link tải gowin99 mới nhất

Bí mật về 'ngày khai sinh' VinFuture và hé lộ chủ nhân giải thưởng 3 triệu USD

Vào Ngày Quốc tế Đoàn kết Nhân loại 20/12/2020, một giải thưởng từ Việt Nam hướng đến toàn thế giới, do Vingroup sáng lập, đã ra đời. Đó là Giải thưởng VinFuture.

vinfuture-key-visual-vie-1642222209.jpg

Giải thưởng VinFuture đầu tiên sẽ diễn ra vào ngày 20/01/2022

"NGÀY KHAI SINH" CỦA VINFUTURE

Quỹ VinFuture do chính ông Phạm Nhật Vượng cùng phu nhân là bà Phạm Thu Hương sáng lập. Hoạt động chính của tổ chức này nhằm trao Giải thưởng VinFuture thường niên cho các phát minh khoa học, công nghệ của các nhà khoa học trên phạm vi toàn cầu mang tính đột phá mà đã, đang hoặc có tiềm năng tạo ra thay đổi trong cuộc sống của con người.

Theo thông tin đã công bố, Quỹ VinFuture được thành lập vào ngày 20/12/2020. Một điều đặc biệt là ngày này cũng chính là Ngày Quốc tế Đoàn kết Nhân loại do Liên hợp quốc đặt ra, lần đầu kỷ niệm vào năm 2006. 

Trên trang chính thức của Liên hợp quốc, tổ chức này cho biết rằng trong Tuyên ngôn Thiên niên kỷ, Đoàn kết là một trong những giá trị trọng yếu của quan hệ quốc tế trong thế kỷ 21. Trong mối quan hệ này, những người phải chịu thiệt nhất xứng đáng được sẻ chia từ những người không phải chịu thiệt. Căn cứ vào đó, củng cố đoàn kết quốc tế là một điều cần thiết, nhất là trong bối cảnh thế giới xích lại gần nhau hơn, cũng như khi bất bình đẳng gia tăng đang mang tới nhiều thách thức.

Trước thực tế đó, Đại hội đồng Liên hợp quốc nhận thấy rằng việc củng cố tình đoàn kết và lòng sẻ chia là một việc hết sức quan trọng trong cuộc chiến chống lại nghèo đói, do vậy ngày 20 tháng 12 hàng năm đã được lựa chọn trở thành Ngày Quốc tế Đoàn kết Nhân loại.

Có nhiều ý kiến cho rằng để giải quyết các vấn đề còn tồn đọng trên thế giới, khoa học chính là chìa khóa. Có lẽ với định hướng này, Quỹ VinFuture đã được thành lập, lấy Ngày Quốc tế Đoàn kết Nhân loại là ngày khởi động dường như muốn thể hiện rằng đã có thêm một cánh tay nữa đưa ra để cùng nhân loại tiến tới một tương lai tốt hơn. 

DỒN DẬP ĐƠN ĐĂNG KÝ

Trên website chính thức của VinFuture, chỉ ngay trong tháng đầu tiên phát động, VinFuture cho biết rằng đã có hơn 500 đăng ký đến từ hơn 36 quốc gia gửi đơn tới VinFuture. Tới hết năm đầu tiên, con số đã lên tới 599 dự án từ đến từ hơn 60 quốc gia thuộc 6 châu lục trên khắp thế giới. 

Trong số gần 600 dự án này, có gần 100 dự án đến từ các nhà khoa học hàng đầu thế giới khi nằm trong TOP 2% được trích dẫn nhiều nhất thế giới.

Chưa hết, nhiều nhà khoa học trong TOP 2% này cũng chính là chủ nhân của hàng loạt giải thưởng cao quý cấp quốc tế khác như giải Nobel, giải Breakthrough, Giải Tang...

photo-1-16420490073811672221545-1642222265.jpg
Các thành viên của Hội đồng giải thưởng VinFuture trong buổi công bố về tiêu chí chấm. Ảnh: VinFuture

Sau khi ghi danh, các dự án này sẽ trải qua 2 vòng thẩm định. Đầu tiên là Hội đồng Sơ khảo gồm 12 thành viên, sau cùng là Hội đồng Giải thưởng với 11 thành viên.

Hội đồng Sơ Khảo sẽ xác minh tính hợp lệ và đầy đủ của từng đề cử. Cũng tại đây, Hội đồng có thể sẽ thu thập thêm các thông tin khác hỗ trợ cho quá trình chấm giải. Tất cả đề cử đều sẽ được xét duyệt nghiêm ngặt dựa trên các chuẩn mực quốc tế, từ đó đảm bảo được tính khoa học, công bằng và minh bạch.

Sau đó, Hội đồng Sơ khảo sẽ các dự án phù hợp vào Danh sách rút gọn. Danh sách rút gọn gồm các đề cử theo sát 17 mục tiêu phát triển bền vững của Liên hợp quốc cũng như sứ mệnh của Giải thưởng VinFuture: Tạo ra thay đổi tích cực ngay trong chính cuộc sống thường nhật của con người khắp thế giới.

HÉ LỘ VỀ DỰ ÁN DÀNH GIẢI CAO NHẤT

photo-1-1642061071104280043572-1642222301.jpg

GS. Nguyễn Thục Quyên là Giáo sư Khoa Hóa & Hóa sinh tại Đại học California, Santa Barbara. Bên cạnh nhiều giải thưởng danh giá trong sự nghiệp khoa học, bà từng được bình chọn là Trí tuệ Khoa học có Ảnh hưởng nhất Thế giới nhiều năm liền và thuộc Top 1% Nhà nghiên cứu Khoa học Vật liệu được Trích dẫn Nhiều nhất thế giới của Thomson Reuters và Clarivate Analytics.

Trong bài phỏng vấn với VietnamNet, Giáo sư Nguyễn Thục Quyên (hiện công tác tại Đại học California, Mỹ), đồng Chủ tịch Hội đồng Sơ khảo Giải thưởng VinFuture, cho biết rằng: “Có rất nhiều thành tựu khoa học vĩ đại, như đưa con người lên mặt trăng nhưng không phù hợp với tiêu chí của VinFuture. Chúng tôi tìm kiếm những nghiên cứu, phát minh tạo ra sự thay đổi tích cực tới cuộc sống của con người”.

Về cơ cấu giải thưởng, Quỹ sẽ thực hiện trao giải vào ngày 20/1 tới đây tại Nhà hát lớn Hà Nội, sẽ trao 4 giải thưởng với tổng giá trị quy đổi hơn 100 tỷ đồng. Trong số các giải thưởng này, Giải thưởng Chính có giá trị lên tới 3 triệu USD, còn lại là 3 Giải Đặc biệt với trị giá 500.000 USD mỗi giải.

Hé lộ về dự án được đề cử mức giải thưởng cao nhất, GS. Nguyễn Thục Quyên cho biết rằng đây là "một nghiên cứu mang lại lợi ích cho hàng trăm triệu, thậm chí là hàng tỉ người."