link tải gowin99 mới nhất

Đối mặt với tử thần

( Nhớ về một trận chiến đấu đầu Xuân 1972). Tháng 12/1971, trong một trận đánh, đơn vị tôi đã giành chiến thắng dòn dã tiêu diệt một thiết đoàn 17 chiếc xe tăng của Ngụy Sài Gòn tại Đồi Chùa bắc Cồn Tiên; đại đội có hơn 100 người tham gia trận đánh, chỉ hy sinh 2 và 2 cán bộ chiến sỹ bị thương. Với chiến thắng  này, đại đội 9 của chúng tôi tiếng vang lừng lẫy khắp mặt trận B5.
thi-xa-dong-ha-1656318495.jpg
Thị xã Đông Hà 1972. Ảnh do tác giả cung cấp

 

Sau trận đánh đó, đơn vị vừa nghỉ ngơi vừa luyện tập và ăn tết Nguyên đán Tân Hợi, đến gần hết tháng 3 ( giữa tháng 2 âm lịch ) mới tham gia chiến dịch Xuân 1972 giải phóng hoàn toan tỉnh Quảng Trị. Tôi được điều về tiểu đội cối 60 ly, học khẩn trương để chuẩn bị cho các trận đánh sắp tới.

Lần này mặt trận tín nhiệm giao cho đại đội tôi đánh 1 chiến đoàn xe bọc thép của địch thường đóng tại Thôn Nhị Thượng, xã Do Mỹ, huyện Do Linh nằm sát cao điểm 31, phía Tây cảng Cữa Việt chừng 6 km, phối hợp với Đoàn 1A đặc công Hải quân ( Lữ 126 sau này) đánh tàu chiến tại cảng Cữa Việt.

Đúng 16h ngày 30/3/1972 cả đại đội vượt sông Bến Hải qua bến đò Tùng Luật thuộc xã Vĩnh Giang, Vĩnh Linh cách cầu Hiền Lương tầm hơn 2 km về phía Cữa Tùng.

Bên kia sông là vùng Cát Sơn, Trung Giang của huyện Do Linh. Thời kỳ này vùng Trung Giang, Trung Hải địch đã dồn dân vào sâu trong vùng địch, nơi đây là cánh đồng hoang, dây kẽm gai và mìn dày đặc.

Vượt qua sông, đơn vị bí mật tiền nhập vào tận phía bắc cao điểm đồi 31. Vào đến đây tầm 22h, trăng rằm tháng 2 sáng vằng vặc. Bộ phận trinh sát đi trước báo về là không tìm thấy mục tiêu. Tổ trinh sát do anh Trọng B trưởng B1 dẫn đầu mãi 23h vẫn chưa thấy địch.

Một tình huống và tổn thất bất ngờ xảy ra là khoảng 23h15 anh Trọng trinh sát bị vướng mìn hy sinh. Tuy vậy địch vẫn không nổ súng.

Loay hoay giữa vùng cát Nhị Trung mãi đến 4h sáng mới phát hiện xe tăng của địch lui về chốt giữa bãi cát thôn Nhị Trung của xã Do Mỹ cách Nhị Thượng tầm 7 - 800m về phía Đông.

Xã Do Mỹ huyện Do Linh có các thôn Nhị Thượng, Nhị Hạ, Nhị Trung. Nhân dân đã bị tập trung vào ấp chiến lược tại thôn Nhị Trung. Bãi cát Nhị Trung rộng mênh mông ra đến tận biển chừng 2km.

Tôi chỉ là 1 binh nhất, mới tham gia 1 trận chiến đấu tháng 12/71, coi như cũng là lính mới. Tiểu đối cối 60 ly chỉ 6 người nhưng A trưởng và 1 chiến sĩ ở lại hậu cứ, chỉ có A phó, tôi pháo thủ số 1 và 2 pháo thủ gùi đạn tham gia trận đánh.

