link tải gowin99 mới nhất

Hai mươi năm chờ đợi

Chiến tranh đã lùi xa hơn 50 năm, hàng ngàn hài cốt liệt sĩ chưa được quy tập vẫn còn nằm đâu đây dưới lòng đất. Thời gian cứ thế trôi đi, nước mắt của chị giờ đã ráo hoảnh sau ngọn lửa chiến tranh. Chị vẫn luôn canh cánh nỗi lòng, nguyện ước đưa được chồng về nơi yên nghỉ quê nhà. Tưởng rằng đã tuyệt vọng, nhưng ông trời đã thương chị… Rồi một ngày, người thân đã tìm thấy và đưa hài cốt người chồng yêu dấu trở về trong niềm vui hạnh phúc vỡ òa sau hai mươi năm đằng đẳng chờ đợi …
dh-025464363-1659343024.jpg
Hình ảnh minh họa - Nguồn: TTXVN

Sinh ra và lớn lên trên mảnh đất Thủ đô ngàn năm văn hiến. Khi đất nước đang trong thời kỳ chiến tranh, chứng kiến những hành động tội ác của giặc Mỹ xâm lược ném bom ra miền Bắc, gây tang tóc đau thương cho quê hương, chàng thanh niên Vương Xuân Vạn quyết tâm ra chiến trường, cống hiến sức trẻ cho Tổ quốc. Tháng 2 năm 1964, khi đó anh 21 tuổi, cái tuổi mộng mơ mang nhiều hoài bão lớn. Anh đã xin phép bố mẹ đi khám nghĩa vụ quân sự và tòng quân nhập ngũ. Sau 5 tháng huấn luyện tại trường Lục quân 1 - thị xã Sơn Tây (Hà Tây), anh bắt đầu những tháng ngày hành quân gian nan, vất vả. Đơn vị anh đi thẳng vào chiến trường miền Nam (Bắc Quảng Trị). Sau nhiều trận chiến đấu, đơn vị anh được lệnh hành quân cấp tốc sang đất nước Lào làm nghĩa vụ quốc tế. Chị Mai còn giữ lại rất nhiều bức thư anh viết thời gian ở chiến trường. Trong đó, có bức thư anh viết vào dịp Tết Nguyên Đán Kỷ Dậu - năm 1969. Nội dung bức thư, anh hỏi thăm sức khỏe toàn thể gia đình, họ hàng, bà con làng xóm rồi vui mừng thông báo cho người vợ yêu dấu về tin chiến thắng của Quân Giải phóng miền Nam bằng các cuộc tấn công nhằm vào hàng loạt căn cứ quân sự của đế quốc Mỹ, nhưng chiến sự chủ yếu diễn ra quanh Sài Gòn. Quân Giải phóng miền Nam đã gây thương vong rất lớn đối với phía Hoa Kỳ, tạo sức ép mạnh mẽ trên bàn đàm phán tại Hội nghị Paris. Bị thất bại nặng nề trên chiến trường miền Nam, đế quốc Mỹ tuyên bố ngừng ném bom phá hoại miền Bắc. 

Với những thắng lợi to lớn đó, đầu năm 1970, anh và một số đồng đội được đơn vị cho nghỉ phép về thăm gia đình. Những ngày chung sống với người vợ thân yêu của mình, anh say sưa kể lại rất nhiều trận đánh ác liệt ở chiến trường. Đặc biệt, những ngày ở tỉnh Savannakhet - Lào, có những đêm đông giá rét như cắt thịt, đơn vị anh phải trèo đèo, lội suối đi trinh sát. Ở những đoạn nước ngập đến đầu, anh em phải cởi quần áo ra, bám vào nhau mà bơi sang bên kia sông mới dám mặc vào, quân địch có mặt khắp mọi nơi. Nếu bị phát hiện, chúng sẽ báo máy bay đến thả pháo sáng, bom và lựu đạn xuống gây thương vong cho đơn vị. Khi đế quốc Mỹ càng điên cuồng leo thang chiến tranh, quân và dân hai nước càng thêm gắn bó, đồng cam cộng khổ, quyết tâm chiến đấu và chiến thắng kẻ thù. Bộ đội Pha thet Lào rất thông thạo địa hình, dẫn đường trinh sát cho bộ đội Việt Nam, chia ra nhiều mũi tiến công, kề vai sát cánh trong từng chiến hào, hạt gạo cắn đôi, cọng rau bẻ nửa. Khi đến những vùng người dân địa phương thiếu thốn, đơn vị anh nhường cơm, sẻ áo cho họ. Ở những vùng người dân có thóc, gạo, ngô, khoai, sắn… họ để sẵn trên nương cho bộ đội đi qua gặp thì lấy về nấu cháo. Họ coi bộ đội Việt Nam như con, cháu trong nhà. Dù đói đến mấy, đồng bào cũng sẵn sàng chia sẻ đồ ăn, thức uống khi bộ đội đến bản. Kể đến đây, chị Mai ôm anh vào lòng và rơm rớm nước mắt. Những ngày nghỉ phép quý giá đó, anh rất mực yêu thương chăm sóc chị, giúp đỡ bố mẹ làm hết mọi công việc nặng nhọc. Bởi anh nghĩ: “Ngày mai rất có thể anh không trở về, thân thể không lành lặn, không bao giờ được ôm chị nữa…”. 

