link tải gowin99 mới nhất

Câu chuyện giữa hai cựu binh

Ông Hưng và ông Hoà bạn đồng ngũ năm 1977, năm 1984 hai ông cùng xuất ngũ. Ông Hưng trở về cơ quan cũ; ông Hoà làm ở phòng Lâm nghiệp một thời gian, sau xin thôi việc, làm tự do.
298223549-2055872407928603-3384894381815345344-n-1660013153.jpg
Góc hồ thị trấn miền núi Tây Bắc. Ảnh do tác giả cung cấp.

 

Ông Hưng nghe tiếng dắt xe máy, nhìn ra cổng:

- Ô! Chào ông! Mời ông vào nhà! Ông đợi tôi chút, lâu không gặp ông. Tôi đang nghĩ đến ông thì ông đến.

Ông Hưng và ông Hoà bạn đồng ngũ năm 1977, năm 1984 hai ông cùng xuất ngũ. Ông Hưng trở về cơ quan cũ; ông Hoà làm ở phòng Lâm nghiệp một thời gian, sau xin thôi việc, làm tự do. Thời gian thấm thoát ngót 40 năm đủ để bãi biển thành nương dâu. Cách nhau có 5 cây số mà mấy năm nay hai ông mới gặp nhau.

Ông Hưng pha ấm trà mạn:

- Mời ông xơi nước.

Tiếp:

- Ông bà khoẻ không?

- Cảm ơn ông! Vợ chồng tôi vẫn khoẻ.

Ông Hưng:

- Nghe tin ông bà vừa xây xong căn nhà?

- Vâng, cháu nó giúp ít tiền xây căn nhà cấp 4 cho vợ chồng tôi ấy mà.

Ông Hoà nghỉ việc cơ quan đi làm ngoài, gặp việc gì làm việc ấy. Đúng lúc nền kinh tế đất nước chuyển đổi sang hình thức mới, công nhận sở hữu tư nhân về tư liệu sản xuất thì kinh tế đất nước đã có nhiều khởi sắc. Ông Hoà tích cóp, vay mượn mua được cái công nông đầu ngang chở thuê. Bà Hoà đi chợ, dần dần có sạp hàng, kinh tế đời sống gia đình khá dần lên. Ông bà sinh được một trai, một gái, nuôi con ăn học hết phổ thông, học đại học. Ông bà không hướng cho con làm nhà nước mà để các con tự quyết định công việc của mình. Hai con ông tự học hỏi trong thương trường, trưởng thành mở công ty riêng, cả hai đều giữ vai trò giám đốc công ty. Ông bà đều ở tuổi 60, tuy không có lương hưu nhưng ông bà có tài khoản gửi ngân hàng 2 tỉ. Ông bà sở hữu “quyền sử dụng” mảnh đất 445 mét vuông, căn nhà ngang cấp 4 mới xây, vài luống rau, ao cá, chuồng gà 20 con. Kể như vậy là đủ điền viên tuổi già an nhàn thư thái.

Ông Hưng:

- Như vậy ông bà cũng có "lương hưu", con cái trưởng thành. Nhất ông bà rồi.

Ông Hưng nhấp ngụm trà, trầm ngâm:

- Hôm nay nhân ông đến thăm tôi, tôi muốn nghe ý kiến của ông về việc của gia đình tôi.

Vợ chồng tôi năm nay vừa 60, lương hưu của chúng tôi 10 triệu. Con gái tôi lấy chồng tận Sơn La, khi cháu lấy chồng tôi bán mảnh đất 200 triệu cho cháu làm hồi môn về nhà chồng, 14 năm rồi, cháu được 2 con, vợ chồng cháu hạnh phúc, kinh tế cũng khá. Con trai tôi hiện sống cùng vợ chồng tôi, tôi hiện có một cháu đích tôn. Vợ chồng con trai tôi làm ăn chăm chỉ cần cù có của ăn của để. Vợ chồng tôi định hàng tháng trích một phần tiền từ lương hưu mua cho cháu đích tôn cái bảo hiểm Nhân Thọ với thời hạn mười lăm năm đề phòng... hoặc sau này cháu lớn lên có chút vốn. Tôi còn mảnh đất rộng mười mét, sâu hai lăm mét định làm sổ đỏ mang tên thằng cháu đích tôn. Ông là người ngoài đầu tiên tôi tâm sự chuyện trong gia đình. Tôi mong ông góp ý chân thành giúp tôi.

Ông Hoà chăm chú nghe câu chuyện ông Hưng chia sẻ. Nhưng ông phân vân:

- Ông muốn tôi góp ý gì ạ?

Nghe câu ông Hoà hỏi, ông Hưng hiểu ngay:

- Ông đặt cương vị ông là tôi, với những điều tôi vừa kể, những ý định tôi định làm, với ông thì ông làm thế nào?

Ông cứ nói thẳng những suy nghĩ của ông. Ông yên tâm lúc này chỉ có tôi với ông, bà nhà tôi đi họp phụ nữ đến trưa mới về. Những ý kiến tôi tham vấn ông là những ý kiến tôi tham khảo.

- Vâng. Ông đã nói thế tôi cũng mạnh dạn nêu ý kiến thế này:

Thứ nhất: Thế hệ chúng ta sinh ra các con, nuôi chúng lớn khôn trưởng thành, chúng được học hành tử tế nên người, có công ăn việc làm, xây dựng gia đình cho chúng thế là chúng ta đã hoàn thành trách nhiệm của thế hệ chúng ta. Còn mọi cái đối với cháu của chúng ta là trách nhiệm của bố mẹ chúng.

Việc trích tiền từ lương hưu để mua bảo hiểm cho cháu đích tôn tôi sẽ không làm, nếu làm đấy là việc của bố mẹ chúng. Vì chúng ta ngày một già, sức khoẻ suy giảm là đương nhiên, lương hưu của chúng ta không nhiều nhặn gì cần dùng cho cuộc sống hiện tại và chi dùng khi đau yếu. Việc sang tên cho cháu nội thửa đất 10 mét tôi không làm, hãy để cho bố mẹ nó làm với nó, mấy chục năm nữa chắc gì nó ở. Người xưa có câu "nhất điền thiên vạn chủ"

Thứ hai: Mảnh đất, căn nhà đang ở, tôi sẽ sang tên hoặc làm giấy thừa kế cho con trai để nó có trách nhiệm với bất động sản cha mẹ để lại cho nó.

Thứ ba: Mảnh đất 10 mét tôi sẽ bán một nửa, tiền đó xây một căn nhà đơn giản hai vợ chồng già ở, nếu còn gửi ngân hàng phòng khi dùng đến.

Việc thứ ba này tóm lại là cho các con ra ở riêng để chúng tự quản lý tài sản, tự trách nhiệm với cuộc sống gia đình. Có thể cho chúng mảnh đất 10 mét còn nhà này để vợ chồng già ở.

Việc cho con cái ra ở riêng ở thời nay tôi cho là hợp lý. Người Việt ta vẫn tự hào với kiểu gia đình Tam đại đồng đường, Tứ đại đồng đường. Nhưng kiểu gia đình truyền thống đó chỉ phù hợp ở thời đại nông nghiệp xưa. Con cái ra ở riêng, tự do làm ăn nhưng phải có trách nhiệm khi bố mẹ già yếu.

Ông Hưng chăm chú lắng nghe, khuôn mặt giãn dần ra, gật gật đầu:

- Vâng, tôi cảm ơn ông!

Tôi sẽ suy nghĩ kỹ về những điều ông góp ý cho tôi.

Chuyện làng quê