link tải gowin99 mới nhất

Gặp lại chiến sĩ Thành cổ Quảng Trị 50 năm trước

Cơ duyên tôi biết đến người chiến sĩ bảo vệ Thành cổ Quảng Trị 50 năm trước là qua trang Facebook của Đại tá Trịnh Tùng Lâm, Phó Giám đốc Trung tâm Phát thanh và truyền hình Quân đội. Trên trang cá nhân, Đại tá Trịnh Tùng Lâm có chụp hình ảnh của một thương binh về thăm Thành cổ ngày 12-7.
thay-hieu-1658761979.jpg
Tác giả chụp với CCB- Thương binh Nguyễn Tứ Quý tại Chùa Phổ Môn, xã Nghi Liên, thành phố Vinh (Nghệ An)

 

Tôi thật sự thấy xúc động với hình ảnh này và quyết định tìm số điện thoại của ông, liên lạc và đến gặp trực tiếp với ông trong một ngôi chùa mà ông tá túc.


Ông là Nguyễn Tứ Quý, sinh năm 1953, quê ở thôn Trường Xuân, xã Phong Thịnh, huyện Thanh Chương, tỉnh Nghệ An. Ông là thương binh hạng 2/4, là cựu chiến binh của Đại đội 5, Tiểu đoàn 2, Trung đoàn bộ binh 101, Sư đoàn 325.
Tôi viết về ông không phải với tư cách một nhà báo mà là viết với vị trí là một giáo viên sử về những người đã góp phần làm nên lịch sử đầy đau thương nhưng hào hùng của 50 năm trước.
1. Khai thêm tuổi để viết đơn xung phong nhập ngũ.
Ông Nguyễn Tứ Quý sinh ra và lớn lên ở một làng quê nghèo của huyện Thanh Chương xứ Nghệ. Khi đang học dở lớp 8 ở quê nhà, nghe theo tiếng gọi của Tổ quốc, ông đã khai thêm 1 tuổi để đủ 18 tuổi, viết đơn xin tình nguyện nhập ngũ. Tháng 8 năm 1971, ông Quý trở thành người lính bộ binh thuộc biên chế của Đại đội 5, Tiểu đoàn 2, Trung đoàn 101 của Sư đoàn 325.
Sau khi ta giải phóng Quảng Trị, từ ngày 28/6/1972, quân đội Sài Gòn được không quân, hải quân Mỹ chi viện đã tổ chức cuộc hành quân phản công quy mô lớn mang tên “Lam sơn 72” nhằm đánh chiếm lại những vùng ta mới giải phóng. Cuộc chiến đấu bảo vệ vùng giải phóng Quảng Trị mà trọng điểm là Thành cổ Quảng Trị diễn ra trong giai đoạn đặc biệt khi Hội nghị Paris bàn về chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình ở Việt Nam đã bước sang năm thứ tư và đang đi tới giai đoạn quyết định.
Cuộc chiến đấu đã diễn ra vô cùng ác liệt suốt 81 ngày đêm để giữ vững thị xã, bảo vệ thành cổ. Quân và dân Quảng Trị đã vượt qua muôn vàn khó khăn, ác liệt trong bom đạn của kẻ thù, khắc nghiệt của thời tiết, bám trụ dũng cảm, kiên cường chiến đấu.
Tháng 5 năm 1972, đơn vị của ông nhận được lệnh vào Quảng Trị chiến đấu.  Đến tháng 9 năm 1972, đơn vị của ông rút khỏi Thành cổ để chiến đấu ở chốt của xã Triệu Hải, huyện Triệu Phong. Các loạt đạn pháo của địch ào ạt, tới tấp bắn từ Cửa Việt cùng với nhiều xe tăng địch ồ ạt tấn công. Ông đang ôm trên vai đạn B40 thì cánh tay trái của ông đã bị 1 viên đạn pháo rơi trúng. Cánh tay gần đứt, các đồng đội đã dùng dao cắt bỏ tại chỗ và tạm thời băng bó vết thương. Vì mất rất nhiều máu và sức lực, ông bị bất tỉnh tại trận địa từ 9h sáng đến hơn 5h chiều hôm đó. Ông được vận chuyển về tuyến sau ở Vĩnh Linh và sau đó ông được đưa ra Bắc điều trị ở Bệnh viện 101 ở Sơn Tây. Đến tháng 5 năm 1973, ông được xuất viện và đưa về an dưỡng ở Đoàn điều dưỡng thương binh 200 ở Nghĩa Đàn, tỉnh Nghệ An.