Hết hạn thời gian nghỉ phép, anh lên đường vào Nam nhận nhiệm vụ mới. Mùa mưa năm 1971, đơn vị anh phối hợp cùng quân giải phóng nhân dân cách mạng Lào chiến đấu tại bản Đông thuộc tỉnh Savannakhet. Trận Bản Đông là một trận đánh then chốt của Quân đội Nhân dân Việt Nam trong Chiến dịch Đường 9 - Nam Lào. Mở màn Chiến dịch Lam Sơn 719, mũi chủ yếu của địch gồm một Lữ đoàn dù, hai Lữ đoàn tăng thiết giáp tiến công theo trục Đường 9 đổ bộ đánh chiếm Bản Đông. Theo lệnh của Chỉ huy mặt trận, bộ đội ta mở 3 đợt chiến dịch tiêu diệt lực lượng địch ở Bản Đông. Trung đoàn bộ binh của anh có xe tăng, pháo binh, pháo cao xạ phối hợp bao vây, chia cắt cụm cứ điểm Bản Đông. Trước sức tấn công mạnh mẽ của quân và dân hai nước Việt - Lào, khoảng giữa tháng 3 năm 1971 địch rút chạy khỏi Bản Đông. Trong trận đánh đó, đơn vị của anh đã chiến đấu dũng cảm, bắt sống nhiều tên địch, phá hủy và thu giữ được nhiều vũ khí quan trọng. Đây là trận đánh khốc liệt nhất đã để lại ký ức sâu đậm và đầy ám ảnh trong cuộc đời anh. Sau những trận chiến đấu vô cùng oanh liệt và chiến thắng lẫy lừng, đầu tháng 5 năm 1972, đơn vị của anh được lệnh chuyển về mặt trận phía Tây - tỉnh Quảng Trị. Do có nhiều thành tích trong chiến đấu, anh được thăng quân hàm Chuẩn úy và giữ chức vụ Đại đội phó. Nhiệm vụ của đơn vị lúc này là tổ chức trinh sát chiếm lĩnh trận địa đồi Ô Lâu. Trên đường hành quân vừa đến vị trí tập kết, bỗng nhiên hai chiếc máy bay VO -10 chao đảo mấy vòng, sau đó một tốp B52 đến ném bom dữ dội vào đội hình đơn vị. Không may, anh bị mảnh bom găm vào đầu và phần đùi mất rất nhiều máu. Mặc dù đã được đồng đội băng bó, đưa đi cấp cứu nhưng vết thương quá nặng… Ngày 26/6/1972 (tức Ngày 16/5/1972 Âm lịch) -  Anh đã trút hơi thở cuối cùng trên cánh tay đồng đội tại mảnh đất Quảng Trị…

Cho đến bây giờ, ký ức về chiến trường năm xưa, về trận đánh vô cùng khốc liệt năm nào vẫn để lại sự day dứt, không thể nào quên trong ký ức của ông Nguyễn Trọng Khôi, quê ở làng Quỳnh Lôi, huyện Thanh Trì - người bạn chiến đấu, người đồng hương của anh, bởi nơi đó đồng đội còn nằm lại quá nhiều. Những năm đầu, sau khi phục viên về địa phương, dù bận nhiều công việc nhưng ông luôn đau đáu, ấp ủ tâm nguyện phải đưa được hết đồng đội đã ngã xuống trong chiến trường trở về quê hương. Ông Khôi chia sẻ: giống như một sự linh thiêng nào đó, trước đây khi tôi chưa thực hiện được ý nguyện của mình, nhiều đêm đang nằm ngủ bỗng nghe thấy tiếng gọi của đồng đội nhắn nhủ tôi đi tìm họ về. Cứ như vậy, ròng rã suốt 20 năm trời, gia đình đã nhờ rất nhiều đồng đội không quản ngại gian nan, vất vả đi tìm hài cốt của anh, nhưng đều vô vọng, bởi thông tin quá ít ỏi. Trong Giấy báo tử của đơn vị gửi về cho gia đình chỉ ghi chung chung là: “Liệt sĩ Vương Xuân Vạn… hy sinh… tại mặt trận phía Nam…”.

danh-hoa-23534667-1659343085.jpg
Tác giả và vợ tại Nghĩa trang liệt sĩ Trường Sơn, tháng 7/2012.