Do đã được quán triệt chiến dịch này TW quyết tâm giải phóng hoàn toàn Quảng Trị nên cơ số lương khô mỗi người mang đến 7 ngày. Tôi nhét đầy 1 túi Claymo của Mỹ đúng 5kg lương khô. Liệu A phó mang AK và ống nhòm, tôi vác nòng và chân súng, Việt và Lưu mang đế và gùi đạn. Tất cả đơn vị ai cũng viết tên mình dán túi nilong bỏ trong túi ngực.

Đang bò lên thì được lệnh truyền cho nhau là chuẩn bị dàn đội hình chiến đấu. Cũng không hiểu sao cối 60 mà chỉ huy cho dàn hàng ngang với bộ binh. Mỗi người đào 1 hố bắn giữa cát vừa tư thế quỳ bắn. Liệu quan sát địch bằng ống nhòm thấy lô nhô như những lùm cây, tôi lấy ống nhòm từ Liệu xem thì phát hiện địch đi lại trên xe tăng. Tôi bảo Liệu rằng địch đi lại trên xe tăng chứ không phải lùm cây đâu.

Lúc này đã hơn 4h30 sáng, trời bắt đầu tối để sáng. Tôi đã giá cối xong, đã lấy xong đường ngắm, Lưu và Việt chuẩn bị xong đạn đang chờ lệnh. Nhìn về phía trái cách 7 - 8 m có Quý - Thạch Tân, Thạch Hà, Hà Tĩnh giữ b41 và phía phải có Hùng - Hương Thủy,  Hương Khê, Hà Tĩnh giữ b40 cũng đang sẵn sàng chờ lệnh.

Bổng 1 tiếng súng lệnh vang trời, tất cả nổ súng. Đạn xe tăng của địch cả pháo tăng và AR15 bắn như vãi trấu. Do giữa địa hình trảng cát rộng mênh mông, ta ước lượng cự ly không chuẩn, mục tiêu đang cách khoảng 4 - 500m thì chỉ ước lượng 150 - 200 m nên b41 hình như chỉ bắn được 1 xe tăng đứt xích, b40 không bắn tới, còn lại nó quần cho ta không ngóc đầu lên được. Đang quỳ dưới hố bắn tránh đạn thì nghe tiếng nổ chác tai vang óc, choáng váng, thì ra pháo tăng của địch nổ gần hố bắn gây nên sức ép, máu mồm, máu mũi tôi tuôn ra.

Tôi gục xuống hố bắn từ đó, cũng không hiểu anh em có ai bị gì không, ai còn ai mất.

Khoảng chừng 30 phút thì trận địa vắng tanh, chỉ còn tiếng hò la của địch. Lúc này tôi đã hơi tỉnh, đã nghe mùi tanh lợm của máu từ áo của mình. Trận đánh quá chớp nhoáng, địch hoàn toàn làm chủ thế trận. Ngó xung quanh tiểu đội không còn ai ở lại, không hiểu anh em chạy từ bao giờ, hai bên Quý và Hùng nằm đó không hiểu hy sinh hay bị thương nặng.

Nghỉ rằng thế nào địch cũng lùng sục trận địa. Khẳng định lần này nhất định sẻ hy sinh, tự dưng nghỉ về mẹ và người thân mà nước mắt trào ra. Mỗi lần gửi thư về nhà khi nào cũng viết trong thư câu động viên mẹ là " hẹn ngày thống nhất con về với mẹ". Đó là nói theo ý tưởng của Đảng, chứ ai mà đoán biết được khi nào thống nhất.

Đang suy nghỉ thì nghe tiếng động cơ xe tăng gầm rú rất to, nghe rõ tiếng nghiền của xích xe tăng, ngoảnh mặt nhìn lên thấy mình nằm dưới bụng xe tăng địch. Rồi nó lao lên phía trước đuổi bắn quân ta. Hố bắn của tôi cát hai bên sụt xuống vì xe tăng chạy qua. Mấy phút sau lại một chiếc xe M113 chạy qua giữa vị trí tôi và Quý nằm, lên phía trước đậu cách tôi chừng 20m, bọn ngụy đứng ngồi trên xe lố nhố. Biết rằng lần này thế nào cũng chết nhưng tự nhiên một ý định lóe lên. Tôi không có AK nhưng có 3 quả lựu đạn, tôi sẻ dùng 2 quả ném vào địch cho nó thương vong 1 số, trong lúc nó rối loạn tôi sẻ cầm 1 quả bỏ chạy, nó bắn trúng thì chết, nó đuổi bắt được thì giật lựu đạn chết, nếu nó bắn không trúng, không bắt được thì mình thoát, vì từ đây ra vùng giải phóng cũng gần, khoảng 9 - 10 cây thôi.