2. Trở về đời thường của một thương binh.
Tháng 9 năm 1973, sau khi ông Quý được cử đi học bổ túc gowin99 ở Trường gowin99 Quân khu 4 đóng tại xã Quỳnh Tam, huyện Quỳnh Lưu. Năm 1974, ông tham gia dự thi và đỗ vào Trường Đại học Tài chính – Kế toán ở Hà Nội (nay là Học Viện Tài chính) và đến năm 1978, ông ra trường và được chuyển về công tác Công ty xây lắp luyện kim thuộc Khu gang thép Thái Nguyên. Năm 1980, Bộ điều động ông chuyển về công tác ở Mỏ thiếc Quỳ Hợp đến năm 2022 thì nghỉ hưu.
Năm 1981, ông Quý lấy vợ là một cô giáo dạy Văn ở xã Phong Thịnh và có 2 người con. Đứa con gái đầu sinh năm 1982 hiện nay là giáo viên dạy tiếng Anh ở Trường THPT Diễn Châu 2 và đứa con trai thứ hai sinh năm 1985, hiện nay đang công tác ở Công ty sữa TH ở huyện Nghĩa Đàn.
Ông Nguyễn Tứ Quý là thương binh hạng 2/4 (71%) tại Thành cổ Quảng Trị và bị phơi nhiễm chất độc màu da cam khi chiến đấu ở Hướng Hóa- Quảng Trị. Nhiều năm qua, ông bị căn bệnh tiểu đường cùng với suy thận độ 1,  ba lần phỉa mổ tim vì hẹp mạch vành. Cứ mỗi lần trái gió, trở trời là lúc cơ thể ông lại bị tra tấn bởi những  cơn đau giật bắn người. Ông sống bằng thuốc Tây và thường xuyên đi khám, điều trị định kỳ bệnh tiểu đường ở Bệnh viện Nội tiết Nghệ An và khám tim ở Bệnh viện Đa khoa Nghệ An.
3. Chọn chùa là nơi để thiện tâm, thiện nguyện và nhớ tới đồng đội.
Trò chuyện cởi mở, thắng thắn với tôi, ông Nguyễn Tứ Quý cắt nghĩa câu chuyện ông đã chọn chùa là không gian sống và làm việc trong giai đoạn cuối đời của một cựu chiến sỹ Thành cổ năm xưa.
Một người lính đã chứng kiến nhiều sự mất mát, hy sinh của các đồng đội trong mùa hè đỏ lửa của Thành cổ Quảng Trị 50 năm trước. Và chính ông cũng đã để lại một phần xác thịt nơi chiến trường khốc liệt đó. Ông đã nói với tôi rằng, các đồng đội tôi hy sinh để tôi còn được sống. ông đã rất may mắn so với nhiều đồng đội khác khi chiến tranh kết thúc là còn sống để về gặp lại gia đình, quê hương. Ông nói, trong và sau chiến tranh, nghĩa vụ của ông với Tổ quốc và thiên chức với gia đình gia đình về cơ bản đã hoàn thành. Ông muốn vào chùa để có nhiều cơ hội làm thiện nguyện và chia sẻ với cựu chiến binh còn thiếu may mắn hơn ông.
Trải nhiệm nhiều biến cố trong chiến tranh và đời thường, ông bắt đầu có thời gian để tìm hiểu Phật pháp để sống an nhiên, an lạc. Năm 2011, ông Quý bắt đầu vào chùa giúp việc cho thầy ở chùa Chung Linh ở xã Phong Thịnh quê nhà. Đến năm 2017, ông đến sống và phụng sự tại chùa Phổ Môn, xã Nghi Liên, thành phố Vinh. Vừa là một Phật tử có ích cho đời, ông vừa làm hội viên của Hội chiến sỹ bảo vệ Thành cổ 1972 của Nghệ An, Phó Chủ tịch Hội chiến sỹ bảo vệ Thành cổ 1972 của huyện Quỳ Hợp.
Và giữa tháng 7 này, ông đã cùng các cựu chiến binh Hội chiến sỹ Thành Cổ 1972 Nghệ An hành quân vào Quảng Trị để gặp lại các đồng đội đang nằm ở các nghĩa trang liệt sỹ và rất nhiều liệt sỹ đã hóa xương thịt mình nơi dòng sông Thạch Hãn của 50 năm trước.
