link tải gowin99 mới nhất

Đầu xuân đọc "Một thời để nhớ" - Đôi điều cảm nhận

Những ngày vui đón Tết – Xuân Qúy Mão , tôi được Nhà báo Vũ Xuân Bân đến thăm tặng sách. Cuốn sách “ Một thời để nhớ “ - Tập 2 , Kỷ niệm 50 Năm ra trường (1972-2022) của các sinh viên Lớp Sử , Khóa 13 (1968-1972) – Đại học Tổng Hợp Hà Nội ; do Anh chủ biên .

Tôi trân trọng vì cuốn sách có những bài viết tâm huyết về một số trí thức khả kính như PGS. TS Cao Văn Liên tác giả của một bộ 8 tập tiểu thuyết lịch sử “ Việt Nam diễn nghĩa “ ; TS Nguyễn Việt, Giám đốc Trung tâm tiền sử Đông Nam Á với công trình nghiên cứu về Hang đá Xóm Trại ở huyện Lạc Sơn , tỉnh Hòa Bình , được Nhà nước xếp hạng là Di tích lịch sử cấp Quốc gia ; TS Bùi Thanh Bình , Giám đốc Bảo tàng Di sản gowin99 Mường – Hòa Bình , một công trình khoa học có hạng …

nguyen-van-truong-2212023-1674328997.jpg

Nhà báo lão thành Nguyễn Văn Trường, cựu Trưởng Ban biên tập Tin Trong nước TTXVN.

 

 

“ Một thời để nhớ “ tập 2 gồm nhiều bài viết khá sống động về những kỷ niệm vui buồn trong đời sống ; trong học tập , nghiên cứu khoa học của THÀY và TRÒ Lớp sử Khóa 13 dưới mái trường sơ tán ở Huyện Đại Từ , tỉnh Bắc Thái ( vốn là Bắc Kạn và Thái Nguyên ) - Lớp “ Trại Chuối ” thời chiến tranh - cùng những câu chuyện về nghề nghiệp , về cuộc sống sau nửa thế kỷ vào đời . Có những bài viết giới thiệu một số công trình nghiên cứu khoa học lịch sử , những tác phẩm ; khắc họa chân dung một số học viên của lớp khi còn làm việc ; khi nghỉ hưu vẫn tiếp tục giảng dạy , nghiên cứu khoa học , viết sách , viết văn , làm thơ .

bia-mot-thoi-de-nho-1674330455.jpg

Sách Tập 2 MỘT THỜI ĐỂ NHỚ.

 

Đọc sách , tôi rất vui mừng khi được gặp lại ở đây ; có dễ đến hơn 10 gương mặt thân yêu là đồng nghiệp mà tôi được cộng tác lâu năm dưới “ mái nhà “ TTXVN . Các anh , các chị là học viên của Lớp Sử 13 này , trong số 150 sinh viên các trường Đại học sắp tốt nghiệp ; năm 1972 được TTXVN tuyển chọn đào tạo trong một lớp Phóng viên đặc biệt chi viện cho chiến trường miền Nam đang trong giai đoạn chiến tranh ác liệt . Đó là Lớp “ GP 10” . Có thể nói GP 10 “ có vị trí đặc biệt trong sự nghiệp vẻ vang của TTXVN ,nêu tấm gương sáng về ý chí và tinh thần không ngại gian khổ, hy sinh , sẵn sàng hiến dâng tuổi thanh xuân choTổ quốc …Trang sử hào hùng của TTXVN mãi mãi ghi dấu ấn đậm nét của phóng viên lớp GP10 ” - Trích bài viết của Nguyên TGĐ Nguyễn Đức Lợi trong cuốn sách “ GP10 - BỐN MƯƠI NĂM , MỘT DANH HIỆU ” .

“ MỘT THỜI ĐỂ NHỚ “ , các anh , các chị viết về mình , về đồng môn Lớp sử 13 của mình . Nhiều người thành đạt không chì nghề báo mà cả trong lĩnh vực viết văn , viết sách , làm thơ . Xin lỗi tôi không thể kể hết tên từng người mà chỉ nêu lên mốt số , đó là :

Nhà báo SỸ CHÂN , không chỉ là nhà báo lành nghề , từng là Phó TBT tờ báo Pháp Luật & Đời Sống , Trưởng ban Biên tập Báo Kinh Tế Đô Thị của Thủ đô Hà Nội – Anh còn viết văn , làm thơ . Anh đã ra mắt đọc gần chục cuốn sách , đặc biệt có Bộ tiểu thuyết phản gián 4 tập – một cây bút có hạng đương thời viết về truyện phản gián ly kỳ , hấp dẫn . Với kiến thức về sử học , Anh còn viết sách sử “ Trận thủy chiến Cửa Đại Bàng thời Trần năm 1288 ” .