Nghỉ thì vậy nhưng cựa quậy để chuẩn bị thì người một bên do nằm dưới hố cát hơn tiếng đồng hồ nên tê cứng, không co duỗi chân được. Lần này khẳng định chết 100%.

Giờ đã đến lúc bọn địch truy lùng trận địa, thế nào nó cũng đến mình.

Vẫn đang còn một kế sách cuối cùng, đó là rút sẵn lựu đạn, ngoắc vào ngón tay, nằm úp xuống chờ nó đến gần, chỉ cần nó đụng vào người là giật 3 quả lựu đạn cho nó cùng chết.

Bọn nó đã đến nơi Quý hy sinh, 2 thằng tranh nhau lấy cái đồng hồ Zaketa của Quý. Cả đại đội chỉ có mình Quý có cái đồng hồ mạ vàng rất đẹp vì Quý là lính cơ quan nhập ngũ. Tôi nghe có đứa lấy quyển lịch tay trong túi Quý đọc to giọng Huế:” Trần Xuân Quý - Thạch Tân, Thạch Hà, Hà Tĩnh”.

Đến lượt nó đến tôi; tôi nằm nín thở, chờ nó cúi xuống lôi dậy là giật lựu đạn nhưng không hiểu sao nó lấy túi lương khô 5 kg của tôi trên bờ hố bắn rồi bỏ đi, chẳng bắn, chắc nó thấy người tôi máu đầm đìa, không động đậy nên tưởng tôi đã chết.

Đến lượt Hùng - Hương Khê. Hùng bị thương nên rên to, tôi nghe có thằng nói:” Bắn cho phát”, và đúng nó đã bắn Hùng hy sinh.

Qua Hùng đến anh Thân trung đội phó bị thương. Tôi nghe nó nói: “Bắn cho nó chết”. Anh Thân nói lại:” Các anh ơi, chúng ta máu đỏ da vàng với nhau, tôi bị thương nặng rồi sẻ chết, bắn làm chi cho tốn đạn”. Cũng thằng giọng Huế vừa chửi " Đ... mạ" vừa đá anh Thân đau kêu to rồi im lặng. Sau đó bọn nó lục lọi xa dần và lên xe bỏ đi.

Đã gần 5h30 sáng, mặt trời đằng Đông đã nhú lên khỏi rặng phi lau sát biển. Tội nghỉ nếu nằm lại thì pháo biển của địch sẻ bắn thu dọn trận địa, sẻ nguy hiểm nên quyết định tìm đường ra Cữa Tùng. Vẫn không quên xem xung quanh đồng đội mình ai hy sinh nằm lại để sau báo đơn vị vào mang ra. Đang lần tìm giữa các xác đồng đội thì thấy một chiếc xe địch cách tôi phía Tây chừng 200m nó truy đuổi quân mình trở về. Tôi vội vàng nằm lẫn vào giữa các xác đồng đội, chờ nó đi xa hẳn rồi mới tiếp tục lần về đơn vị. Tôi nhằm hướng đồi 31 thẳng tiến. Xa xa chừng 200m có mấy người vừa đi vừa chỉ. Tôi nghỉ có lẽ bọn địch chiến thắng nên chạy đi chơi. Chợt nhận ra màu áo tô châu. Tôi chạy nhanh tiến gần họ, vừa đi vừa kêu. Lại gần, biết là Chữ - Cẩm Nam, Cẩm Xuyên, Hà Tĩnh; cầm áo giật nó mới biết, vì nó bắn b40 ù tai, có cả thằng Đính - Diễn Châu đang dìu anh Trung - Nam Giang, Nam Đàn, Nghệ An bị thương rất nặng.

