quá khứ”
Trung Thu 2023 - Lotte Hà nội