link tải gowin99 mới nhất

 Chiến sỹ thành cổ Quảng Trị vẫn toả sáng trên quê hương Nghệ An

Ông Nguyễn Xuân Cận sinh 1953 tại xã Thanh Liên- huyện Thanh Chương- tỉnh Nghệ An. Bố ông là cụ Nguyễn Xuân Luận cán bộ Đảng viên tiền khởi nghĩa. Phát huy tinh thần yêu nước của người cha và quê hương, tháng 5 -1972, Nguyễn Xuân Cận xung phong nhập ngũ cầm súng bảo vệ Tổ quốc.

Đúng lúc cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước bước vào giai đoạn quyết liệt. Đã có hàng vạn sinh viên ở các trường đại học tự nguyện xếp bút nghiên, thực hiện khát vọng quyết tâm giải phóng miền Nam thống nhất đất nước.

dt1ahn-1711521913.jpg

Vợ chồng ông Cận chụp 2022.

 

Sau hai tháng huấn luyện ông Nguyễn Xuân Cận được bổ sung cho C8D5E165F312. Hành quân gấp vào chiến trường Quảng Trị. Vượt qua sông Thạch Hãn, tối 13/8/1972 an toàn. Vào Thành Cổ thì cả đơn vị ông bị bom pháo Mỹ vùi dập. Nhiều đồng đội của ông đã hy sinh. Ác liệt nhất là khi bộ binh địch lợi dụng hỏa lực hiện đại, ào ạt hủy diệt rồi lấn dúi tiến lên. Số đồng đội sống sót từ lòng đất Thành Cổ lại hiên ngang xuất hiện, đánh gần, chống trả quyết liệt, trời lại mưa lũ. Các chiến sỹ phải giành giật từng giây để giữ vững Thành Cổ. Với quyết tâm của tuổi trẻ đại diện cho dân tộc, báo cáo với nhân dân thế giới “mỗi tấc đất ở Thành Cổ là máu thịt của Việt Nam, không có sức mạnh kẻ thù nào chiếm giữ”.

Đến ngày 16/9/1972 khi được lệnh cấp trên rút khỏi chiến địa cũng là lúc kết thúc chiến dịch 81 ngày đêm quyết liệt. Ông Cận và nhiều đồng đội vẫn chiến đấu, tiếp tục chốt giữ thành cổ đến khi hiệp định Pari được ký kết năm 1973.

Ngày 25/10/1973 Nguyễn Xuân Cận được kết nạp vào Đảng do từng lập chiến công, được đồng đội yêu mến, cấp trên tin cậy. Năm 1992 ông được phân công làm Bí thư Đảng bộ Bệnh viện 145 quân đoàn I.

Năm 1979, ông Nguyễn Xuân Cận được cấp trên cho về phép, ông tranh thủ tổ chức cưới bà Trần Thị Minh cùng tuổi, quê ở xã Cẩm Yên- huyện Cẩm Xuyên- tỉnh Hà Tĩnh.

Năm 2003, ông nghỉ hưu, với quân hàm Thượng tá. Sau 30 năm rèn luyện trong quân đội, về với gia đình ông được vợ yêu thương động viên, xây dựng tổ ấm. Hai trai, một gái thứ tự ra đời. Nơi ông cư trú (khối Yên Vinh- phường Hưng Phúc- TP.Vinh- tỉnh Nghệ An) mới thành lập này, gồm bộ đội, công an, công nhân viên đủ các nghành về hưu. Họ biết ông là người lính cụ Hồ có năng lực, phẩm chất. Số anh em cựu chiến binh đã tin cậy bầu ông làm Chi hội trưởng của mình từ năm 2004. Ông năng động, gương mẫu trong mọi hoạt động, được các gia đình và hội viên làm theo. Từ đó, dân khối lại tiếp tục bầu ông làm Khối trưởng gần 20 năm nay. Ông đã cùng chi bộ và các đoàn thể đoàn kết xây dựng đời sống gowin99 ngày càng đổi mới. Từ chỗ đường sá nội khối chưa ổn định, hệ thống đèn chiếu sáng về ban đêm chưa có, các tệ nạn thỉnh thoảng xảy ra trong khối. Ông trăn trở, tìm mọi cách giải quyết từng phần với phương châm huy động nội lực, nhất là công việc dân vận khéo được đề cao. Với kinh nghiệm của một sỹ quan làm công tác chính trị nhiều năm trong quân đội. Ông đã bàn bạc, tạo sự đồng thuận cùng cấp ủy chi bộ “miệng nói tay làm, tai lắng nghe”, học tập làm theo phong cách của Bác Hồ nên được dân càng tin yêu, cùng sự hỗ trợ của Nhà nước, từng bước củng cố xây dựng những công trình hạ tầng kỹ thuật phúc lợi.

