link tải gowin99 mới nhất

     Dài theo đất nước: Nổi trôi... sông nước miền Tây                                                                   

Họ cũng có quê hương, bản quán, có xóm làng, nhà cửa hẳn hoi, thế nhưng tiếng réo gọi của kiếp đời lang bạt trên sông, cứ luôn là một nổi ám ảnh trong tâm thức thúc giục họ nhổ sào xuôi theo con nước trôi dạt về phương Nam.

Những cuộc đời lênh đênh trên sóng nước ở một miền đất chằng chịt sông ngòi của Nam bộ, trải qua nhiều thế hệ chính cách sống đậm chất hải hồ lang bạt của họ đã góp phần hình thành nên một nền gowin99 độc đáo của sông nước Miền Tây.

huynh-hai-1661955462.jpg
Ảnh minh họa do tác giả cung cấp. Nguồn: Báo Nghệ An

 

Người từ miệt Tiền Giang đổ về Hậu Giang làm ăn thì đã có quá trình hơn 300 năm nay, nhưng có ba làn sóng di dân lớn. Làn sóng thứ nhất là khi thực dân Pháp chiếm ba tỉnh Nam kỳ. Thành quả xây dựng nền văn minh miệt vườn qua 100 năm của miệt Tiền Giang bị tàn phá nặng nề. Nguyễn Đình Chiểu viết: "Bến Nghé, cửa Tiền tan bọt nước/ Đồng Nai tranh ngói nhuốm màu mây…". Những làng quê trù phú, những ruộng vườn thành khoảnh… bị gót giày quân xâm lược giẫm nát, dân miệt Tiền Giang phải bồng bế nhau lên những chiếc ghe cui, ghe bầu chạy giặc về miệt Hậu Giang. Làn sóng thứ hai là cơn bão năm Thìn (1904), và tiếp theo là nạn cào cào tàn phá hoa màu vào đầu thế kỷ 20. Thiên tai địch họa đã đẩy dân miệt Tiền Giang vào cảnh đói khổ, và họ bồng chống nhau đi về miệt Hậu Giang. Làn sóng thứ ba là đợt hạn hán năm 1978 - 1979, làm cho vùng Gò Công, Bến Tre, Cửu Long mùa màng bị thất bát nặng nề liên tiếp 2 - 3 năm. Thế là họ cũng bồng bế nhau chạy đói về miền Hậu Giang. Người viết bài này đã chứng kiến lần di dân thứ ba. Trên sông  xuồi về phương Nam năm đó dày đặc ghe xuồng, bất kể ngày đêm. Số lượng ghe xuồng nhiều đến cỡ phải liệt vào cấp… sư đoàn. Các xóm làng vùng Hậu Giang tràn ngập dân Tiền Giang. Họ đến xin làm mướn, bất cứ làm việc gì. Người có một ít của cải thì chở tủ, bàn, đồng hồ… xuống đổi gạo, đổi khoai. Thậm chí, người ta đổi một cô gái để lấy vài táo gạo. Chính vì thế mà xứ Bạc Liêu – Cà Mau bây giờ có rất nhiều nàng dâu từ miệt Tiền Giang được gả chồng vào cái dịp khốn khó ấy.

 Thuở sinh tiền, trong những buổi nhậu độc ẩm, Ngoại tôi thường khề khà giải thích lý do vì sao khi có hoạn nạn là dân miệt Tiền Giang hay tìm về Hậu Giang. Là vì ở Hậu Giang đất rộng người thưa, dồi dào sản vật, rất dễ kiếm sống. Hơn nữa, dân Hậu Giang hiếu khách không đâu bì kịp. Vào nửa đầu thế kỷ 20 trở về trước, nếp nhà của người Hậu Giang là những căn nhà gỗ ba căn, trước nhà bao giờ cũng có 2 - 3 bộ ngựa gõ dày một tấc để tiếp khách. Khách đến nhà bất luận thân sơ, quen lạ, đều được gia chủ têm trầu mời dùng, đãi cơm rượu ngày ba bữa. Đã thế, họ còn chỉ chỗ đất tốt cho khai phá, cho mượn trâu để cày bừa. Việc chứa khách trong nhà 2 - 3 năm là chuyện bình thường. Đặc biệt, người ta hay chứa trong nhà những ông thầy nghề võ, thầy dạy chữ Nho, thậm chí là cả thầy bùa lỗ ban. Tất nhiên, tính cách phóng khoáng, hào hiệp ấy vốn có căn nguyên của nó. Vùng Hậu Giang xưa ruộng đồng cò bay thẳng cánh, tôm cá trên sông rạch hằng hà, việc khách ở trong nhà bao lâu cũng chẳng làm ảnh hưởng đến vật chất của chủ nhà. Người mới đến khẩn hoang không mâu thuẫn với quyền lợi của người cũ, mà ngược lại, còn hỗ trợ nhau làm ăn. Ví như cấy một công ruộng thì chim, chuột cắn phá hết, nhưng cấy 100 công thì sự phá hoại bị phân tán, và thiệt hại cho mỗi gia đình không đáng kể. Xóm làng càng đông thì thú rừng và bọn trộm cướp không dám bén mảng. Chính vì thế mà hình thành tập quán hiếu khách, lối sống phóng khoáng, hào hiệp đặc biệt của người Hậu Giang.

Ông tôi kể rằng, đời thương hồ của ông tuy cực mà vui lắm! Những đêm trăng thanh gió mát, đậu ghe ở các vàm sông đợi nước, khách thương hồ cất lên những điệu hò tự sự về cuộc đời tha phương cầu thực của mình. Cảm được nỗi lòng ấy, trên bờ, có ai đó ra bờ sông hò đáp lại. Sau đó, ghe xuồng tụ lại một nhiều thêm. Trên bờ sông, người trong các xóm làng heo hút kéo ra đông hơn, hình thành hai phường hò đối đáp nhau. Sau những trận "hò chiến" như thế, có khi khách thương hồ tìm được bến đậu rồi nên nghĩa vợ chồng, nên tình thủ túc…

Tôi đã từng nghe một lão thương hồ nói : "Kinh tế gia đình của qua bây giờ không cần phải đi làm mướn. Nhưng hễ tới mùa gió chướng là cái máu lang bạt kỳ hồ nó nổi lên, nôn nao xuống xuồng rong ruổi về miền Hậu Giang. Gặt mướn và mua bán hàng bông trên ghe là cái cớ để đi chơi, để thăm người cũ, chốn cũ ấy mà!".

 Những kiếp đời khách thương hồ ra đời từ dòng máu ấy. Nó nối liền hai miệt Tiền Giang và Hậu Giang mến yêu, làm nên cái thẳm sâu của nền văn minh sông nước Nam bộ…

  H.H