Trở lại câu chuyện của chị Trịnh Thị Mai. Hai người được phép gia đình, họ hàng tổ chức lễ cưới, sau đó anh Vạn chồng chị nhận mệnh lệnh tiếp tục vào Nam chiến đấu. Hoàn cảnh gia đình neo người, bố mẹ già thường xuyên ốm yếu, các công việc đồng áng trong gia đình và ngoài gowin99 , chị phải đảm đương gánh vác. Chồng chị mất sớm khi đứa con trai mới được 2 tuổi, đó là lần cuối cùng chị gặp anh ngày về phép. Đang ở độ tuổi xuân xanh, tương lai phía trước rộng mở, biết bao điều suy tư quay cuồng trong đầu chị… Trái tim của chị mách bảo: “Hãy giữ lấy lời thề trước khi anh lên đường”. Chị dứt khoát lựa chọn không đi bước nữa để dành toàn tâm, toàn ý vào việc chăm sóc bố mẹ hai bên và con cái. Một mình chị lo toan vất vả làm ăn, nuôi con học hành. Khi gia đình nhận được tin dữ… chồng chị hy sinh tại mặt trận phía Nam. Cầm Giấy báo tử trên tay, khuôn mặt chị tối sầm lại. Chị như người vô hồn, khụy xuống trong nỗi đau đớn tuyệt vọng. Dần dần, được mọi người động viên, chị đã lấy lại tinh thần. Sau ngày miền Nam giải phóng, Tổ quốc thống nhất, gia đình chị đã nhiều lần nhờ đồng đội tìm kiếm hài cốt. Tuy nhiên, do thông tin có được khá mong manh, việc tìm kiếm vì thế gặp nhiều khó khăn và không có kết quả… 

Trong những ngày tháng 7 tri ân, tại Quảng Trị thời tiết nắng như “đổ lửa”, dòng người từ khắp mọi miền đất nước lại tụ về nghĩa trang liệt sĩ Quốc gia Trường Sơn để dâng hương tưởng nhớ các anh hùng, liệt sĩ. Với mỗi người, từ du khách đến thân nhân các liệt sỹ khi đến đây, tay dâng nén hương, mắt tìm kiếm những dòng tên thân thuộc và trong tâm khảm đều dành sự thành kính, biết ơn sâu sắc đến những người đã ngã xuống vì độc lập, tự do của Tổ quốc. Nơi đây, các phần mộ liệt sĩ nằm bên nhau ngay ngắn, thẳng hàng trong không gian tĩnh lặng, trang nghiêm với tiếng gió rì rào của rặng thông già và cái nắng bỏng rát. Trong đó, nhiều ngôi mộ chưa xác định thông tin… Đi sâu vào hàng mộ liệt sĩ thành phố Hà Nội, điều bất ngờ cháu học sinh trường Trung học Cơ sở quận Đống Đa nhìn thấy tấm bia có ghi họ, tên, địa chỉ rất rõ ràng: “Liệt sĩ Vương Xuân Vạn, sinh năm 1943, quê quán xã Đại Mạch, huyện Đông Anh, thành phố Hà Nội, nhập ngũ tháng 2/1964, hy sinh ngày 26/6/1972…”. Biết được thông tin, cháu gái nhanh chóng gửi thư về thông báo cho gia đình… Bức thư cháu viết hoàn toàn trùng với Giấy báo tử, cả nhà vỡ òa trong niềm vui khôn xiết. Sau 20 năm đã tìm thấy nơi yên nghỉ của anh ở nghĩa trang liệt sĩ Quốc gia Trường Sơn. Sau khi nhận được thông tin đầy đủ, chị Mai đã nhờ hai người em của chồng lên kế hoạch đi vào Quảng Trị đưa hài cốt anh về quê hương. Chuyến đi của hai anh rất suôn sẻ, được Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh và các bác quản trang rất quan tâm giúp đỡ, tạo mọi điều kiện. Điều bất ngờ là khi tiến hành bốc mộ cho anh trai mình, hai chú em lại nhìn thấy trên tấm bia nằm bên cạnh có ghi: “Vương Xuân Cấp… quê quán xã Đại Mạch, huyện Đông Anh, thành phố Hà Nội …”. Đây là người anh họ, nhập ngũ năm 1963, hy sinh năm 1972 tại mặt trận Quảng Trị. Hóa ra thật kỳ lạ, linh hồn các anh rất thiêng hiện lên báo cho gia đình biết để đưa về với đất mẹ… 

