link tải gowin99 mới nhất

Cựu SV lớp Sử 13 Đại học Tổng hợp HN (cũ): Dâng hương Quốc Mẫu Tây Thiên và vãn cảnh Tam Đảo (Vĩnh Phúc)

Đúng nửa thế kỷ ra trường, hôm nay (28/6/2022), trời mùa hạ nắng trong xanh, được đồng nghiệp tận tình hướng dẫn, những cựu sinh viên Khoá 13, Khoa Lịch Sử Trường Đại Học Tổng Hợp Hà Nội (cũ)  có dịp cùng nhau đi “thỉnh kinh”, dâng hương Quốc Mẫu Tây Thiên - Nơi giao hòa giữa đạo Phật và đạo Mẫu trong không khí thanh tịnh, linh thiêng để cầu mong tài lộc, bình an, may mắn cho quốc thái dân an.
2862022-1656403308.jpg
Sau khi dâng hương, làm công đức, đoàn chụp ảnh kỷ niệm trước đền Quốc Mẫu Lăng thị Tiêu sáng 28/6/2022.

 

 Tham gia lễ dâng hương có vợ chồng thầy Vũ Dương Ninh, thầy là GS NGND nay 85 tuổi, có 16 sách đã được xuất bản, nguyên là giáo viên dạy môn lịch sử thế giới cho nhiều thế hệ sinh viên Khoa Sử  Đại học tổng hợp Hà Nội (nay là Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội), trong đó có lớp Sử khóa 13.

28602f-1656429463.jpg
Đoàn khởi hành trước cổng Bảo tàng dân tộc học - đường Nguyễn Văn Huyên, quận Cầu Giấy, Hà Nội

 

Tây Thiên – vùng đất tâm linh với khung cảnh đẹp và thanh bình đã trở thành địa danh du lịch nổi tiếng ở Vĩnh Phúc. Khu danh thắng Tây Thiên có diện tích gần 150 ha, nằm trên sườn ngọn núi Thạch Bàn thuộc dãy Tam Đảo. Khu danh thắng Tây Thiên được tọa lạc trong lòng chảo rừng nguyên sinh Tam Đảo, tại trung sơn điểm giữa các huyệt mạch quốc gia gồm Đền Hùng của nhà Nước Văn Lang thời các vua Hùng dựng nước. Từ xa xưa, ngài Khương Tăng Hội - một nhà tu hành Ấn Độ trong chuyến viễn du sang phía Đông, thấy cảnh núi rừng u tịch và trang nhã đã chọn nơi đây dựng lều làm chốn nghỉ chân và truyền bá đạo Phật.  Trong bài “Thiền sư Khương Tăng Hội: Sơ tổ của Thiền tông Việt Nam” của Linh Tâm đăng trên //phatgiao.org.vn cho rằng: Người đầu tiên đưa dòng phái thiền vào Việt Nam là Thiền sư Khương Tăng Hội – sư Tổ của dòng phái thiền Việt Nam, người đã có công góp phần xây dựng cơ sở nền móng hoạt động để Trung tâm Phật giáo thứ II ở vùng Đông Bắc Bộ phát triển từ thế kỷ thứ 2 đến thế kỷ thứ 11”.

28602a-1656403830.jpg
Thắp hương chiêm bái, làm công đức đền Thỏng (xã Đại Đình, huyện Tam Đảo, Vĩnh Phúc) trước khi đi xe điện lên cáp treo lên đền Quốc Mẫu Tây Thiên.

 

Lên Tây Thiên ngày nay không phải lặn lội đi bộ leo núi  như trước mà đi bằng cáp treo hơn 20 phút. Tháng đầu mùa hè này nắng nóng, sau khi khống chế được đại dịch CoVid 19, lượng khách du lịch vãn cảnh Tây Thiên rất đông.

cap-treo-thay-thien-1656404182.JPG
Cáp treo lên Tây Thiên do Công ty CP Đầu tư Lạc Hồng đầu tư.

 

Lễ hội Tây Thiên được tổ chức vào ngày 15/2 âm lịch hàng năm để tưởng nhớ công ơn của Quốc mẫu Lăng Thị Tiêu – Chính Vương phi của Hùng Chiêu Vương thứ VII. Tương truyền lúc sinh thời, Bà đã có công lớn trong việc giúp vua Hùng mở mang bờ cõi, dạy dân trồng lúa nước, chiêu mộ quân sĩ, củng cố vương triều. Khi Bà hóa được sắc phong Sơn trụ Quốc mẫu tối linh Đại vương thuộc hàng Thượng đẳng phúc thần. Di tích thờ Bà thuộc xã Đại Đình, huyện Tam Đảo, tỉnh Vĩnh Phúc đã được Thủ tướng Chính phủ công nhận là Di tích lịch sử Quốc gia đặc biệt từ tháng 12/2015. Lễ hội Tây Thiên hàng năm đã trở thành nét đẹp truyền thống gowin99 của nhân dân địa phương nhằm khơi dậy các giá trị gowin99 truyền thống và lòng tự hào dân tộc, đồng thời bảo tồn, kế thừa và phát huy những giá trị gowin99 vật thể, phi vật thể đậm đà bản sắc dân tộc, bản sắc gowin99 vùng núi Tam Đảo.

