Con trai thì nói với bố: thôi bố ạ bố chịu khó ở nhà cơm cháo để mẹ giúp chúng con một thời gian nữa. Với lại còn cháu lớn đi mẫu giáo. Đưa đi đưa về chúng con bố trí còn cơm nước phải có người trông nom săn sóc, bí lắm bố ạ.
Là mẹ là cha thì ai chả thương con quý cháu, thế là bà phải ra đi. Bế cháu đấy mà lòng bà cứ như lửa đốt. Bà biết ông dạo này đau yếu luôn, cái chân đi đã khạng ngang. Có bà ở nhà thì ngọn rau con cá bà còn chạy ra vườn ra chợ mua được. Nhưng bà đi vắng chắc rằng: ông lại cơm nấu một bữa ăn hai có sao ăn vậy rồi cũng đến ốm yếu mất thôi. Nhưng nếu không bế con cho chúng nó đi làm nó đói nó khổ, đành lòng sao được.
Có tiếng xe máy ngoài ngõ. Đứa con dâu vừa bước xuống xe đã chạy ào vào trong nhà. Con bé bà đang ôm thấy mẹ cứ với tay gào khóc, mẹ nó cứ lúi húi trong nhà. Bà chống cái tay vào đầu gối nhắc con bé lên hông cố bước mang theo con bé chạy ra ngõ vừa đi vừa vỗ vỗ vào lưng con bé: nín nín....... Bà thương. Bữa cơm tối vừa xong, bà bế con bé đang ngủ say trên tay. Vợ chồng thằng con trai rủ rỉ trong buồng. Bà nghe câu được câu chăng. Con trai tháng này có lẽ mình cũng phải trả cho bà vài triệu để bà chị tiêu tết nhất em ạ. Hồi bà đi bế con chó anh Toản ở làng bên, cơm ba bữa mà mỗi tháng còn trả bà 3 triệu đấy. Đứa con dâu cất cái giọng gấm gẳn: người ta kệ người ta. Trách nhiệm của ông bà là phải trông con trông cháu, đây chẳng có tiền mà trả. Lời qua tiếng lại, anh còn trai thì cố nén cái giọng. Còn đứa con dâu cứ như muốn nói to lên cho bà còn nghe thấy. Bà ôm cháu mà lòng như tê dại, nào bà có đòi hỏi gì ở chúng nó đâu. Nếu chúng nó nghĩ đến công lao của bà. Nghĩ đến bố nó ở nhà vò võ thiếu bàn tay chăm sóc của bà mà khệnh khạng lo cuộc sống tạm bợ thì một vài triệu bạc có ý nghĩa gì đâu.
Càng nghĩ lòng bà càng chua chát. Trách nhiệm ư? Ai quy kết cho ông bà phải gánh cái trách nhiệm này. Hay là chỉ vì lòng thương yêu con cháu mà bà phải hy sinh cả đời sống riêng tư của mình? Phận làm con cũng lên thấu hiểu và giành cho cha mẹ những gì để xứng với lòng hiếu thảo.
Theo Chuyện quê