link tải gowin99 mới nhất

Tác động đến Dinh dưỡng, Sức khỏe và An ninh Thực phẩm CGIAR - COP28DUBAI: Ngày Dinh dưỡng và Sức khỏe

Ngày 03/12/2023, trong khuôn khổ Hội nghị lần thứ 28 Các bên tham gia Công ước khung của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu (COP28) tại thành phố Dubai (Các tiểu Vương quốc Arab Thống nhất - UAE), đã diễn ra Phiên họp 04 – COP 28: Ngày Dinh dưỡng và Sức khỏe về chủ đề Bối cảnh diễn tiến: Hệ thống thực phẩm và chế độ ăn có man tính thích ứng và chống chịu?” do các chuyên gia Huỳnh Thị Thanh Tuyền (Alliance Bioversity và CIAT/Vietnam); Bjoern Ole Sander (IRRI), Simon Heck (CIP) và Nicklas Forsell (IIASA) trình bày.

z4955396595199-218317697c116fea5e1b3d0e52a4990e-1702040071.jpg

Chuyên gia Huỳnh Thị Thanh Tuyền (Alliance Bioversity và CIAT/Vietnam) trình bày tại Hội nghị ngày 03/12/2023

Tại Hội nghị, các bài thuyết trình tập trung phân tích làm rõ, bối cảnh đang thay đổi, trong một thế giới bị thách thức về khí hậu, ảnh hưởng và cũng bị ảnh hưởng bởi các hành động của chúng ta trong việc chuyển đổi hệ thống thực phẩm. Những thay đổi, chẳng hạn như đô thị hóa nhanh chóng, di cư, xung đột, hạn hán, mực nước biển dâng và độ mặn, là mối đe dọa đối với kho lương thực toàn cầu, ảnh hưởng đến an ninh lương thực và dinh dưỡng của những nhóm dân cư dễ bị tổn thương.

Các diễn giả đã khẳng định, các phương pháp tiếp cận đơn ngành không đáp ứng được những thay đổi nhanh chóng, đặc biệt là trong việc thích ứng với các mối đe dọa về khí hậu. Các phương pháp tiếp cận hệ thống thực phẩm chú trọng kết quả dinh dưỡng và môi trường, phù hợp với bối cảnh cụ thể, do người dân đồng thiết kế, sở hữu và đánh giá, là những con đường chính để ứng phó với những bối cảnh đang phát triển như vậy, cả về không gian và thời gian.

Sau phần trình bày của các diễn giả là phần trao đổi thảo luận của các đại biểu. Qua đó đã làm rõ hơn những thông điệp của Hội nghị. Tập trung vào hai thông điệp chính là: 

Một là, các phương pháp tiếp cận lấy con người làm trung tâm, chú trọng đến kết quả dinh dưỡng và tác động môi trường bên cạnh kinh tế là những con đường quan trọng để chuyển đổi hệ thống thực phẩm trong một thế giới đang bị thách thức về khí hậu.

z4955403871673-dfe0007b5c5a534474befbee7d221c4e-1702040071.jpg

Chuyên gia Huỳnh Thị Thanh Tuyền (Alliance Bioversity và CIAT/Vietnam) lưu niệm cùng một số đại biểu tại Hội nghị

Hai là, Xây dựng hướng tới một hệ thống thực phẩm có khả năng phục hồi đòi hỏi các khoản đầu tư chiến lược, nghiên cứu, quan hệ đối tác và chiến lược truyền thông để đạt hiệu quả.

Trước đó, ngày 1/12, tại COP28, 134 quốc gia sản xuất 70% lượng thực phẩm tiêu thụ trên toàn thế giới đã ký tuyên bố chung nhấn mạnh ưu tiên phát triển hệ thống lương thực, thực phẩm và nông nghiệp bền vững và thích ứng với biến đổi khí hậu. Tuyên bố khẳng định các nước sẽ tăng cường chuyển đổi hệ thống thực phẩm, gắn nỗ lực này với kế hoạch quốc gia về giảm khí thải. Ngoài ra, các nước cũng nhất trí đẩy mạnh hỗ trợ nông dân và các nhà sản xuất thực phẩm dễ bị tổn thương do biến đổi khí hậu thông qua tăng cường nguồn lực tài trợ, phát triển, hiện đại hóa cơ sở hạ tầng và các hệ thống cảnh báo sớm. Theo tuyên bố chung, 134 quốc gia ký kết văn kiện là nơi sinh sống của 5,7 tỷ người, tạo ra lượng khí thải nhà kính chiếm tới 75% tổng lượng khí thải từ hệ thống sản xuất lương thực toàn cầu, hoặc 25% tổng lượng khí thải trên toàn thế giới. Trong số các quốc gia ký vào tuyên bố chung có Mỹ, Trung Quốc, Brazil và Liên minh châu Âu (EU). Việt Nam tham gia COP28 với tư cách một quốc gia thành viên tích cực đã có nhiều sáng kiến trong triển khai tuyên bố chung COP 27 thông qua hoạt động có hiệu quả của Bộ Nông nghiệp dưới sự hỗ trợ của nhiều tổ chức quốc tế, trong đó có CGIAR.