... Vào một buổi chiều đầu tháng 8 năm 1999, anh Hà Đình Cẩn, Vụ trưởng vụ Kế hoạch Đầu tư Bộ GTVT gọi tôi nói : Bộ Chính trị đã đồng ý cho xây dựng tuyến đường xuyên Việt thứ 2 dựa theo con đường Trường Sơn năm xưa và lấy tên là đường Hồ Chí Minh và giao Bộ Giao thông vận tải làm chủ quản và chính anh sẽ làm TGĐ Ban quản lý này...Sáng mai 8 giờ mời chú sang 80 Trần Hưng Đạo họp báo công bố thành lập Ban quản lý nhé...
Ngay sau đó, một ban quản lý mới xây dựng tuyến đường đã được thành lập cùng với việc thành lập các phân ban địa phương, là Sở Giao thông có tuyến đường đi qua với tổng chiều dài 3.167 km, nối từ Cao Bằng tới Cà Mau , đa phần dựa trên nền tảng của con đường Trường Sơn huyền thoại năm xưa. Cố vấn cho tuyến đường đã được Bộ Chính trị chỉ định là Tướng Đồng Sỹ Nguyên, tư lệnh binh đoàn Trường Sơn năm xưa, nguyên là Phó Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng kiêm Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải (tương đương phó Thủ tướng bây giờ).
Con đường được xây dựng tổng lực với sự tham gia của nhiều lực lượng. Ngoài các Tổng công ty xây lắp chuyên ngành trong Bộ GTVT thì còn có các đơn vị thi công của Binh đoàn 12 ( bộ đội Trường Sơn) Binh đoàn 11 ( Bộ đội Công binh ... cùng các đơn vị của các Bộ Xây Dựng, Bộ Nông Nghiệp và các đơn vị xây dựng giao thông địa phương tham gia.
Trải qua 24 năm vừa xây dựng vừa khai thác, tuyến đường xuyên Việt thứ hai xuyên dãy Trường Sơn với chiều dài 3.167 km đã phát huy được hiệu quả kinh tế, đặc biệt đối với sự phát triển kinh tế ở các tinh miền Trung và Tây Nguyên . Không chỉ vậy, đường Hồ Chí Minh còn là tuyến dự phòng đắc lực khi cục bộ tuyến đường 1A của ta bị lũ do mưa lớn...
Hiện nay nhiều đoạn quan trọng trong tổng số 1.234 km của tuyến đường đang được nâng cấp thành đường cao tốc để phù hợp với sự phát triển kinh tế cả nước, đặc biệt là các tỉnh miền Trung và Tây Nguyên. Đường Hồ Chí Minh góp phần làm ràng ngời sức sống Việt Nam.