link tải gowin99 mới nhất

Gặp gỡ tháng tư - 50 năm Quảng Trị

Đó chính là tinh thần chủ đạo của buổi ra mắt cuốn sách “Ký ức chiến trận (Quảng trị 1972-2022)”, tác giả Nguyễn Xuân Vượng (NXB Dân Trí, 2022) vừa tổ chức sáng nay 23-4-2022 tại Trung tâm Lưu trữ Quốc gia 1,  số 5 Vũ Phạm Hàm, phường Trung Hòa, quận Cầu Giấy, Hà Nội.
gap-go-thang-tu4-1650716191.jpg
 

 

Tác giả Nguyễn Xuân Vượng trước khi đi nghiên cứu sinh Sử học tại Ba Lan (hiện nay về lập nghiệp tại TP HCM) là cán bộ Tổng cục Lưu trữ Quốc gia. Anh từng là bộ đội tham chiến trực tiếp tại Mặt trận Quảng Trị 1972, với vai trò kế toán pháo binh (Kế toán không phải là người “tính toán và ghi chép tình hình biến động tài sản, tình hình thu chi trong một đơn vị” mà là “tính toán phần tử bắn dựa trên một bảng bắn đã có sẵn cho từng loại pháo khác nhau trong mặt trận”). Pháo binh là một trong những lực lượng tham chiến quan trọng của Quân đội ta ở Mặt trận Quảng Trị năm 1972. Nguyễn Xuân Vượng là một trong số ít những chiến sĩ còn được trở về. Thật lạ, là trong chiến trường bom đạn khốc liệt như vậy anh còn kịp ghi chép nhật kí, tuy ngắt quãng, nhưng cũng ghi được cơ bản những tháng ngày khói lửa, như anh nói: “Những câu chuyện được viết rải rác ở những thời điểm khác nhau dựa trên nội dung có thật trích xuất từ cuốn sổ ghi chép cá nhân của tôi”. 50 năm giờ nhìn lại, anh, đồng đội, những người bạn và những người thế hệ sau vẫn thấy thấm thía về cuộc chiến đấu vô cùng khốc liệt năm nào.

Sau một thời gian chuẩn bị, với quyết tâm chẳng khác gì vào trận, cách đây 2 tuần cuốn sách “Ký ức chiến trận (Quảng Trị 1972-2022)” đã in xong. Tác giả không muốn tổ chức một sự kiện gì quá ồn ào mà chỉ muốn gặp gỡ chia sẻ với một số người, trong đó có đồng ngũ, đồng đội, đồng hương Thanh Hoá và đồng môn (Trường ĐH Tổng hợp HN). PGS TS Phạm Thành Hưng, chiến sĩ Quảng Trị 1972 (hiện là thương binh), nguyên giảng viên Khoa Văn học, Trường ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn – ĐHQG HN là người dẫn chương trình. Ngoài 2 vị khách đặc biệt, Nhà Sử học Dương Trung Quốc cùng Nhà văn – Nhà báo Đặng Vương Hưng, tôi nhìn xuống khu triển lãm khá rộng rãi của Trung tâm Lưu trữ Quốc gia và nhận ra nhiều gương mặt: quen và lạ.

Đó là những người bạn cùng chiến hào: Phóng viên Phan Ngọc Bảo, Đại tá, PGS TS Phạm Ngọc Châu, Thiếu tá Nguyễn Tiến Hùng,  Đại tá - TS Nguyễn Văn Quang, Đại tá Lê Ngọc Quế, Đại tá Nguyễn Ngọc Thanh, Đại tá Nguyễn Đình Thắng, Thương binh Vũ Tiến,…

gap-go-thang-tu6-1650716191.jpg
 

Đó là các bạn học cùng Trường Cấp 3 Lam Sơn (Thanh Hoá): Đỗ Thị Dung, Đại tá Nguyễn Thị Thịnh.

Đó là các bạn Cựu chiến binh Trường ĐH Tổng hợp Hà Nội: Đại tá Hoàng Đình Hùng, Nhạc sĩ Nguyễn Quý Lăng, PGS TS Đào Anh San, Nhà báo Phùng Huy Thịnh, Thiếu tướng Nguyễn Sinh Xô.

Đó là các bạn đồng môn khoa Lịch sử Trường ĐH Tổng hợp Hà Nội: TS Nguyễn Vân Chi, Nhà báo – Đại tá Đinh Việt Dũng, Nguyễn Hồng Hà, Đậu Thị Hà, Nguyễn Thị Hồng Mai, Lê Đình Phụng, PGS TS Vũ Thị Kim Phụng,..

Đó là các bạn từng học tại nước bạn Bungari: TS Dương Thị Hương, Nhà văn – Họa sĩ Trần Thị Trường, chị Yến…

Đó là các đồng nghiệp với Nguyễn Thanh Hà (phu nhân của tác giả Nguyễn Xuân Vượng), cùng ngành Ngữ văn và Ngôn ngữ học, có người cùng công tác tại Khoa Việt Nam học và tiếng Việt: Nhà thơ – TS Phạm Đình Ân,  PGS TS Nguyễn Hồng Cổn, GS TS Đinh Văn Đức, PGS TS Nguyễn Xuân Hoà, ThS Đào Văn Hùng, TS Nguyễn Thị Việt Hương, TS Trần Đại Nghĩa, TS Nguyễn Thị Nguyệt, Nhà văn Nguyễn Trọng Tân, Nhà báo Thái Chí Thanh, TS Lê Văn Trường,…

gap-go-thang-tu3-1650716191.jpg
 

Đó là các vị ở Hội hữu Nghị Việt Nam – Ba Lan: Ông Hồ Hưng, bà Nguyễn Việt Triều.

Đó là những “nhân vật chủ nhà” (Trung tâm Lưu trữ QG) vô cùng nhiệt tình, mến khách, chu đáo: Trần Mai Hương (Giám đốc), Nguyễn Thị Thu Hoài (Phó Giám đốc), Hà Văn Huề, Đặng Thị Đào, TS Đào Thị Diến (đồng nghiệp),…

Tôi không thể điểm hết họ tên, cũng vì bận tham gia Ban Tổ chức và cũng không quen mặt hết.

Đã có nhiều ý kiến phát biểu, trao đổi, chia sẻ rất hay, rất tâm huyết, trong đó có phát biểu của Nhà sử học Dương Trung Quốc (người có cuốn sách nổi tiếng “Thời gian như thuốc hiện hình”) và Nhà văn Đặng Vương Hưng (người đã sưu tập, biên soạn và xuất bản nhiều nhất các tập hồi kí chiến trường). Cuối cùng tham gia đọc thơ và hát có Phạm Văn Tình, Phùng Huy Thịnh, Nguyễn Quý Lãng,…

Buổi “gặp gỡ tháng tư” đón chào Ngày Giải phóng miền Nam – Thống nhất Đất nước thật sự là rất đông, rất ấm cúng, rất cảm động. Tác giả Nguyễn Xuân Vượng, vì quá nhiệt tình, chu đáo (muốn trực tiếp kí tặng từng người tới dự) thành ra sau khi buổi gặp gỡ kết thúc, anh đã mê mải kí. Khi hoàn tất chữ kí cuối cùng, nhìn lên thì mọi người đã kết thúc tiệc cocktail từ lúc nào. Khi tôi ngồi viết những dòng tường thuật này, có lẽ anh đã chạy ra phố ăn phở cũng nên.

gap-go-thang-tu1-1650716191.jpg
 
gap-go-thang-tu2-1650716191.jpg
 
gap-go-thang-tu5-1650716191.jpg