Mặc dù tuổi đời còn trẻ nhưng đồng thầy Trần Văn Hải đến nay đã có 26 năm theo và cống hiến cho tín ngưỡng. Trong quá trình thực hành tín ngưỡng 26 năm không phải là quãng đường dài, nhưng cũng không phải là ngắn
Như một sự sắp đặt của Trời Phật, đồng thầy Trần Văn Hải có cơ duyên với đạo Mẫu và ra hầu thánh năm 8 tuổi. Ngày đó cậu hay ốm yếu, không ăn, không ngủ, được gia đình cho đi các bệnh viện khám thì không có bệnh tật gì nhưng về nhà thì cậu vẫn là đứa trẻ ốm yếu. Gia đình còn chạy chữa khắp nơi mong bệnh tình tiến triển nhưng bệnh tình vẫn như cũ không có tiến triển gì. Một thời gian sau, mẹ cậu biết con mình có căn đồng, số lính nên cho cậu ra cửa Mẫu trình đồng, mở phủ và thực hành các nghi lễ tín ngưỡng nên bệnh tình cậu tiến triển không còn ốm đau như trước nữa.
Vào những ngày đầu năm, tiếp chúng tôi trong căn nhà ấm áp của đồng thầy Trần Văn Hải, cậu trầm ngâm rồi kể cho chúng tôi về những câu chuyện liên quan đến cuộc đời cậu. Từ khi bén duyên đến với việc Tiên Thánh, cần mẫn sớm hôm với việc đền phủ, được tiếp nhận ân điển của các bậc Thánh Tiên và đặc biệt được gần gũi và chỉ bảo dẫn dắt của các bậc trưởng thượng đi trước. Bằng lòng thành kính đối với đạo và lòng hiếu học năm lên 9 tuổi cậu được gửi theo học chữ nho do cụ đồ trong làng dạy với mong muốn tiếp nối, phát huy các giá trị của di sản cha ông để lại.
Mặc dù, tuổi đời còn trẻ nhưng đồng thầy Trần Văn Hải đến nay đã có 26 năm theo và cống hiến cho tín ngưỡng. Trong quá trình thực hành tín ngưỡng 26 năm không phải là quãng đường dài, nhưng cũng không phải là ngắn trải qua nhiều khó khăn nhưng luôn đồng hành cùng cậu là gia đình và nhũng người thân xung quanh đó là niềm động viên lớn nhất để cậu vững tâm đi sâu tìm tòi, nghiên cứu về Thực hành tín ngưỡng thờ Mẫu của người Việt. Theo như chia sẻ của cậu thì Thực hành tín ngưỡng thờ Mẫu có từ thủa xa xưa thời hồng hoang của lịch sử dựng nước của dân tộc, đất nước ta là đất nước có nền văn minh lúa nước, nên con người luôn tôn trọng thiên nhiên lấy các biểu tượng trời đất nước làm đại diện cho vũ trụ lấy hình ảnh người mẹ đại diện cho thiên nhiên “ Mẹ Thiên Nhiên” và hình tượng đó được dựng lên qua truyền thuyết mẹ Âu Cơ. Qua dòng chảy của lịch sử các triều đại thì tín ngưỡng Tứ Phủ và nghi thức hầu bóng phát triển cả bề rộng và chiều sâu. Cũng theo cậu Thực hành tín ngưỡng thờ Mẫu có sức sống lâu bền, được nhân dân gìn giữ, tôn sùng là vì trong Tứ Phủ, những hóa thân của Thánh Mẫu lại là những nhân thần, mà theo quan niệm dân gian thì những con người ấy có đời sống trần gian và là những người tài giỏi có công với đất nước, với nhân dân. Một hiện thân của Thánh Mẫu tối cao là Liễu Hạnh Thánh Mẫu ( Thiên Tiên Thánh Mẫu) con người tuy gốc ở cõi tiên trên thiên đình nhưng đầu thai thành người trần có chồng có con. Trong hàng ngũ vị Quan lớn, theo quan niệm dân gian, nhiều vị Thánh đã từng là những nhân vật lịch. Quan Tam Phủ gốc là vị tướng thời Hùng Vương, Quan lớn Tuần Tranh là Cao Lỗ, một danh tướng thời An Dương Vương... Trần Hưng Đạo và các bộ tướng của ông như Phạm Ngũ Lão, Trần Quang Khải cũng được tích hợp vào điện thần Tứ Phủ. Việc nhân hóa và lịch sử hóa các thần linh, gắn các thần linh Tứ Phủ với lịch sử dựng nước và giũ nước của dân tộc. Tuy là thế giới thần linh siêu nhiên đầy quyền năng nhưng gần gũi với con người, thể hiện được lòng yêu nước, giúp con người vượt qua những rủi ro, mang lại tài lộc, sức khỏe. Thông qua tín ngưỡng Tứ Phủ nhân dân muốn thể hiển lòng yêu nước, tinh thần dân tộc, khẳng định sự trường tồn của dân tộc.