Những giọt nắng mùa Thu như dịu lại. Bà con làng xóm, họ hàng, bạn bè, đồng đội đổ về nhà ông Vương Xuân Cửu và bà Lê Thị Vân, là bố mẹ của liệt sĩ cùng nhau thắp nén hương trước linh cửu anh. Lễ truy điệu được Bộ Chỉ huy Quân sự thành phố tổ chức trang nghiêm theo nghi thức của Quân đội. Sau đó, an táng tại nghĩa trang quê nhà thôn Mạch Lũng, xã Đại Mạch, huyện Đông Anh, thành phố Hà Nội. Chị Mai chầm chậm bước chân giữa dòng người đưa tiễn anh. Chị bỗng khựng lại, khụy xuống, hai tay ôm chặt tấm bia, nước mắt chị trào ra, tiếng nói trở nên đứt quãng… Chị bật khóc nức nở: “Anh ơi! Khi anh đi vào chiến trường lần thứ hai, em đã có thai đứa con trai đầu lòng. Kể từ ngày đó, anh bỏ mẹ con em ra đi… đi mãi không một lần ghé thăm nhà, không chứng kiến con trai của mình lớn lên, cũng không thấy được bao vất vả của em và bố mẹ già ốm yếu… em đứng vậy nuôi con trưởng thành. Suốt nhiều năm qua, cả nhà cứ mong đợi anh về, nhưng anh lặng lẽ nằm lại trong nghĩa trang để mấy chục năm rồi, con của anh mới được gặp...”. Tiếng khóc của chị càng làm cho mọi người không cầm được nước mắt. Đoàn người đưa tiễn tỏa ra thắp hương trên các phần mộ của liệt sĩ, rồi mắt họ ngấn lệ, đôi bàn tay run run, những nén hương nghi ngút khói. 

Bà Lê Thị Vân, mẹ của liệt sĩ, xúc động không thể cầm được nước mắt. Bà run run đặt đôi bàn tay khẳng khiu, gầy gò lên tấm bia đá khắc tên người con trai cả. Những giọt nước mắt của bà lăn dài trên gò má, hình ảnh của con lấp đầy trong ký ức. Hơn 20 năm đằng đẵng, bà đã thỏa ước nguyện khi đứa con thân yêu đã về với quê hương. Bà nói trong nước mắt: “Đi tìm bao nhiêu năm mà không biết con nằm ở đâu? Đó là điều mà bản thân tôi luôn đau đáu trong lòng. Tuổi cao sức yếu, tôi luôn dặn dò hai đứa em phải tìm bằng được nơi anh con nằm lại. Giờ đây, tôi đã yên lòng rồi…”. Nhìn bà thật xúc động. Không xúc động làm sao được khi chứng kiến người mẹ già tóc đã bạc, ngồi bên mộ con trai là liệt sĩ giữa cái nắng vàng mùa Thu trong khói hương mờ ảo. Mẹ ngồi đó, vuốt ve lên bia mộ, kể về câu chuyện ngày con lên đường nhập ngũ, rồi sau đó là những tháng ngày mong ngóng tin con, ruột gan đau thắt khi đứa con không trở về…

Chiến tranh đã lùi xa hơn 50 năm, nhưng những đau thương, mất mát vẫn chưa thể xóa nhòa. Đó là hình ảnh nghĩa trang với bạt ngàn những ngôi mộ liệt sĩ trải dài hun hút, tưởng chừng như vô tận. Đứng trước hàng ngàn ngôi mộ liệt sĩ nằm ngay ngắn cạnh nhau, càng cảm nhận rõ hơn sự hy sinh lớn lao của các anh để giành lại độc lập, tự do cho dân tộc, thống nhất cho non sông. Những ngôi sao vàng năm cánh được gắn trên bia mộ nơi các anh yên nghỉ không bao giờ tắt trong lòng người dân đất Việt. Những ngôi sao sáng mãi trên con đường Trường Sơn - là lời tri ân, nhắc nhở các thế hệ mai sau trân trọng, gìn giữ và bảo vệ Tổ quốc thân yêu./.