Trong quân ngũ, tôi cũng được học 3 trường quân sự từ sơ cấp đến trung cấp, nhưng cũng chỉ ngắn hạn từ 6 tháng đến 1 năm. Rồi còn được học các lớp tập huấn quân sự từ sư đoàn, quân đoàn, quân khu và Bộ mở từ 3 đến 15 ngày/lần; Từng là một sĩ quan tham mưu tác chiến về quân sự, tôi lại phải làm trợ lý hơn 10 năm, từ cấp trung đoàn, sư đoàn, đến cấp quân khu; từng soạn thảo không biết bao nhiêu lần quyết tâm, kế hoạch chiến đấu, các loại báo cáo sơ, tổng kết, báo cáo chuyên đề… Khi về đời thường, tôi lại tham gia công tác ở địa phương, được tham gia học các lớp bồi dưỡng chính trị, nghiệp vụ ở Trung tâm bồi dưỡng chính trị của của huyện Từ Liêm, Hà Nội mở, cũng từ 1 đến vài ngày/lần… , nói tóm lại là toàn học ngắn hạn và cũng chẳng liên quan gì đến văn chương.
Năm 2022, tôi rất vinh dự được tuyển tham gia Lớp Bồi dưỡng Viết văn- Thơ, do Trung tâm Bồi dưỡng Viết văn Nguyễn Du- khoá XVI của Hội Nhà văn Việt Nam tổ chức tại Bảo tàng Văn học Việt Nam số 275 đường Âu Cơ, Tây Hồ, Hà Nội, từ ngày 3 đến 14 tháng 10 năm 2022, cũng ngắn, chỉ có 2 tuần.
Học viên của lớp đủ các thành phần, lứa tuổi, già nhất gần 80, trẻ nhất hơn 20, ở nhiều tỉnh thành trong cả nước: từ Đồng Tháp, Đồng Nai, Bình Phước, đến Điện Biên, Yên Bái…, nhiều người đã là Nhà văn, Nhà thơ, Nhà lý luận phê bình, đã là Hội viên Hội Nhà văn Việt Nam; Hội viên Hội Nhà văn và Hội viên Hội Văn học & Nghệ thuật ở các tỉnh, thành; nhiều người đã có những tác phẩm văn, thơ được xuất bản và lưu hành. Riêng tôi cũng có 1 cuốn “Tự truyện Nam chinh Bắc chiến” do Nhà Xuất bản Thanh niên ấn hành năm 2021, với 1000 cuốn đã phát hành gần hết. Người đã nghỉ hưu, người đương công tác, có người đã từng học ở Trung tâm này từ khoá 8, khoá 10 nay vẫn về học tiếp; và đặc biệt còn có cả Học viên là người khiếm thị Nghiêm Vũ Thu Loan 24 tuổi, ở Hội Người mù Hà Nội cũng theo học và đã có 2 đầu sách được xuất bản rồi; trình độ học vấn và nghề nghiệp cũng đa dạng, khác nhau; nhưng tất cả đều có điểm chung là niềm đam mê sự nghiệp văn chương muốn được “Tầm sư học đạo”. Lớp K16 có khoảng hơn 70 học viên, do thầy giáo Nhà văn Vũ Đảm làm Chủ nhiệm. Ban Cán sự lớp 3 người, do Nhà thơ Trần Đức Cường làm Lớp trưởng, Nhà thơ Phạm Quỳnh Loan và Nhà thơ Phạm Thị Kim Chi làm lớp phó.
Còn giảng viên ở đây đều là các Nhà Văn, Nhà Thơ, Nhà lý luận phê bình văn học gạo cội, là những thần tượng nhiều người ngưỡng mộ mà bây giờ mới được gặp và được nghe các Thầy giảng bài, có thể gọi đây là “đỉnh của đỉnh” cũng không ngoa: tiêu biểu như Nhà văn Nguyễn Quang Thiều - Chủ tịch Hội Nhà văn Việt Nam; Nhà Thơ Trần Đăng Khoa, Nhà văn Nguyễn Bình Phương đều là Phó Chủ tịch Hội Nhà văn Việt Nam đương nhiệm; cùng một số Nhà Văn, Nhà thơ nổi tiếng trên văn đàn từ lâu như: Hữu Thỉnh, Vũ Quần Phương; Nguyễn Đức Mậu, Nguyễn Văn Thọ, Vương Trọng; Vũ Đảm, Nguyễn Việt Chiến, Bùi Thanh Minh; Nguyễn An…, cùng các Nhà lý luận phê bình: Nguyễn Đăng Điệp; Trịnh Quốc Thắng; Hoàng Đăng Khoa; Bùi Việt Thắng… Những bài giảng của các Thầy thật hay, thật khái quát, hấp dẫn lôi cuốn, khai sáng, gợi mở những kiến thức cơ bản của nghiệp sáng tác văn chương. Đúng là “Không thầy đố mày làm nên”, “Trăm nghe không bằng một thấy”. Tôi rất ấn tượng với cách vô đề dẫn bài giảng của các Thầy, nó tự nhiên, thoải mái, dẫn chứng phong phú ở tất cả các thể loại: Văn, Thơ, Lý luận phê bình, Đối thoại chính trị, và Triết thuyết. Đặc biệt là phương pháp học, bằng nhiều con đường khác nhau.