Suốt những năm tháng hoạt động thức hành tín ngưỡng thờ Mẫu, cậu luôn gương mẫu chấp hành tốt chủ trương, chính sách của Đảng và pháp luật của nhà nước. Cậu luôn là tấm gương sáng cho con nhang, đệ tử và nhân dân học tập noi theo. Cậu luôn tham gia vào các hoạt động từ thiện nhân đạo bằng cả vật chất và tinh thần. Các công tác đền ơn đáp nghĩa, giúp đỡ người nghèo, trong đại dịch Covid 19 cậu cũng dành nhiều thời gian, tiền bạc ủng hộ những gia đình bị ảnh hưởng trong đại dịch. Trên cương vị là chi hội phó chi hội bảo vệ phát huy “Tín ngưỡng thờ Mẫu Tam Phủ của Người Việt” huyện Giao Thủy, tỉnh Nam Định cậu đã cũng các đồng thầy thanh đồng trong chi hội có nhiều cống hiến làm được nhiều việc ý nghĩa giúp cộng đồng gowin99 đẩy lùi những khó khăn. Giúp người nghèo vượt qua nghịch cảnh vươn lên trong cuộc sống. Trong năm 2021, cậu đã cùng câu lạc bộ ủng họ 30 triệu đồng cho quỹ Covid 19 của tỉnh, ủng hộ các chốt chống dịch toàn tỉnh 40 triệu đồng và trao 200 xuất quà trong chương trình Tết vì người nghèo tại địa phương...
Năm 2009, đồng thầy Trần Văn Hải lập Điện “Cửu Tỉnh Vọng Từ” khi mới 22 tuổi nhưng từ đó đến nay, cậu Hải luôn cố gắng tìm cách để bảo tồn, gìn giữ và phát huy nét đẹp trong thực hành tín ngưỡng thờ Mẫu Tam Tứ phủ của người Việt. Hàng năm, cậu tham gia các liên hoan gowin99 , liên hoan diễn xướng chầu văn ở nhiều địa phương và cả quốc tế để giới thiệu nét đẹp và mong muốn giới thiệu di sản gowin99 phi vật thể của nhân loại đến với nhân dân và bạn bè quốc tế. Qua đó quảng bá sâu rộng nét đẹp trong thực hành tín ngưỡng thờ Mẫu Tam Tứ Phủ đến bạn bè quốc tế thông qua những giá hầu, những lời văn mang tinh thần dân tộc sâu sắc. Với cậu Hải việc bảo tồn di sản không của riêng ai, bảo tồn di sản là việc cần làm và phải làm ngay, làm thường xuyên và làm với tinh thần và thái độ nghiêm túc. Do vậy, với những kiến thức tìm tòi, học hỏi, nghiên cứu cậu đã tham gia nhiều hội thảo khoa học để có những đóng góp, những cái nhìn của cá nhân vào công cuộc bảo tồn di sản thực hành tín ngưỡng thờ Mẫu của người Việt. Cậu cũng truyền dạy cho hàng trăm con nhang đệ tử của mình để làm đúng thực hành đúng tín ngưỡng thờ Mẫu tránh tình trạng làm sai trái mất đi nét đẹp của giá trị di sản.
Đền Ba Giáp là ngôi đền cổ tại xã Hải Phương, huyện Hải Hậu, tỉnh Nam Định thờ Trạch Hải Đại Vương, Đức Thánh Trần và Vân Hương Thánh Mẫu. Là ngôi đền cổ nhiều hạng mục đã xuống cấp trong nhiều năm qua. Bà con nhân dân địa phương mong muốn tu tạo để ngôi đền xứng danh với truyền thống lịch sử của ngôi đền. Năm 2021, được tín nhiệm của lãnh đạo và nhân dân cậu về làm Thủ nhang.Từ khi nhận trách nhiệm cậu bắt tay ngay vào cho tu tạo lại nhà liệt tổ nhà khách theo đúng kiến trúc cổ của ngôi đền để nhân dân có nơi sinh hoạt tín ngưỡng tâm linh. Việc trùng tu, tôn tạo với kinh phí nhân dân đóng góp và nguồn kinh phí do đồng thầy Trần Văn Hải đóng góp. Trong quá trình tôn tạo dù gặp nhiều khó khăn do nguồn kinh phí còn hạn chế nhưng cậu luôn một lòng nhất tâm để hoàn thành công việc trùng tu, tôn tạo. Cậu luôn tâm niệm đã là nhiệm vụ Phật Thánh giao phó thì dù khó khăn, vất vả thế nào cũng phải cố gắng hoàn thành. Đền không những có giá trị lịch sử mà trong kháng chiến chống Pháp đền là nơi nuôi dưỡng cán bộ, là kho chứa vũ khí của quân đội. Sắp tới đây nhân kỉ niệm 200 năm ngày thành lập đền và kỉ niệm 722 năm ngày mất anh hùng dân tộc Trần Hưng Đạo dự kiến công trình này được hoàn thành và đưa vào sử dụng. Hiện nay, một ngôi đền khang trang dần hiện lên xứng đáng với tầm vóc và ý nghĩa lịch sử.