Biết tôi là con rể của xã lại là phóng viên báo, ông Phùng Văn Sinh, chủ nhiệm CLB chèo xã Minh Côi, vồn vã: “Biết tiếng chú đã lâu nhưng chưa có dịp mời về thăm CLB chèo xã chúng tôi. Hôm nay nhân dịp CLB đang chuẩn bị chương trình để Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh Phú Thọ phát trong dịp đón năm mới, xin được mời nhà báo đến xem và động viên chúng tôi nhé.”
Sau cái bắt tay thân thiện, ông Sinh cho biết: “Tiền thân của CLB chèo xã chúng tôi là Đội văn nghệ của xã được thành lập trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp bao gồm nhiều thể loại khác nhau như chèo, hát, múa, nhạc, kịch… Cho đến những năm kháng chiến chống Mỹ (1964), Đội văn nghệ xã được đổi tên là Đội chèo xã Minh Côi và đến năm 1980 Đội chèo giải tán vì lý do thiếu nhạc công. Mãi đến năm 2014, CLB chèo xã Minh Côi mới chính thức được thành lập và hoạt động, dưới sự dẫn dắt của Chủ nhiệm CLB Nguyễn Quang Hậu”.
Hiện nay, CLB chèo xã Minh Côi có 35 thành viên, do ông Phùng Quang Sinh làm chủ nhiệm, bà Nguyễn Thị Hoa Lan và ông Nguyễn Xuân Quế làm Phó chủ nhiệm. Người cao tuổi nhất CLB là Ông Nguyễn Bách Thuận 83 tuổi và trẻ tuổi nhất là chị Nguyễn Thị Vân 40 tuổi. CLB hoạt động theo hình thức gowin99 hóa (tự trang trải kinh phí, tự mua sắm nhạc cụ, đạo cụ và trang phục biểu diễn) nhằm biểu diễn phục vụ nhiệm vụ chính trị của xã đồng thời tham gia các hội thi, hội diễn, của huyện, của tỉnh, nhất là Hội diễn văn nghệ trong dịp lễ hội Đền Mẫu Âu Cơ hàng năm.
Ông Phùng Quang Sinh chủ nhiệm CLB là giáo viên nghỉ hưu là người hết sức nhiệt huyết với việc bảo vệ và phát huy nghệ thuật truyền thống chèo. Ông có thể chơi được trên 10 loại nhạc cụ. Phó chủ nhiệm Nguyễn Xuân Quế có thể chơi được 5 loại nhạc cụ (hiện nay CLB có 9 loại nhạc cụ đó là: đàn bầu, sáo, đàn Tam, đàn Tứ, đàn Nhị, Lứu, phách, trống con và đàn Nguyệt…).
CLB có dàn diễn viên quần chúng khá xuất sắc với những giọng hát quyến rủ lòng người như chị Hoa Lan, anh Nguyễn Tuấn Hồng, chị Phùng Thị Thúy Tình… lại có những cố vấn nghệ thuật giỏi như đạo diễn Phùng Thị Tuyết Trinh (chuyên dạy các làn điệu chèo cổ).
Chủ nhiệm CLB, Phùng Quang Sinh chia sẻ: “Thời kỳ đầu CLB mới đi vào hoạt động gặp rất nhiều khó khăn, mặc dù được các cấp chính quyền quan tâm tạo điều kiện, nhưng về mặt kinh phí không được đầu tự nên phải kêu gọi sự đóng góp của tất cả các thành viên CLB những người yêu mến bộ môn nghệ thuật chèo truyền thống. Nhưng sau đó khi tham gia các cuộc thi, các cuộc hội diễn CLB đoạt giải và có phần thưởng vật chất nên chúng tôi đầu tư trang thiết bị. Đến nay chúng tôi đã có được dàn nhạc cụ chất lượng cao, đạo cụ và trang phục đáp ứng được yêu cầu hoạt động. Đặc biệt chúng tôi biết vận dụng những thế mạnh của các thành viên trong đội những người có chuyên môn cao để truyền dạy cho lớp trẻ kế tiếp như bà Phùng Thị Tuyết Trinh, nguyên giảng viên bộ môn hát chèo của Trung tâm gowin99 huyện Hạ Hòa… Hay anh Nguyễn Xuân Quế đã đầu tư 5 loại nhạc cụ cho đội… Tất cả những thế mạnh đó đã giúp chúng tôi duy trì hoạt động của CLB một cách thường xuyên theo định kỳ mỗi tháng một lần vào ngày chủ nhật cuối tháng (tuy nhiên, khi chuẩn bị cho chương trình mới thì tập thường xuyên có thể hàng ngày). Đặc biệt, CLB đã hội tụ được những người con Minh Côi yêu thích bộ môn nghệ thuật chèo truyền thống và rất nhiệt tình tham gia CLB. Về nghệ thuật, CLB đã kế thừa được truyền thống cha anh và phát huy ngày càng tốt hơn. Về quyền lợi vật chất hầu như không có gì nhưng trong CLB không ai kêu ca phàn nàn mà luôn tự giác tham gia.”
Chị Phùng Thị Thúy Tình diễn viên hát chèo chia sẻ: “Từ bé em rất thích hát chèo. Mỗi khi trên màn hình ti vi có các tiết mục chèo là em ngồi nghe say mê và nhẩm theo những làn điệu của các diễn viên biểu diễn. Lớn lên em cũng học được vài điệu như lưới lơ… Và khi CLB chèo của xã được thành lập em đã xin được tham gia đến tận bây giờ. Mong ước của em là khi có các lớp dạy chèo cấp trên mở cho chúng em được tham gia để nâng cao nghiệp vụ mang giọng hát của mình phục vụ bà con đồng thời cũng để bảo tồn và phát huy giá trị của bộ môn nghệ thuật chèo truyền thống”.
Ông Nguyễn Xuân Quế, Phó Chủ nhiệm CLB chia sẻ: “Khi làm ăn xa ở TP Hồ Chí Minh tôi rất thích bộ môn chèo, nhưng không có điều kiện để tham gia. Khi trở về quê hương tôi rất vui mừng được tham gia CLB lại được anh chị em tín nhiệm bầu làm Phó chủ nhiệm phụ trách về kỷ thuật âm thanh, nhạc cụ, tôi cố gắng hết mình để xây dựng CLB chèo xã nhà không ngừng lớn mạnh”.
Về những mong muốn của CLB trong thời gian tới, Chủ nhiệm Phùng Văn Sinh nói: “Rất mong các cấp chính quyền tạo điều kiện giúp đỡ về mọi mặt đặc biệt là hỗ trợ kinh phí để mua sắm thêm đạo cụ và trang thiết bị; Hàng năm được cử các diễn viên trẻ tham gia các khóa đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ để nâng cao trình độ chuyên môn về bộ môn nghệ thuật truyền thống chèo. Chính quyền cho phép các thành viên của các địa phương khác tham gia CLB khi họ có nhu cầu”.
Được biết tháng 8 vừa qua, CLB chèo Minh Côi tham gia Hội diễn tiếng hát Người cao tuổi tỉnh Phú Thọ đoạt giải Ba toàn đoàn. Hiện nay CLB chèo xã Minh Côi được Sở gowin99 Thể thao Du lịch tỉnh Phú Thọ chọn để làm tư liệu góp phần vào việc củng cố hồ sơ cùng với 14 tỉnh trong cả nước có bộ môn nghệ thuật chèo để gửi Bộ gowin99 Thể thao Du lịch hoàn thiện hồ sơ trình UNSCO công nhận nghệ thuật chèo di sản gowin99 phi vật thể của nhân loại.