Thế là đã có bạn đồng hành.

Chúng tôi tự phân công nhau vừa thay nhau dìu Anh Trung vừa đi vừa đạp đường.

Từ đây trở ra toàn cồn cát và ụ cây lúp xúp. Pháo biển bắn chặn vu vơ. Anh Trung bị thương rách my mắt, vào đầu, vào tay máu chảy đầm đìa ướt cả bộ áo Kaki Liên Xô của tôi. Chúng tôi cố tìm kiềng du kích để nhờ họ tiêm cho anh phát trợ sức nhưng không thấy. Anh Trung bảo tôi: “Anh bị thương nặng rồi sẻ chết, Tuyến và anh em dấu anh ở một lùm cây nào đó tối bảo đơn vị vào đưa xác anh ra”. Tôi bảo:” Chúng tôi còn thì anh còn”. Đang đi nghe tiếng rầm rì ở một lùm phi lau, nhìn ra là đoàn tàn binh của ta trong đó có anh Thụy chính trị viên đại đội. Anh Thụy vừa khóc vừa hỏi: “Tuyến ơi, anh em ta đâu cả rồi”. Tôi thưa: “Chết hết rồi, anh Trung gần chết anh cho anh em cáng ra đi”.

Số anh em chạy ra đây có võng nhưng không có đòn cáng, đành dùng dao găm hỳ hục chặt được cây phi lau làm đòn. Tôi mệt quá nên suýt ngất, anh em phải dìu. Từ đây đến Cữa Tùng khoảng 4km. Ra đến Trạm phẩu Cữa Tùng chừng 9h sáng. Vào hầm phẩu băng bó cứu thương cho anh Trung, tôi thì được tiêm thuốc trợ tim. Tối hôm ấy, chừng 20h tôi được đưa ra bến sông, sang bờ bắc xe cứu thương chở lên Quân y viện 48 ở Vĩnh Long – Vĩnh Linh điều trị sức ép.

Nằm ở bệnh viện, nghỉ đến trận đánh mà kinh hoàng. Nghĩ mãi không hiểu tại sao địch không đã động gì đến mình để mình được thoát chết.

Do chỉ bị sức ép, lại sức trẻ nên sau 2 tuần điều trị tôi xuất viện về đơn vị.

Về lại Thôn Tân Trại, Vĩnh Thành, Vĩnh Linh lấy đồ đoàn để lại hậu cứ nhà dân, dân đã biết đơn vị tôi thiệt hại nặng, ai cũng mừng cho tôi thoát chết. Thời điểm này từ Đông Hà trở ra đã giải phóng. Đơn vị tôi những người còn sống và số anh em ở cứ còn khoảng hơn 50 người đã vào đóng quân trong nhà dân tại Thôn Nhị Trung, Do Mỹ, Do Linh cách trận địa đánh nhau hôm trước tầm 200m.

Hôm sau vào đơn vị, anh em rất mừng. Mới biết rằng tham gia trận đánh chỉ 65 tay súng, hy sinh 35, bị thương 9. Trong số hy sinh có một b trưởng, đặc biệt có 3 chiến sỹ bị địch bắt nhưng ta không báo là mất tích mà báo là hy sinh, để rồi sau Hiệp định Pari được trao trả ở bờ sông Thạch Hãn mới biết họ bị địch bắt.

Vào đóng tại nhà dân, có ông thầy xem bói toán thời Ngụy ở Nhị Trung, tôi và Minh quê thị trấn Cẩm Xuyên, Hà Tĩnh  đến nhờ ông coi. Ban đầu ông bảo bộ đội giải phóng ai mà coi bói. Nằn nì mãi ông mới coi cho. Tôi không trình bày cái gì nhưng ông nói: "Không nhờ phúc đức bà Nội thì chú đã chết bữa tháng 2". Tôi làm sao mà biết bà nội sống như thế nào vì bà mất từ năm 1946 khi tôi chưa sinh.

Trận đánh đã qua 50 năm nay vẫn vẹn nguyên như mới ngày nào.

Hà Tĩnh, tháng 6 năm 2022.

Trái tim người lính