link tải gowin99 mới nhất

Dư âm đêm diễn xướng chầu Văn

Nghệ thuật diễn xướng nghi lễ chầu văn đồng bằng Bắc Bộ lần thứ 8 đã diễn ra tại nhà hát chèo Việt Nam (Kim Mã, Hà Nội) vào trung tuần tháng 5 - 2022 vừa qua.
chau-van-tai-kim-ma-1653204452.jpg
 

 

   Đây là hoạt động văn hoá thường niên do Hội nghệ sĩ sân khấu Việt Nam tổ chức, nhằm tôn vinh giá trị văn hoá tín ngưỡng thờ Mẫu của người Việt đã được tổ chức UNESCO vinh danh là di sản văn hoá phi vật thể đại diện của nhân loại.

   Tới dự buổi diễn xướng nghi lễ chầu văn có ông Tạ Quang Đông, Thứ trưởng Bộ Văn hoá, Thể thao và du lịch, cùng các đồng chí lãnh đạo cục văn hoá cơ sở, và đông đảo các thanh đồng đạo quan từ mọi miền đất nước hội tụ về đây.

  Mỗi nghệ nhân được thể hiện một giá hầu Mẫu, hầu Thánh (trong 36 giá đồng) vô cùng sinh động, hấp dẫn. Mỗi giá hầu là sự tích, là công đức của một vị anh hùng dân tộc, danh nhân văn hoá tiêu biểu đã hiển thánh trong suốt chiều dài lịch sử của dân tộc. Từ đức thánh Trần Hưng Đạo đến bà chúa Thác Bờ Đinh Thị Vân (người dân tộc Mường). Từ đại tướng Đông Nhung chầu Bát Nàn Vũ Thị Thục Nương đến quan lớn Tuần Tranh ẩn hiện trong hình hài tướng quân Cao Lỗ... Đó là những nhân vật lịch sử hoặc thân thế đã sáng tỏ, hoặc là hình bóng ảo mờ của một danh nhân đất Việt từ bao đời nay.

  Trên nền nhạc dân gian tuyệt vời, trong khung cảnh ảo mờ khói hương, mỗi giá hầu đều đem lại cho khán giả một cảm xúc hưng phấn, xoá nhoà ranh giới thần linh với đời sống thực tại. Nghi lễ diễn xướng chầu văn đi vào lòng người và tồn tại bền bỉ chính là ở điểm đó.

  Sau đêm diễn xướng đầy ấn tượng, chúng tôi có gặp gỡ Nghệ nhân dân gian, Thanh đồng Nguyễn Hoài Thanh (Hằng), hiện là đồng đền thủ nhang đền Chín Giếng tại Biên Hoà, Đồng Nai. Nghệ nhân ra tham dự lần này với giá hầu Chầu Bé.

chau-van-tai-kim-ma2-1653204452.jpg
 

  Hoá thân vào nhân vật, Thanh Hằng như một cô bé người dân tộc vô cùng tươi trẻ, nhí nhảnh như bông hoa rừng. Khác hẳn với Chầu Bà đoan trang và uy nghiêm, chầu Bé hồn nhiên trong sáng như một hậu duệ, một truyền nhân kế tục của các Thánh Bà. Phải chăng các thánh minh Việt Nam cũng đủ các tầng lớp kế cận truyền từ đời này qua đời khác thành một mạch nguồn thiêng liêng không bao giờ vơi cạn. Phải chăng đó là nét đặc thù vô cùng đặc sắc của tâm linh Việt Nam?

  Nghệ nhân Nguyễn Hoài Thanh (Hằng) cho biết : “Khi bắc ghế hầu Thánh, ban đầu còn cảm nhận được thế giới xung quanh. Nhưng khi được vị Thánh ốp bóng thì mình không còn điều khiển được hành vi của chính mình nữa. Lúc đó em cứ tự nhiên diễn theo các làn điệu mà cung văn thể hiện về sự tích, nhân thân, công lao hay chiến tích của vị Thánh”.

  Chúng tôi hỏi nghệ nhân có được đào tạo hoặc được thầy truyền dạy hay không? Thanh Hằng trả lời : “người sang khăn mở phủ cho em là đồng cựu Trần Thị Liễu. Ai cũng biết thầy qua cái tên thường gọi là nhà ngoại cảm Trần Ngọc Ánh. Vừa qua thầy cũng được nhà nước phong tặng danh hiệu “nghệ nhân ưu tú”. Trong quá trình chúng em trưởng thành, nhiều khi thầy cũng uốn nắn, nhắc nhở em trong hoạt động tâm linh cũng như khi tham gia diễn xướng hầu đồng. Chúng em biết và luôn tôn trọng thầy đúng như trong văn có câu : “Trên thờ Phật Thánh, dưới theo đồng thầy.”...

  Đêm diễn xướng chầu văn lần thứ 8 đã khép lại, nhưng dư âm vẫn còn vang vọng, luôn nhắc nhở các thanh đồng Đạo quan phải sống sao cho xứng đáng với niềm tin yêu của cộng đồng, nhất là phải làm sao xứng đáng là những người con của Thánh Mẫu bất tử !