“Đụng lợn Tết” ở làng quê Bắc Bộ có từ xa xưa, qua thời bao cấp và đến nay tuy có mai một nhưng vẫn có tính hấp dẫn riêng. Bởi đụng lợn không hẳn chỉ là “mua và chia thịt” mà ở đó nó thấm đẫm tình đoàn kết anh em, dòng họ, làng xóm.
Chúng tôi đã tranh thủ về thăm, mục sở thị tục “đụng lợn Tết” vào ngày giáp Tết năm nay của đại gia đình ông Nguyễn Tiến Thịnh (ảnh bên trái) ở bờ nam sông Phó Đáy tại thôn Yên Thượng, xã An Hoà, huyện Tam Dương, tỉnh Vĩnh Phúc. Những tiếng lợn kêu eng éc lúc sáng sớm những ngày giáp Tết làm rộn ràng cả xóm làng. Làng trên xóm dưới vang lên tiếng dao, thớt, tiếng chày cối giã giò, gói bánh chưng. Không khí làng quê trung du ngày giáp Tết nhộn nhịp, sôi động, thật đầm ấm. Điều đó đã để lại ấn tượng về Tết Nguyên đán cổ truyền không bao giờ phai chính là “đụng lợn Tết” thể hiện tập quán kết đoàn, nhân ái phổ biến ở nông thôn đồng bằng Bắc Bộ vẫn tồn tại một cách đáng trân trọng.
Ông Nguyễn Tiến Thịnh nay tròn 92 tuổi, gần 65 năm tuổi Đảng, là cựu chiến binh tham gia hai cuộc kháng chiến cứu nước. Tuy tuổi cao nhưng ông Thịnh vẫn mạnh khỏe, hiểu biết khá sâu sắc phong tục, tập quán nơi đây. Ông vẫn ham đọc sách, báo, nhất là sách tìm hiểu về lịch sử cội nguồn của dân tộc mà không cần phải đeo kính. Tuổi cao mắt sáng trở lại. Nhiều gia đình ở làng Yên Thượng mỗi khi có việc hiếu đều tín nhiệm nhờ ông viết điếu văn tiễn biệt người quá cố khá xúc động.
Ông Thịnh có 7 người con đều yên bề gia thất, hiện có tới 24 cháu, 34 chắt nội ngoại, từ nhiều năm nay vẫn duy trì tục “đụng lợn” vào những ngày giáp Tết Nguyên đán. Con cháu ông thường rủ nhau ba bốn gia đình chung đụng một lợn ăn Tết. Từ rằm tháng Chạp, con lợn nuôi để đụng Tết có chế độ ăn “sạch” để đảm bảo thịt lợn giữ được đúng chất “lợn quê” là “lợn sạch” thơm ngon. Con trai thứ là ông Nguyễn Tiến Thanh tiếp tục làm thịt con lợn hơn 100 kg hơi. Giá thịt lợn hơi năm nay rẻ hơn năm ngoái một chút, chỉ 55.000 đ/kg, thịt móc hàm chỉ gần hơn 100.000đ/kg. Con lợn đụng Tết năm nay của con cháu ông Thịnh chỉ hơn 6 triệu đồng, “của nhà nuôi được” vừa rẻ, vừa bảo đảm an toàn vệ sinh thức phẩm, nhất là trong những ngày Tết.
Không khí “đụng lợn Tết” vào những ngày giáp Tết ở thôn quê Tam Dương vẫn tưng bừng. Con cháu trong gia đình xúm nhau làm thịt lợn, nói cười rôm rả. Cánh đàn ông người đun nước, người cạo lông, người làm lòng, đánh tiết canh. Phụ nữ thì chuẩn bị muối mắm, rổ rá, lá chuối đựng phần. Thế là con cháu trong đại gia đình ông Nguyễn Tiến Thịnh đã có thịt làm giò, gói bánh chưng. Tối lại được ngồi quanh lò than, canh nồi luộc bánh, được ngưởi mùi lá dong tỏa ra ngai ngái, mùi gạo nếp thơm, mùi thịt lợn béo ngậy.
Ông Nguyễn Tiến Thịnh cho rằng, những gia đình duy trì được phong tục “đụng lợn Tết” phải đoàn kết, hoà thuận. Bởi đụng lợn không chỉ là để chia thịt, liên hoan đại gia đình nội, ngoại để tất niên, cùng nhìn lại năm đã qua mà còn là sự quây quần, hội tụ, sung túc, đủ đầy, chúc phúc lẫn nhau, chuẩn bị đón năm mới với khát vọng vươn lên làm giàu chính đáng, đời sống sung túc hơn.