Một là Tự học, đọc, đọc và đọc, vì sách là người bạn tri kỷ, tri âm, là kho tri thức vô tận. Nhà thơ Vũ Hùng đã có bài thơ “Tặng sách” rất hay:
Sách quý tặng người không quý sách,
Uổng công, uổng sách, uổng tình người.
Tặng sách nên tìm người mà tặng,
Sách cũng cần “Chọn bạn mà chơi”.
Nếu mà tặng cho người không yêu quý trân trọng và ham đọc sách, thì sách của ta sẽ ra chơi chỗ mấy bà đồng nát khi vẫn còn thơm mùi mực in.
Nhà thơ Trần Đăng Khoa thuở nhỏ đã từng đọc hết cả mấy tủ sách của anh trai mình là giáo viên sưu tầm được, từ đó đã giúp ích rất nhiều cho “Thần đồng thơ” Việt Nam. Hay, các Nhà lý luận phê bình, cũng từng phải đọc rất nhiều tác phẩm văn thơ cả trong và ngoài nước, từ đó mới hiểu và nhận xét đánh giá được giá trị của tác phẩm văn học mà mình muốn tiếp cận.
Ngoài đọc sách nhiều, cần phải đi nhiều nơi, hoà mình vào trong đời sống cộng đồng gowin99 , đắm mình vào thời cuộc nhân tình thế thái, nhân gian thế sự, vào thân phận, hoàn cảnh những con người… để tích luỹ vốn sống phục vụ cho nghiệp sáng tác văn chương. Tôi rất ấn tượng câu thầy giảng: “Không có đề tài cao hay thấp; mà chỉ có thơ, văn hay hoặc không hay mà thôi”. Cũng như Nhà thơ Thanh Tịnh từng nói: “Không đi lấy gì mà viết”. Người sáng tác văn thơ cũng giống như một người đầu bếp giỏi, trên một mâm cỗ có rất nhiều món ăn ngon, mỗi món đều có hương vị riêng của nó chẳng giống nhau, ngay cả bát nước chấm, nếu thiếu hoặc pha chế không chuẩn cũng ăn mất ngon. Còn thích ăn món gì, đấy lại là khẩu vị của các thực khách (Người đọc).
Hai là học ở bạn bè và ngoài gowin99 , có câu: “Học thầy không tày học bạn”. Khi làm được một bài thơ, hay viết được một truyện ngắn, ta có thể gửi cho bạn, hoặc một nhóm bạn mong đọc và góp ý kiến bổ sung.
Ba là học ở các trường lớp, các Trung tâm bồi dưỡng chính quy, chuyên nghiệp, được học các thầy nhiều kinh nghiệm, bài bản, tâm huyết, nhiệt tình, tận tuỵ với nghề, với người học, là người truyền cảm hứng mạnh mẽ, niềm đam mê, sự khám phá tìm tòi, sáng tạo, trang bị cho người học những kiến thức, kỹ năng cơ bản của nghiệp sáng tác văn chương.
Tôi rất ấn tượng khi các Thầy hình tượng hoá việc sáng tác một bài thơ, văn, nó cũng giống như ‘người mới cưỡi ngựa”, làm thế nào để thuần phục được con ngựa “văn chương” bất kham, điều khiển được nó, muốn phi nước kiệu, nước đại, tuỳ thích, mà có khi không cần cả yên cương cũng có thể cưỡi được nó một cách thuần thục.
Hay như, muốn làm một bài thơ, hay viết truyện ngắn cũng giống như người xây một ngôi nhà: Phải chuẩn bị tập kết nguyên vật liệu, vật tư; có bản thiết kế, kết cấu công trình; làm nhà kiểu gì? …, sau đó mới bắt tay vào xây dựng. Khi đã xây xong phải dỡ giàn giáo (Tức là xem lại những câu từ, thêm bớt cho đúng hơn, chuẩn chỉnh hơn, đẹp đẽ hơn…).
