link tải gowin99 mới nhất

Cầu quán

Chắc hẳn trong lớp người già, nhiều người  còn nhớ những cánh đồng của làng quê  Bắc bộ cách đây trên nửa thế kỉ có những ngôi nhà nhỏ đứng  chơ vơ  giữa đồng không mông quạnh không? Đó là Cầu quán, một điểm nhấn trên cánh đồng làng xưa.

Những ngày hè, đồng xa trong ngút ngàn nắng lóa, có một cây đa, một cây gạo trồi lên, dưới đó có một mái quán chừng vài  ba chục mét vuông. Quán thấp nhỏ, lợp ngói vẩy, tường chỉ ở hai đầu hồi, còn để trống hai bên. Cầu quán che mưa chắn nắng, là chỗ nghỉ chân buổi trưa cho người làm đồng xa hoặc bất ngờ gặp  bão tố hay mưa dầm gió bấc bất ngờ tràn về. Thời ấy làm gì có dự báo thời tiết để mà đề phòng.!

Cầu quán nào cũng phải có người dựng lên, nhưng chỉ người làng biết chuyện đó.

cau-quan-1648091495.jpg
Ảnh do tác giả lựa chọn

 

Người làm quán là những nhà hiếm hoi cầu tự.  Xin đất làng làm quán  là làm điều thiện cho làng nước,  mong được đèn trời soi xét cho họ đứa con để lấy người nối dõi. Lời cầu xin ấy có khi cũng thấu trời xanh. Những đứa con cầu tự  ra đời. Lại lần nữa người ta làm lễ bán khoán lên chùa làm con cửa Phật để tránh bị ma bắt.

    Cây đa giếng nước sân đình đã từng đi vào thi ca và ca dao cả một thời cùng với con cò con vạc con nông, nhưng cầu quán thì ít được đề cập đến. Dầu vậy, ai cũng biết và ai cũng nhớ những cánh đồng với những điểm nhấn đó. Nhìn cầu quán là biết đến người đã xây ra nó. Nhưng rồi có cái lâu đến dăm bảy chục năm thì cũng không ai còn  biết chủ nhân, nhưng nó vẫn đứng đấy với tường rêu mốc cùng tấm lòng thành che nắng che mưa khi có người cần đến nó.

 Năm tháng đổi thay, con người đông lên, đồng ruộng được cải tạo, nhà cửa nới ra thêm trên đất nông nghiệp, ruộng dần hẹp đi. Rồi những năm hợp tác xã nông nghiệp ra đời, người ta làm bờ vùng bờ thửa, cầu quán đổ nát chẳng còn ai tu sửa,  rồi nhiều khu đồng mất dần cầu quán và sau đó mất hết dấu vết.vì người ta không cần đến nữa.!

Bây giờ trên các cánh đồng đồng bằng miền Bắc hầu như chẳng ai còn thấy cầu quán . Các thế hệ 6x 7x trở lại đây thì chắc chắn không biết cầu quán là gì. Cánh đồng  hôm nay đã khác cánh đồng hôm xưa. Canh tác trên đó là lớp người hoàn toàn chẳng giống xưa. Họ có nhiều kiến thức hơn,  công cụ lao đông tốt hơn xưa. Xưa tính toán lợi ích trên miếng đất người ta chỉ biết trồng lúa, nhưng nay ngoài lúa còn làm màu, người làm nông còn biết đủ loại phân bón, rồi thuốc trừ sâu, rồi giống mới lai tạo năng suất gấp mấy lần xưa.  Lại còn  thêm giống cây quả biến đổi gene ngạo nghễ như một thế lực mới lấn át  giống bản địa. Có nơi không còn bất cứ loại  giống cũ nào nữa.

Xưa, đi bộ ra đồng làm việc, giờ người ta đi xe máy nhanh hơn và tiện hơn. Còn cày bừa thì đã có cày máy  mua từ Trung Quốc. Mưa nắng không còn là nỗi sợ vì có dự bảo thời tiết từng ngày đẻ đề phòng. Cầu tự giờ người ta  lên đền làm sớ dâng lễ cho chắc ăn, hoặc lên chùa cúng dường xin đức lớn, không cần phải đi tắt qua làng làm cái cầu có vẻ phiền hà. Cũng tương tự như vậy,  tình nghĩa làng quê  cũng nhạt hơn xưa bởi những bức tường gạch xi măng che chắn cao lút đầu người. Còn đất cũng khác dần đi. Đất cũng đổ mồ hôi  nhiều hơn, vất vả  nhiều hơn với  con người để nhè thêm của cải ra cho họ...

   Cầu quán thì mất, những cây gạo già nua cũng dần đi theo, hoặc gẫy đổ hoặc bị chặt phá. Những gốc đa cổ thụ một thời hoành tráng, nếu còn thì giờ đây cũng cỗi dần,  thậm chí mục cành bục gốc cũng chẳng ai để ý tới. Giống như con trâu là đầu cơ nghiệp, chỉ già nua, đau ốm ngã không dậy được mới được chính quyền đến xem xét khám nghiệm rồi mới cấp giấy “sát sinh” cho mổ thịt. Ai vô cớ thịt trâu, chính quyền biết thì ốm đòn.! Giờ thì trâu chỉ để thịt mà không cần cấp phép.! Có cái gì thật bạc bẽo với quá khứ mà không mấy người để ý tới vì người ta còn mải kiếm sống làm giàu. Giờ đây, ngươi ta  mắt chăm chắm nhìn phía trước  chứ không sống chậm như  một thời đã qua.

Một diện mạo nông thôn khác hẳn nửa thế kỉ qua . Cùng với mọi biến đổi,  việc từ thiện lấy đức giờ cũng không đơn sơ thật thà như làm  cái cầu cái quán ngày xưa nữa.

Ngoái lại thời gian,  không phải  hoài cổ mà là để cho con cháu biết chúng ta từng có một nông thôn xưa nghèo khó nhưng nhân từ đôn hậu, đùm bọc. Đó là tài sản tinh thần đáng quý một thời.

Một thời xa vắng, nhớ lại mà xao xuyến.!

Chuyện làng quê