Gần 20 năm khối dân cư nơi ông ở đã đổi mới hoàn toàn. Có Nhà gowin99 rộng rãi, khang trang, có nhiều phương tiện hoạt động thể thao cho già trẻ sáng chiều. Đường nội khối được rải nhựa bằng phẳng bóng nhoáng, sạch sẽ. Cây xanh hai bên đường được vươn lên đều đặn thẳng tắp giữa những cột điện soi sáng suốt đêm. Các tệ nạn được xóa bỏ, đời sống người dân ngày càng ấm no hạnh phúc. Cuộc sống văn minh đang được phát triển trong thành phố quê hương Bác Hồ.

Từ một chiến sỹ trải qua cuộc chiến đầy hiểm nguy ở mặt trận Thành Cổ Quảng Trị 1972, nay có hạnh phúc gia đình, sống trong hòa bình, độc lập tự do. Ông luôn nhớ về đồng đội đã hy sinh tuổi trẻ bên mình cho đất nước ở chiến trường. Ông nghĩ, phải làm việc gì có ích vì mọi người, xứng đáng với công lao to lớn của các liệt sỹ.

Từ suy nghĩ ông Cận đã liên lạc được rất nhiều CCB từng chiến đấu với ông ở mặt trận Thành Cổ, dù thời gian đã lùi đi nửa thế kỷ. Liên lạc từ các phường xã, trong tỉnh rồi các tỉnh trong toàn quốc để đề nghị các cấp có thẩm quyền thành lập Hội chiến sỹ Thành Cổ Quảng Trị năm 1972. Đến 2014, cấp trên đồng ý cho phép thành lập Hội chiến sỹ Thành Cổ. Và tháng 12 năm đó, đại hội đại biểu Hội chiến sỹ Thành Cổ của tỉnh Nghệ An bầu ông Nguyễn Xuân Cận làm Chủ tịch. Đồng đội tự nguyện viết đơn xin vào hội ngày càng đông hoạt động tích cực, đúng điều lệ hội đề ra, phối hợp cùng hội CCB bảo vệ Đảng, bảo vệ thành quả cách mạng mà nhân dân ta giành được qua 94 năm. Đồng thời tiếp tục tham gia giáo dục truyền thống yêu nước cho thế hệ trẻ, giúp đỡ nhau xóa đói giảm nghèo. Đặc biệt hội Thành Cổ Quảng Trị tổ chức thăm lại chiến trường, thắp hương tưởng niệm liệt sỹ. Mỗi lần như vậy, anh em nhắc nhau phối hợp cùng nhân dân, các đơn vị chức năng tìm kiếm cất bốc được 60 ngôi mộ đồng đội. Anh em còn động viên nhau góp tiền, giúp đỡ những hội viên có hoàn cảnh khó khăn vì thương bệnh tật. Vận động nhân dân, cùng các nhà hảo tâm, các doanh nghiệp hỗ trợ, kinh phí làm được 24 ngôi nhà, giúp đỡ đồng đội mỗi nhà trên 50 triệu đồng.

Với thành tích ấy, dư luận trong nhân dân hoan nghênh. Đến ngày 15-16/12/2019 Hội chiến sỹ Thành Cổ Quảng Trị 1972 tỉnh Nghệ An đại hội lần thứ 2 thành công tốt đẹp, ông Nguyễn Xuân Cận được bầu tiếp tục giữ chức Chủ tịch hội khóa II nhiệm kỳ 2019-2024.

Cho đến nay ông được tập thể chi bộ bầu tham gia vào Đảng ủy phường, ủy viên hội đồng nhân dân phường Hưng Phúc, ủy viên Ủy ban mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh Nghệ An. Mấy năm nay dù phải chống đại dịch Covid – 19 căng thẳng ông vẫn tích cực hoạt động tốt, được các cấp tặng bằng khen cuối năm 2021.

Ba người con của ông bà chăm ngoan học tập, tốt nghiệp các trường đại học, có nghề nghiệp và có gia đình đầy đủ. Ông bà đã có 6 cháu gái trai nội ngoại. Đồng đội và bà con khối phố đến giao lưu với gia đình ông. Họ vừa cảm ơn, vừa chúc ông bà vui khỏe, tiếp tục phát huy truyền thống yêu nước của bộ đội cụ Hồ.

Đ.S.N

Trái tim người lính