Lần đầu tiên trong đời, tôi mới hiểu thế nào là “Triết thuyết”, vì xưa nay chỉ có nói triết học, triết lý; nay thầy Trịnh Quốc Thắng lại đưa đến một khái niệm Triết thuyết hoàn toàn mới; song lại rất đúng với điều kiện và hoàn cảnh thực tế của mỗi cá nhân, đến một cộng đồng, một dân tộc, một quốc gia và trên phạm vi toàn thế giới. Có Triết thuyết trong thơ, văn và Triết thuyết trong cuộc sống.
Vậy Triết thuyết là gì?
Triết thuyết là tư tưởng, là quan điểm, là triết lý, là kinh nghiệm của một người, của 1 cộng đồng hay 1 gowin99 ; về mối quan hệ giữa con người với con người, con người với thế giới tự nhiên; con người với gowin99 trên cơ sở khoa học với thực tiễn.
Ngoài ra, lớp học còn được đi thăm quan thực tế Làng Văn hoá 54 Dân tộc ở Đồng mô, Ba Vì, Hà Nội, tham quan Bảo tàng Văn học Việt Nam thật sự rất bổ ích và lý thú, tạo được ấn tượng tốt đẹp và cảm hứng trong lòng mỗi học viên.
Sau khoá học này, tôi thấy mình ngộ ra nhiều điều, vỡ vạc ra nhiều lẽ, có khi còn cảm thán: “À hoá ra là như vậy!”. Bởi trước nay, tôi toàn tự học, tự mày mò mà không biết những điều như vừa được học. Tuy nhiên, có một điều mà không bao giờ thay đổi quan điểm tư tưởng, cho dù bây giờ “cái tôi” có thể nhiều hơn “cái ta”. Đó là: Không có văn, thơ cũ- mới, mà chỉ có những tác phẩm hay hoặc không hay mà thôi! Ví dụ: tác phẩm “Lục bát mỗi ngày” của Nhà thơ Đặng Vương Hưng, do Nhà xuất bản Văn học ấn hành năm 2021, đã đạt giải thưởng của Hội Nhà văn Hà Nội năm 2021; năm 2022 lại được Sách Kỷ lục Guinness Việt Nam Vinh danh. Sự nghiệp văn chương của nước nhà bao giờ cũng phải phục vụ cho mục tiêu chính trị: Xây dựng một nước Việt Nam dân giàu nước mạnh dân chủ công bằng văn minh. Xây dựng con người hoàn thiện hơn, hướng tới chân -thiện- mỹ và đặc biệt là xây dựng cho được lòng yêu thương giữa con người với con người; giữa con người với gowin99 và giữa con người với thiên nhiên. Người xưa nói: “Oán thù không diệt được oán thù, chỉ có tình tương mới diệt được nó”. Hay: “…Gia đình trọng tình thương/Sống nhịn nhường hỷ hả/Thiếu tình thương man trá/Gắn vàng đã cũng tan/Biết dạy dỗ con ngoan/Chịu bảo ban con giỏi/Thông minh nhờ học hỏi/Cứng cỏi nhờ luyện rèn/Sống vì nhau dễ bền/Sống vì tiền đổ vỡ/Dạỵ con từ mới nở/Khuyên vợ lúc mới về/Muốn hiểu cần lắng nghe…”.
Từ trong tim mình, xin chân thành cảm ơn các Nhà văn, Nhà thơ Thầy giáo, Giảng viên, Trung tâm Bồi dưỡng Viết văn Nguyễn Du; Hội Nhà văn Việt Nam; Thầy Chủ nhiệm và Ban cán sự lớp K16- 2022; Bảo tàng Văn học Việt Nam cùng toàn thể các anh chị em học viên đồng môn, đồng nghiệp đã tạo điều kiện cho tôi có được một khoá học thành công vô cùng bổ ích.
GIÃ BẠN
Thời gian chỉ ngắn ngủi thôi,
Toàn người dưng lạ lại ngồi cùng nhau.
Không duyên thắm đỏ trầu cau
Nhưng mà kết nối xanh màu văn chương.
Chia tay lòng bỗng vấn vương
Hẹn nhau trên mạng để thường giao lưu.
Hà Nội, 15/10/2022
H.M.S
Trái tim người lính