Tới dự có đại diện Ban Tôn giáo Chính phủ, Ban Tôn giáo thành phố Hà Nội, các nhà khoa học và đông đảo nhân dân quận Tây Hồ thành phố Hà Nội.
Sau các báo cáo của 12 nhà khoa học là những giáo sư, tiến sỹ là những tham luận của các đại biểu tham dự.
Các báo cáo đã nhấn mạnh sự liên quan giữa bến Bạc và đền Cô Bơ ven sông Hông. Bến Bạc được xây dựng và phát triển khoảng 43 năm sau Công nguyên, nơi neo đậu tàu thuyền có quy mô lớn giúp dân địa phương giao thông thương mại... và còn là cảng Quân doanh vận chuyển, bôc xếp hàng quân sự để chhosng lại nhà Hán...trong thời giao thông đường thủy là chính.
Vào năm Tân Sửu thứ 4 trước Công Nguyên, Khi nhà Hán cho Mã Viện làm Phục ba tướng quân sang đánh Hai Bà Trưng và cô Bơ lúc đó là một tướng tài đánh bại nhiều đợt tấn công của quân Hán . Các báo cáo khoa học đều nhấn mạnh : sông Hồng tử lâu đã trở thành dòng sông đẹp của Việt Nam qua thủ đô Hà Nội xuất hiện khá nhiều di tích lịch sử mà Bến Bạc và đền Cô Bơ là một, ngoài ra còn có khá nhiều điểm như miếu Thượng Thụy xưa,miếu Xù, miếu Hai Cô, dền vua cha Bát Hải, miếu Thanh Khúc, đền Dầm...điều này cho thấy đền, miếu bên sông là những cơ sở tâm linh tôn giáo thiết yếu của sinh kế sông nước. Với đặc thù của ghềnh Bạc, thác Xù và những tai nạn kinh hoàng trên sông qua khu vực bến Bạc là một kết nối, bổ sung cho nhau ...
Trong chiến lược hướng ra sông Hồng của quận Tây Hồ thì Bến Bạc và đền Cô Bơ cần sớm trở thành điểm đến của du lịch sông Hồng.