Theo tài liệu được lưu giữ tại Viện Thông tin Khoa học Xã hội thuộc Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam, ký hiệu FQ408 Thần tích- Thần sắc thôn Hoành, thôn Liên Trì - làng Thượng Lâm, tổng Viên Nội, phủ (huyện) Mỹ Đức, tỉnh Hà Đông cũ (nay thuộc Hà Nội) chép:
Xã xã Thượng Lâm thờ 5 vị tôn thần: Thứ nhất là vị Cao Sơn Đại Vương - Tướng thời Hùng Duệ Vương, em của Tản Viên Sơn Thánh. Thứ 2 là vị Quý Minh Đại Vương- Tướng thời Hùng Duệ Vương, em của Tản Viên Sơn Thánh. Thứ 3 là vị Sơn Tinh Đại Vương- Ngài là 1 vị thần núi. Thứ 4 là vị Uy Đức Công - Tướng thời vua Lý Anh Tông. Thứ 5 là Vĩnh Hoa công chúa, ngài là 1 trong các vị tướng của Hai Bà Trưng.
Ngài hiện đang được phụng thờ tại Quán Trại Sở thuộc thôn Hoành, làng Thượng Lâm (nay thuộc xã Đồng Tâm, huyện Mỹ Đức, thành phố Hà Nội). Nơi đây trước đây một gò cao cây cối um tùm, thế đất long bàn hổ cứ, dòng sông Bùi lượn qua trước mặt và bên trái Đền.
Xưa kia còn có bến đò Trại Sở đưa người qua bên kia sông, có Quán Trại Sở để tôn thờ Vĩnh Hoa công chúa. Theo Thần tích của Trang Tiên Nha, làng Nguyệt Đức, huyện Yên Lạc, phủ Vĩnh Tường, tỉnh Vĩnh Phúc: tại Trang Mao Điền, Hồng Châu (Hải Dương) có nhà họ Phùng sinh được cô con gái đặt tên là Vĩnh Hoa, từ nhỏ nàng đã ham mê võ nghệ, cưỡi ngựa bắn cung.
Năm 18 tuổi không may cha mẹ qua đời, sau khi mãn tang nàng đã chu du khắp thiên hạ đến Trang Tiên Nha huyện Yên Lạc thì mở trường dạy võ nghệ. Đinh tráng Trang Tiên Nha và vùng lân cận theo về rất đông. Sau đó nàng Vĩnh Hoa đem quân theo Hai Bà Trưng, bà được phong là Nội thị tướng quân cùng đánh đuổi giặc Tô Định, khôi phục 65 thành trì của nước Nam (Giao Chỉ).
Sau khi cuộc khởi nghĩa của Hai Bà Trưng thất bại, nữ tướng Vĩnh Hoa đưa quân về cố thủ tại Trang Tiên Nha rồi hy sinh trên dòng sông Nguyệt Đức trong 1 lần giao chiến với quân Mã Viện. Sau khi hóa, nữ tướng Vĩnh Hoa luôn tỏ rõ linh ứng phù giúp các triều đại đánh giặc giúp nước nên được phong Vĩnh Hoa công chúa.
Năm 982, Vua Lê Đại Hành phong cho nàng là “Vĩnh Hoa nương linh hiển nữ quốc Công chúa”, năm sau lại phong “Hằng nga Uyển Mỵ, trinh thục phu nhân tôn thần”. Năm 1430, Vua Lê Thái Tổ phong cho nàng là "Đức hạnh đoan trang trinh tiết phu nhân”.
Theo Thần tích - Thần sắc Làng ( xã Thượng Lâm) có viết: Vị uy Đức Công là Vũ Khúc Tinh Quân sinh ngày 12 tháng 2 năm Nhâm Thân họ Đào ở Kinh Bắc Từ Sơn, ngài phù giúp vua Lý Anh Tông đánh Tống bình Chiêm. Một hôm ngài đến Thượng Lâm Trang Phủ Ứng Thiên…ngài mộng thấy Vĩnh Hoa Công Chúa âm phù giúp ngài bình Chiêm đánh Tống nên truyền cho Thượng Lâm Trang sửa sang lại Đền thờ Vĩnh Hoa công chúa”.
Như vậy theo thần tích thì Đền thờ Vĩnh Hoa công chúa được xây dựng trước thời vua Lý Anh Tông (1138-1175). Tại Quán hiện vẫn còn tượng pháp, câu đối, hoành phi. Cụ Trần Ngọc Viễn, đại diện dòng họ Trần chia sẻ: “Từ ngàn đời nay, dân tộc Việt Nam ta luôn gìn giữ và phát huy những truyền thống tốt đẹp, đó là tình yêu quê hương đất nước, đó là truyền thống uống nước nhớ nguồn hay truyền thống tôn sư trọng đạo…
Tất cả những truyền thống tốt đẹp đó giờ được nhân rộng phát triển, có sức lan tỏa mạnh mẽ từ thế hệ này sang thế hệ khác. Tạo nên những giá trị tốt đẹp, nhân văn trong lối sống và cách hành xử của từng cá nhân trong gowin99 . Đối với dòng họ chúng tôi, Đức Mẫu Vĩnh Hoa công chúa có một vị trí vô cùng quan trọng trong đời sống tâm linh và tinh thần của từng người con dòng họ Trần. Ngài đã bao bọc chở che và phù hộ độ trì cho chúng tôi nói riêng cũng như toàn thể nhân dân nói chung.
Nhiều đời nay, việc trông coi và hương khói cho ngài được dòng họ chúng tôi thừa phụng, đó là 1 vinh dự lớn lao và cũng là 1 trách nhiệm hết sức thiêng liêng. Từ đời cha ông cùa chúng tôi đã luôn răn dạy lòng biết ơn những bậc tiền nhân có công với nước với dân. Bài học uống nước nguồn ấy lại được chúng tôi truyền lại cho con cháu đời sau…”