Rời Tây Thiên, chúng tôi tiếp tục vãn cảnh Tam Đảo là khu du lịch quốc gia thoáng đãng với những con đường lên xuống ngoằn ngoèo, quanh co. Cái tên Tam Đảo có được là do ba ngọn núi cao 1.388m, 1.375m và 1.400m nhô lên trên biển mây. Đứng giữa đất trời, nhìn ba ngọn núi như ba "hòn đảo" nhấp nhô lên trên đám "sóng mây"

28602c-1656404904.jpg
GS NGND Vũ Dương Ninh (thứ hai từ trái sang) cùng phu nhân tham gia hành hương với học trò cũ lớp Sử 13 Đại học Tổng hợp Hà Nội.

 

Khu du lịch Tam Đảo được người Pháp phát hiện và xây dựng từ những năm đầu thế kỷ 19. Ðến năm 1940, Tam Đảo đã là một "đô thị" trên cao với 145 tòa biệt thự cao cấp, lộng lẫy; trong số này có tới 60 biệt thự với kiến trúc theo nhiều kiểu cách khác nhau.

Do tiêu thổ thời kháng chiến chống Pháp trước đây, những tòa biệt thự ngày xưa ở Tam Đảo bị phá hủy, chỉ còn là phế tích trong hoang tàn, đổ nát, trơ ra những móng, tường, công trình ngầm nằm lẫn với cỏ cây, rêu phong, nắng mưa... Duy nhất chỉ còn ngôi nhà thờ Thiên chúa giáo được xây dựng từ năm 1906, đến năm 1937 được xây dựng lại to đẹp, kiên cố với vật liệu đá, gạch còn nguyên vẹn.

28602d-1656405079.jpg
Bạn Bùi Thúc Liêm (thứ hai từ trái sang ) từ TPHCM bay ra Hà Nội tham gia hành hương về Tây Thiên. -Tam Đảo. 

 

Ngôi thánh đường ở Tam Đảo xây dựng theo kiểu kiến trúc Gothic, nổi trên nền rừng thông xanh ngắt trên sườn núi Nhà Thờ. Tháng 9 -2008, lần đầu tiên nhà thờ cổ ở khu du lịch Tam Đảo chính thức tổ chức buổi dâng lễ tạ ơn, với hàng nghìn giáo dân tham dự. Nhưng rất tiếc các công trình xây dựng gần đây bao quanh đã che khuất tháp chuông nhà thờ thị trấn Tam Đảo.

Thiên nhiên đã ban tặng cho Tam Đảo một khung cảnh tuyệt vời, vừa thơ mộng, u tịch, vừa hùng vĩ, huyền ảo trong cảnh mây gió, sương khói vờn trên đỉnh núi rồi sà xuống những thảm cỏ, những ngôi nhà ven sườn núi. Thế nên Tam Đảo là nơi lý tưởng cho nghỉ dưỡng sau một tuần làm việc vất vả. Cái cảm nhận đầu tiên khi vừa bước chân đến Tam Đảo nơi đây dường như có một “cỗ máy điều hòa thiên nhiên” khổng lồ, đang lặng lẽ phun khí lạnh cho toàn khu vực. Không khí trong lành, mát lạnh giữa mùa hè.

28602h-1656414658.jpg

Những năm gần đây, khu du lịch Tam Đảo đã thu hút nhiều nhà đầu tư xây dựng nhiều khách sạn, nhà nghỉ cao tầng bề thế, biệt thự sang trọng, gấp trăm lần năm xưa gồm những khu vui chơi, giải trí như sân quần vợt, bể bơi, công viên, vườn hoa, cây cảnh, thác nước, tháp truyền hình,… phục vụ nhu cầu nghỉ dưỡng, du lịch.

28602e-1656414324.jpg
Hai ảnh trên: Thị trấn Tam Đảo chiều hạ 28/6/2022.

 

Là những người học sử đến nay đều đã U80, U90, trải qua nhiều lĩnh vực công tác, trong đó nhiều người đã thành danh, trở thành giáo sư, tiến sĩ, nhà báo, nhà văn, thẩm phán… công tác trên khắp mọi miền đất nước  đều đã về hưu, nay trở về Tây Thiên- miền đất Phật và Quốc Mẫu và khu lịch quốc gia Tam Đảo đã có một ngày hành hương trải nghiệm ngắm cảnh, hàn huyên về tuổi sinh viên, gợi nhớ về nơi sơ tán năm xưa, Trại Chuối xã Vạn Thọ, Đại Từ, Thái Nguyên hơn 50 năm trước mà cuối năm 2020 có dịp về thăm.

28602-g-1656430923.jpg
Tấu đàn bầu "Người ơi người ở đừng về" do cựu sinh viên Phạm Công Phin trình bày tại giao lưu tối 28/6/2022 ở khách sạn Sao Mai thị trấn Tam Đảo.

 

Lớp Sử chúng tôi có 102 cựu sinh viên đến nay đã có 21 người về với tiên tổ, trong đó có một liệt sĩ chống Mỹ cứu nước. Nhiều người tuổi cao sức yếu, không đủ sức khỏe gặp mặt truyền thống năm nay. Gần 30 thành viên có mặt hôm nay đều chung cảm nghĩ “Vui một ngày lãi nhiều ngày...”. Chúng tôi động viên nhau giữ gìn sức khỏe để lại được gặp nhau truyền thống vào năm sau.