Đất nước đổi mới, đời sống ngày càng khấm khá, nghĩ đến thuở trước, đời sống khó khăn, thiếu thốn khi còn nhỏ sống ở quê, mọi người đã từng trải qua cái cảm giác mong chờ Tết đến, mong chờ cái thời khắc mổ lợn ăn đụng, và bọn trẻ con sau khi được người lớn phân công đun nước sôi để cạo lông lợn đã luôn quẩn quanh trong đám người lớn mổ lợn chờ để xin cái đuôi lợn luộc chia nhau ăn. Tết của những ngày xưa đói kém, có khi cả tháng mới được ăn một bữa thịt, vì thế bọn trẻ mong hôm mổ lợn ăn đụng như mong Tết, vì khi thịt được chia về nhà, chắc chắn đứa nào đứa nấy sẽ được cha mẹ cho ăn thoải mái, ăn đến no chán. Tết bây giờ, trong đám mổ lợn ăn đụng, trẻ con hầu như không còn có được cảm giác mong đợi, sung sướng như xưa, bởi sự đủ đầy về vật chất, ăn uống chẳng khi nào thiếu đồ ăn ngon, nên chẳng mấy đứa thèm thịt...!
Tục “đụng lợn” bỗng dưng mai một trong khoảng vài chục năm, khi mà điều kiện sống khá giả dần lên, nền kinh tế thị trường hàng hóa phát triển. Tết của thời hiện đại ngày nay đã ít nhiều bị "nhạt" đi, bởi bây giờ kinh tế khá giả khiến Tết đủ đầy hơn về vật chất. Tết bây giờ người ta chỉ cần bỏ tiền ra, đi siêu thị, đi chợ mua sắm một buổi là có đủ đầy mọi thứ. Ngay cả việc chuẩn bị gói, rồi nấu bánh chưng bánh tét, nhiều gia đình cũng bỏ qua để chuyển qua mua cho tiện. Thịt lợn, giò chả, thậm chí cả thịt gà người ta mổ sẵn khi có tiền cũng có đủ đầy, không phải tự tay làm gì hết... Chính vì thế mà ít ai phải lo tới thịt thà cũng như các loại thực phẩm khác để ăn Tết.
Nhưng mấy năm trở lại đây, nhất là sau đại dịch CoVid 19, tục “đụng lợn” lại có xu hướng quay trở lại khi Tết đến xuân về, bởi lẽ trong lúc mà nguồn thực phẩm nói chung, cũng như thịt lợn nói riêng đã, đang ngày càng bị "ô nhiễm" đến mức báo động, thì nhiều người dân quê lại thích được ăn Tết bằng thịt lợn ngon, sạch, đảm bảo tuyệt đối vệ sinh an toàn thực phẩm do chính gia đình nuôi được. Nhiều gia đình không chỉ quay lại với tục “đụng lợn” và cũng hạn chế việc mua bánh chưng, bánh tét, mà tự gói và nấu ở nhà tuy bận rộn, nhưng không khí Tết thêm phần phấn chấn, vui vẻ... Thói quen của người dân quê là Ngày Tết tự tay làm lấy để ăn, mệt nhưng vui, đầm ấm và thấm đượm tình làng nghĩa xóm, “Tắt lửa tối đèn có nhau”. Nhất là bối cảnh năm nay, tuy đã khống chế được dịch CoVid 19 vẫn chưa được đẩy lùi hoàn toàn, cấp có thẩm quyền khuyến cáo thực hiện 2 K (khử khuẩn và khẩu trang) cùng một số biện pháp khác để phòng chống dịch CoVid 19 trong tình hình mới thì “đụng lợn Tết” ngày càng thêm ý nghĩa sâu sắc.
Ngày nay chất lượng cuộc sống đã nâng lên, các loại thực phẩm chế biến sẵn bày bán phục vụ cho những ngày tết rất đa dạng, phong phú nhưng tục “đụng lợn” vẫn được người dân vùng quê này coi trọng. Đó cũng là hoạt động gowin99 mang cộng đồng gắn kết tình nghĩa làng quê hàng nghìn năm.
Do đó, sự quây quần, sum tụ đông vui khi “đụng lợn” như khúc nhạc dạo đầu cho Tết Nguyên đán, tạo ra không khí tưng bừng và háo hức. Đây là nét đặc trưng gowin99 của người Việt ở làng quê Bắc Bộ khi Tết đến, Xuân về, là nếp sống cộng đồng cần được duy trì, phát huy.