Tôi cũng là 1 giáo viên Sử có may mắn được vào Quảng Trị, thăm viếng rất nhiều địa danh lịch sử như Khe Sanh, Làng Vây, Tà Cơn, Cồn Tiên, Dốc Miếu, Đường 9, Đường Trường Sơn, Nghĩa Trang liệt sỹ Khe Sanh, Nghĩa Trang Liệt sỹ quốc gia Trường Sơn, Nghĩa trang liệt sỹ quốc gia Đường 9, sông Đắc Rông, sông Hiếu, sông Bến Hải, cầu Hiền Lương, Cửa Việt.
Đặc biệt, ngày 13/7, những giáo viên sử chúng tôi đã vào Thành Cổ, thắp những nén tâm hương lên Đài tưởng niệm các liệt sỹ Thành cổ và ra bờ Bắc sông Thạch Hãn để dự lễ cầu siêu, tham gia đêm hoa đăng đầy thiêng liêng và xúc động trên dòng Thạch Hãn. Thạch Hãn đã trở thành dòng sông của hoa đăng. Những người lính già đến từ mọi miền Tổ quốc đã hội tụ về đây, bến sông này để thì thầm “Đò ơi..Thạch Hãn xin chèo nhẹ / Đáy sông còn đó bạn tôi nằm /Có tuổi hai mươi thành sóng nước/ Vỗ yên bờ, mãi mãi ngàn năm” (Lê Bá Dương).
50 năm qua, lịch sử ngày càng lùi xa nhưng Thị xã Quảng Trị nhỏ bé đã luôn trở thành trung tâm thu hút sự chú ý của nhân dân cả nước và thế giới bởi tính chất hung bạo của kẻ thù và tinh thần chiến đấu dũng cảm vô song của quân và dân ta. Tấm ảnh về nụ cười chiến thắng về Lê Xuân Chính do phóng viên Đào Công Tính chụp như một bó đuốc luôn cháy lên một hy vọng mãnh liệt và một niềm tin bất diệt về khát vọng hòa bình, thống nhất non sông cho những người lính dám chiến đấu, dám hy sinh vì Tổ quốc.
Những người lính tuổi mười tám, đôi mươi Thành cổ Quảng Trị gắn với dòng sông Thạch Hãn bi tráng của 50 năm ấy, bây giờ cũng đã 70 tuổi. Chiến tranh đã qua đi, những vết thương trên thịt da vẫn hằn theo năm tháng. Cứ mỗi khi đến tháng 7 linh thiêng, dù sức khỏe ngày càng kém đi kèm theo rất nhiều bệnh tật, di chứng của chiến tranh đã và đang đọa đày thân thể nhưng  ông Nguyễn Tứ Quý và những cựu chiến binh Thành cổ năm xưa lại hẹn hò cùng nhau về thăm lại chiến trường của mùa hè đỏ lửa, thắp lên phần mộ các đồng đội những nén tâm hương ở các nghĩa trang liệt sỹ Trường Sơn, Đường 9, thả xuống dòng Bến Hải, Hiếu Giang, Thạch Hãn những ngọn nến hồng lung linh trong đêm chứa đầy nghĩa tình đồng đội.
Rời ngôi chùa mà cựu chiến binh Thành cổ Quảng Trị đang tá túc khi trời đã khuya, lòng tôi chứa đầy sự trăn trở với nhiều cảm xúc đan xen.
Tháng 7 hàng năm là tháng của sự đền đáp, tri ân. Với góc độ là một giáo viên sử, tôi chỉ mong mình luôn có một sức khỏe tốt để có thể đi thăm viếng nhiều di tích lịch sử chiến tranh cách mạng, để có thể viết về những người lính, những thương binh, liệt sỹ đã từng xếp bút nghiên lên đường ra trận, cống hiến trọn tuổi thanh xuân, xông pha thân mình trong lửa đạn vì Tổ quốc.
Tôi vẫn tin rằng, các giáo viên sử khi đến những địa chỉ như vậy sẽ dạy sử hay hơn, thuyết phục hơn. Nhắc lại ký ức đau thương để càng trân quý nền hòa bình. Sống trong nền hòa bình thì càng phải thấu hiểu cái giá của sự bình yên, càng phải biết tưởng nhớ, tri ơn  những người đã ngã xuống, biết ơn, đồng cảm, sẻ chia với những người lính đã để lại một phần xác thịt, xương máu nơi chiến trường.