link tải gowin99 mới nhất

Dì Ba

Cuối năm 1985, khi quân số công nhân của cơ sở Hòa Bình lên tới hơn 70 người, Sếp gọi tôi.

di-ba-1658915873.jpg

Ảnh do tác giả cung cấp.

 

- Ông tìm người nấu cơm cho cơ sở mình, tìm được bà nào lớn tuổi càng tốt.
   - Sao phải lớn tuổi vậy sếp?
    - Cả một đống thanh niên như vầy mướn người già sẽ tốt hơn khỏi lu bu.
  Chợ Đông An phường Mỹ xuyên là xóm lò heo của Long Xuyên, là nơi nổi tiếng của các lò võ lâm, những võ sư, võ sỉ thượng đài thi đấu mà tên tuổi vẫn con vang dội đến bây giờ. Vì là xóm lò heo nên cháo lòng ở chợ Đông an có tiếng là ngon và bán rất sớm, dì Ba bán cháo ngang cái nhà lồng chợ phía dãy nhà sàn phía bờ sông, nhà dì Ba nằm trong một con hẻm nhỏ phía sau Nhà Dưỡng lão. Nồi cháo của Dì thuộc dạng bình dân ngon, bổ, rẻ... bởi vì mấy đứa con trai của Dì là dân làm heo. So với các hàng cháo cao cấp nổi tiếng ở chợ Đông An thì nồi cháo của dì Ba chỉ phục vụ cho giới lao động nghèo ( trong dó có tôi )
Tôi khuya thường ghé ăn cháo nên cũng quen mặt nhau, khi Dì nghe tôi hỏi tìm thuê người nấu cơm dì Ba cười vui và nói:
   - Chú kiếm người nấu cơm cho 70 người ăn hơi khó kiếm... nếu không chê tui già, mướn tôi nấu được không?
   - Dì nấu cơm rồi nồi cháo làm sao?
   - Còn nồi cháo thì tui giao lại cho mấy đứa con.
Vậy là dì Ba được thuê nấu cơm cho đám công nhân với tiền lương 300 đồng mỗi tháng, mỗi buổi sáng tôi chở dì Ba ra chợ Bình Đức mua thức ăn các thứ, ngày chủ nhật vì công nhân không làm việc nên dì Ba được nghỉ xã hơi.
Thấy tôi buổi trưa hay xuống bến sông câu từng con cá lòng tong và mượn bếp kho cá chiều đem về nhà. Dì hỏi biết vợ tôi mới sinh và bận chăm hai đứa con nhỏ nên dì Ba thương lắm, ngày nào Dì đi chợ cũng nhín tiền ra mua cá hay thịt kho riêng một chén, trước khi ra về Dì gói cẩn thận rồi máng lên chiếc xe đạp của tôi Dì nói nhỏ :
    - Cho Dì gởi về cho mấy đứa nhỏ.
Vậy đó, gói thức ăn nho nhỏ của dì Ba được mấy đứa con của tôi ăn ngon lành từ ngày này sang ngày khác. Không ít những lời xì xào bàn ra tán vào tới tai sếp vì sự "ưu đãi" của dì Ba dành cho tôi. Họ nói như vậy là ăn xén bớt phần của công nhân?
dì Ba giận tụi nhiều chuyện nên trong một lần họp Dì Ba xung phong phát biểu:
   - Mấy chú nào nói xấu tui mấy chú nên tự mắc cỡ với lương tâm. Chú Trung có vợ mới sinh lại bận bịu con nhỏ nên ngày nào chú cũng mua mấy đồng bạc cá nhờ tôi sẵn lửa kho giùm để chiều mang về cho vợ con ăn. Là công nhân làm chung thấy hoàn cảnh người ta vậy không biết tương trợ nhau mà còn đâm chọt sau lưng, tôi khuyên người nào có tánh xấu như vậy nên bỏ đi. Mai mốt mấy chú có vợ có con rồi đói no khổ sở mới biết đá biết vàng...
Vậy là "bọn ác" im re. Không ai ngờ bà già nấu cơm mà nói chuyện hay quá...
 Một buổi sáng chủ nhật, Dì ba dẫn thằng Cò cháu nội của Dì vô nhà tôi thăm, thấy căn chòi lá trống trước trống sau Dì nhảy lên chiếc xe lôi lát sau trở lại với thằng Quyền con trai của Dì xách theo đồ nghệ thợ mộc hì hục cả ngày sửa sang lại căn chòi lá làm luôn cho cánh cửa bằng nẹp tre Dì nói:
    - Nhà nghèo thì cũng có chiếc xe đạp. Có cái cửa tuy không chắc nhưng bọn ác nó muốn vô nhà ăn trộm lục đục mình cũng hay.
Từ đó Dì Ba tôi như con trai của Dì, ngày giỗ, ngày Tết, Dì mời cho bằng được gia đình tôi đến ăn uống cho vui. Hai đứa con tôi nó cũng kêu dì Ba bằng bà Nội, còn mấy người con cháu của Dì mỗi gặp tôi là tụi nhỏ mừng lắm, anh Ngộ lớn tuổi hơn tôi anh là dân làm heo nhưng có ngón đàn cổ nhạc rất hay, nên gặp anh là phải nhậu tới bến ảnh mới chịu.
Cơ sở phát triển nên công nhân hơn trăm người, sức khỏe của Dì không đủ để phục vụ đoàn quân lao động nên Dì xin nghỉ. Từ đó tôi cũng ít gặp Dì, tuy vậy ngày giỗ hay đám tiệc gì Dì cũng sai mấy đứa nhỏ đến tận nhà mời và dĩ nhiên vợ chồng tôi không thể từ chối.
Thời gian sau, khi lưu lạc trên Sài gòn mấy năm sau nữa khi trở lại Long xuyên mới biết tin Dì Ba mất rồi... Mấy người con của Dì cũng đứa mất đứa còn, anh Ngộ thì ôm cây đàn dẫn toàn gia thê tử ra Phú Quốc đến giờ cũng không biết thành bại ra sao...
" Những người muôn năm cũ, hồn ở đâu bây giờ?".

Chuyện làng quê