Trang 176 của sách “ MỘT THỜI ĐỂ NHỚ ” giới thiệu cuốn hồi ký của Nhà báo ĐOÀN VIỆT “ Vào Nam ra Bắc – Những chuyến đi và viết ‘’ . Tuổi thanh xuân của Anh cùng các đồng nghiệp mà cũng là đồng đội trong lớp GP10 thật tươi đẹp , hào hùng trải qua 3 cuộc chiến tranh bảo vệ Tổ quốc - Chiến tranh chống Mỹ cứu nước , Chiến tranh biên giới Tây Nam , rồi đến Chiến tranh biên giới phía Bắc vô cùng tàn bạo và ác liệt . Đi và viết với bút lực chảy xiết ; Đoàn Việt đã và đang ra một số đầu sách , trong đó có

“ Chuyện của chúng tôi “ phác họa chân dung nhiều nhà báo Lớp GP 10 . Trong cuốn sách “ Một thời để nhớ ” này có bài “ Gần nửa thế kỷ rồi … Thuyên ơi ! ” Tr.70 . Đoàn Việt viết về Liệt sĩ Trần Viết Thuyên , đồng môn Lớp sử 13 và cũng là đồng môn Lớp GP 10 với Anh , hy sinh trên đường Trường Sơn vào chiến trường Miền Nam . Nhà báo nữ lão thành Tuệ Oanh - TTXVN kể lại trên Fb rằng :

“ Trong một đêm khó ngủ , đọc bài Đoàn Việt viết về Liệt sĩ Trần Viết Thuyên tôi đã khóc …” . Năm 1984 , khi Đoàn Việt đang còn Trưởng Phân xã Cao Bằng , với những phóng sự chiến tranh “ Cao Bằng những ngày khói lửa ” , “ Trút lửa xuống đầu thù ” ,

“ Bầu cử trong tầm đạn địch “” … của Anh ; Báo Tuần Tin Tức , Báo Quân Đội Nhân Dân , Báo Nhân Dân đăng tải – Đoàn Việt đoạt Giải A Báo chí TTXVN . Năm 1998 , với cương vị Trưởng Phân xã Bà Rịa- Vũng Tàu loạt tin bài viết về an toàn dầu khí , Anh được TGĐ TTXVN và UBND tỉnh BR- VT tặng Bằng khen .

Nhà báo VŨ XUÂN BÂN , nguyên Trưởng Ban Biên Tập Tin Trong Nước TTXVN và đang là Phó Tổng Biên tập thường trực của Báo điện tử VĂN HÓA & PHÁT TRIỂN. Anh từng đoạt Giải A – Giải Báo chí Quốc gia . Trong “ MỘT THỜI ĐỂ NHỚ ” có bài viết giới thiệu cuốn tiểu thuyết đầu tay “ TƠ VÒ ” của Anh ( tr. 203 ) đang gây ấn tượng đối với nhiều bạn đọc qua nhận xét , bình luận trên văn đàn , báo chí của một số nhà văn , nhà báo . Theo tôi , sở dĩ được vậy là do tác giả giàu vốn sống thực tiễn , từng trải nghiệm và bản lĩnh nghề báo , nhạy bén với thời cuộc . Đó là Cuộc vận động chống tiêu cực – nóng bỏng nhất ; liên quan đến niềm tin của DÂN đối với ĐẢNG , sự tồn vong của Đảng của chế độ ta . Cuốn tiểu thuyết tư liệu mang tính hiện thực phê phán này đã đề cập cái gốc của vấn đề là CÁN BỘ - bóc trần sự thoái hóa biến chất , cấu kết lợi ích nhóm một cách tinh vi , gây rối như mối bòng bong của một số cán bộ chức trọng quyền cao trong Đảng mà Bác Hồ đã từng cảnh báo nguy cơ thoái hóa của Đảng cầm quyền .

Đọc MỘT THỜI ĐỂ NHỚ tôi không thể viết hết ra được những điều mình muốn viết về từng bài , từng người . Lại nữa , nói gần nói xa chẳng qua nói thật , năm hết Tết đến ai cũng bận tíu tít , chẳng mấy ai ngồi đọc tôi viết về “: Một thời để nhớ “” ?

Có thể nói các Anh , các Chị Lớp Sử 13 trong đội ngũ phóng viên GP10 - TTXVN , mỗi người một vẻ đều đã phát huy năng lực , sở trường của mình , góp phần xứng đáng vào sự nghiệp phát triển đương đại của TTXVN .

Tôi nghĩ rằng “ MỘT THỜI ĐỂ NHỚ ” là một “ cuốn sách giáo khoa ” bổ ích đối với các bạn trẻ có trí tiến thủ đang học hoặc mới bước vào nghề làm báo nói riêng , cũng như đối với học sinh , sinh viên nói chung … về bài học lịch sử nền giáo dục nước ta thời chiến tranh , về nhân sinh quan cuộc sống , về ý chí và nghị lực vượt gian khó , về nhân cách con người ?

--------------------

Bình luận

NB Đoàn Việt: Anh mới nhận sách Ban biên soạn tặng mà đã đọc, đưa ra những nhận xét, đánh giá thật sâu sắc, chí lý, ít có người đưa ra được những nhận xét như vậy! Bút lực của anh vẫn dồi dào dù đã ở lứa tuổi U90, chân chậm, mắt mờ, hiếm có người theo kịp. Mấy năm rồi không gặp, nhớ người anh kính trọng thân thương quá. Không biết có thể ra gặp anh lần cuối cùng không...

Sỹ Chân: Thật trân trọng và kính nể nhà báo lão thành Nguyễn Văn Trường đã vào tuổi 90 mà vẫn miệt mài đọc và viết về lớp Báo chí và Sử học chúng tôi trong "Một thời để nhớ". Xin được cảm ơn anh đã có những cảm nhận chân tình và quý báu trong những ngày giáp Tết Quý Mão này...