link tải gowin99 mới nhất

Cảm thức tập thơ “Đi qua mùa lữ thứ”

LTS: Thông qua Tạp chí revcat.net, ban đọc Nguyễn Thị Quế, quê xã Hợp Đức, huyện Tân Yên, tỉnh Bắc Giang đã nhận được tập thơ “Đi qua mùa lữ thứ” do NXB Dân Trí  ấn hành năm 2021 của tác giả Tâm Tuệ (pháp danh Thích Tâm Tuệ) trụ trì Chùa Khánh Long, xã La Sơn, huyện Bình Lục, tỉnh Hà Nam gửi tặng qua Bưu điện.

Trước đó, revcat.net đã đăng tải bài viết “Sách mới ‘Đi qua mùa lữ thứ’ - Cuộc đối thoại của tu sĩ về cõi thiền và cõi tục” của Vũ Xuân Bân (//revcat.net/sach-moi-di-qua-mua-lu-thu-cuoc-doi-thoai-cua-tu-si-ve-coi-thien-va-coi-tuc-a8489.html) thu hút sự chú ý của ban đọc và công chúng. Xin trân trọng giới thiệu Cảm thức của bạn đọc Nguyễn Thị Quế về tập thơ “Đi qua mùa lữ thứ” của tác giả Tâm Tuệ.

1k21a-1641644134.jpg
Tác giả bài viết Nguyễn Thị Quế (thứ hai hàng đầu từ phải sang), cựu sinh viên lớp Sử 13 (1968 -1972) Đại học Tổng hợp Hà Nội (cũ) tại gặp mặt truyền thống tháng 11/2020 ở Hồ Núi Cốc Plaza, huyện Đại Từ, tỉnh Thái Nguyên.

 

A-di-đà Phật.

Kính bạch thầy Thích Tâm Tuệ.

Con đã đọc “Đi qua mùa lữ thứ” của thầy. Con đã đọc kỹ từng bài thơ và từng bài tản văn với sự chăm chú và tâm đắc, có những bài đọc tới 2 - 3 lần... Vì vậy không thể viết lên những cảm nghĩ của mình nhanh để gửi tới thầy, mong thầy cho con sám hối về sự chậm trễ này.

Con thiết nghĩ mình chỉ là một Phật tử tại gia, nhận thức về đạo Phật còn rất hạn chế nên không thể viết được những ý kiến, những cảm nhận về tác phẩm như thầy mong đợi. Chỉ xin thầy bố thí được trình bày những ý kiến cá nhân còn nông cạn của một người trí thức về hưu bình thường có lòng yêu thích thơ văn khi tiếp cận “Đi qua mùa lữ thứ” mà thôi!

bia-ttue-2a-1638154739-1641644605.jpg
Bìa sách "Đi qua mùa lữ thứ"

 

Trước hết về phần thơ: Đây là tập những bài thơ hay mang đầy đặn và hàm xúc những trải nghiệm của tác giả trên đường lữ thứ, con đường đi tìm chân lý đích thực của cuộc đời mình! Rồi đem những trải nghiệm ấy đối diện với cái “tiểu vũ trụ” trong tâm mình, tự mình thắp lên bó đuốc tuệ nơi tâm mà lướt qua những chướng ngại trong tâm lâu nay mình hằng hàm chứa như ánh trăng trong soi tỏ con đường phía trước của người lữ khách. Ngoài kia, nơi vũ trụ bao la, người lữ khách độc hành với ánh trăng soi tỏ con đường phía trước; trong này người hành giả độc hành cùng bó đuốc tự thắp lên để lướt qua chướng ngại của bản tâm. Rồi hai thứ ánh sáng hòa làm một ở cuối con đường - đích đến của giác ngộ chân lý. Một bức tranh phối cảnh cho chúng ta cảm nhận được tâm hồn ta bay bổng, phóng khoáng biết bao! Cảm ơn những bài thơ mang đầy ý nghĩa mà trong đấy có những bản nhạc, những bức tranh tuyệt đẹp; như vẫy gọi, như khuyến khích những lữ khách đang chập chững bước đi trên con đường đạo.

Về phần tản văn: Tác giả dẫn dắt người đọc bắt đầu từ những trải nghiệm trên con đường lữ thứ của mình, từ vũ trụ mênh mông ngoài kia đến vũ trụ nhỏ trong này (tiểu vũ trụ) để thu nhiếp sự thống nhất không khác của bản tâm và vũ trụ.

Những bài tản văn chính là những bài học rút ra từ những trải nghiệm quán sát ấy. Lời văn chân thực, thoải mái không hề gượng ép, rất logic và triết lý, nhiều lúc như tiếng reo ca mà không kém phần uyển chuyển, đầy nhạc, đầy thơ... Mỗi bài tản văn mang dáng dấp một bài kệ của thiền sư gợi cho người đọc liên tưởng tới niềm vui sướng của “Điều Ngự Giác Hoàng” Trần Nhân Tông nơi Trúc Lâm Yên Tử khi ngài thành đạo vậy. (Trần Nhân Tông: Đắc thú lâm tuyền thành đạo ca).

Khi sắp viên tịch, sư phụ con đã nhắc nhở các đệ tử rằng: Các con phải đinh ninh lời đức Phật dạy, hãy lấy pháp của Như Lai làm thầy, mỗi người tự mình thắp đuốc mà đi! Nay gặp “Đi qua mùa lữ thứ” như thấy lời sư phụ văng vẳng bên lòng! Xin tri ân người con Phật đã chia xẻ những trải nghiệm trong “Đi qua mùa lữ thứ” và chúc ngài luôn tinh tấn trên con đường đã chọn.

            A-di-đà Phật !

                                                                                                 Hà Nội, ngày 2 tháng 1 năm 2022                                                                                                                                         Q.N