link tải gowin99 mới nhất

Liên hoan kịch nói toàn quốc 2021 - Nỗ lực rất lớn của sân khấu phía Nam

Tối 17/1, Sở gowin99 và Thể thao TP Hồ Chí Minh phối hợp với Cục Nghệ thuật biểu diễn tổ chức Lễ bế mạc Liên hoan kịch nói toàn quốc 2021 tại TP Hồ Chí Minh.

Chú thích ảnh Nghệ sỹ nhân dân Trần Minh Ngọc, nguyên Hiệu trưởng trường Đại học Sân khấu - Điện ảnh TP Hồ Chí Minh, Chủ tịch Hội đồng giám khảo Liên hoan Kịch nói toàn quốc 2021 phát biểu.

 

Phát biểu tại buổi lễ, Nghệ sỹ Nhân dân Trần Minh Ngọc, nguyên Hiệu trưởng Trường Đại học Sân khấu Điện ảnh TP Hồ Chí Minh, Chủ tịch Hội đồng Giám khảo Liên hoan nhận định, với 20 đơn vị và 26 vở diễn tham gia, Liên hoan kịch nói lần này cho thấy nỗ lực rất lớn của sân khấu phía Nam, lòng yêu nghề của nhiều thế hệ diễn viên khao khát, tìm tòi, sáng tạo cho dù gặp khó khăn do dịch COVID-19.

Một số tác phẩm được đầu tư kỹ lưỡng nhằm tạo nên vẻ đẹp thẩm mỹ cao như “Khóc giữa trời xanh”, “Thành Thăng Long thuở ấy”. Ngoài các đề tài lịch sử, sân khấu phía Nam đa số nghiêng về miêu tả các số phận người yếu thế, nghèo về vật chất nhưng rất giàu có về tình cảm, sẵn sàng sẻ chia với người yếu thế, nghèo khổ. Nhiều câu chuyện cảm động như “Thành phố tình yêu”, “Sự sống” “Lạc giữa biển người”, “Sài Gòn có một ngã tư”. 

Bên cạnh đó, nhắc đến sân khấu không thể không nhắc đến nhân vật kịch. Vai trò của diễn viên là sáng tạo nên những tính cách con người và xây dựng hình tượng nhân vật một cách toàn diện. Trong đó, Nghệ sỹ Việt Hương trong vai “Bà Năm”; Nghệ sỹ Ưu tú Mỹ Uyên trong nhân vật “bé Ba”, Lê Giang trong vai “Bà Tám bánh phồng”, Nam Thư trong vai “Nương”... là những hình tượng khó quên bởi sự chân thật, chuyên nghiệp, nhập tâm trong các vở diễn như không diễn và còn có thể nhắc đến nhiều tên tuổi khác nữa.

Ngoài ra, các tiết mục tại Liên hoan như “Sự sống” và “Blouse trắng” và “Thiên sứ” đã phản ánh kịp thời những khó khăn trước đại dịch về vật chất, sự thiếu thốn, sự ngăn cách, mất mát, đau khổ cùng với sự hy sinh cao cả của những y, bác sỹ trên tuyến đầu chống dịch COVID-19. 

Bên cạnh những tác phẩm đặc sắc, một số vở diễn vẫn tồn tại một vài nhược điểm, chưa thực sự ảnh hưởng đến sự tiếp nhận của khán giả, đặc biệt là vấn đề liều lượng trong diễn xuất diễn viên, trong xử lý đạo diễn, trong ngôn ngữ tác giả...; vở diễn quá dài, mâu thuẫn, xung đột được đẩy lên quá cao, quá mạnh... 

Chú thích ảnh Trao huy chương Vàng cho các diễn viên xuất sắc tại Liên hoan.

 

Ban tổ chức đã trao 40 Huy chương Vàng cho các nghệ sỹ, diễn viên, nổi bật có Nghệ sỹ Ưu tú Hoài Linh (vai chú Tài, vở Lạc giữa biển người), Việt Hương (vai bà Năm, vở Lạc giữa biển người), Nghệ sỹ Ưu tú Ngọc Trinh (vai bà Vy, vở Mưa bóng mây), diễn viên Nam Thư (vai Nương, vở Ngược gió), Võ Ngọc Thy (vai Minh, vở Bạch Hải Đường), nghệ sỹ Ái Như (vai Tám Nở, vở Sài Gòn có một ngã tư), Nghệ sỹ Thành Hội (vai Bằng, vở Bạch Hải Đường), diễn viên Puka (vai Mai, vở Bao giờ mẹ lấy chồng), Nghệ sỹ Nhân dân Hoàng Yến (vai Lý Chiêu Hoàng, vở Thành Thăng Long thuở ấy), Nghệ sỹ Ưu tú Mỹ Uyên (vai bé Nam, vở Tình lá diêu bông), nghệ sỹ Bích Hồng (vai cô gái mù, vở Thành phố tình yêu), nghệ sỹ Hoàng Thy (vai Lệ, vở Ngôi nhà trên thuyền)…

Ngoài ra, Ban tổ chức cũng đã trao 46 Huy chương Bạc cho các nghệ sỹ, diễn viên như Thế Hải (vai Bầu Trung, vở Bạch Hải Đường), Nghệ sỹ Ưu tú Hạnh Thuý (vở Tình lá diêu bông), diễn viên Minh Dự (vở Ngược gió), Diễm Phương (vai Là, vở Ngược gió), Sĩ Hoàng (vai Thị Lang Lê Văn, vở Khóc giữa trời xanh), Nghệ sỹ Ưu tú Trịnh Kim chi (vai bác sĩ Hạnh, vở Blouse trắng), Đoàn Minh Tài (vai Nhành, vở Sài Gòn có một ngã tư), Trung Dũng (vai Chờ, vở Tình lá diêu bông), Nghệ sỹ Ưu tú Cát Tường (vai Thắm, vở Chuyện làng), diễn viên Khương Ngọc (vai Phi, vở Lạc giữa biển người)... 

Các diễn viên Hoàng Thảo, Hà Vân, Diễm Hương, Mai Dũng, Võ Ngọc Tân, Thu Cúc, Tấn Đạt, Sao Mai, ca sĩ Nam Cường… là những diễn viên trẻ đoạt Huy chương Đồng. 

Chú thích ảnh Trao Huy chương Bạc cho diễn viên Sĩ Hoàng, vai Thị Lang Lê Văn trong vở kịch Khóc giữa trời xanh.

 

Ở hạng mục vở diễn, Ban tổ chức đã trao 6 Huy chương Vàng cho các vở diễn tiêu biểu như “Mưa bóng mây”, “Bao giờ mẹ lấy chồng”, “Câu hò đất mẹ”, “Khóc giữa trời xanh”, “Thành Thăng Long thuở ấy”, “Thành phố tình yêu”; 5 Huy chương Bạc thuộc về các vở: “Nắng chiều”, “Bạch Hải Đường”, “Mảnh vỡ”, “Tình lá diêu bông”, “Ngôi nhà trên thuyền”. Các vở như “Sự sống”, “Lạc giữa biển người”, “Tấm và hoàng hậu”, “Khúc nguyệt cầm”, “Ngã rẽ”, “Chuyện làng”, “Blouse trắng”, “Bến mười ba” đoạt Huy chương Đồng.

Ngoài ra, Ban tổ chức đã trao giải nhà thiết kế xuất sắc nhất cho nhà thiết kế Sĩ Hoàng (vở Khóc giữa trời xanh), Giải diễn viên nhỏ tuổi nhất cho bé Gia Huy (vai bé Huy, vở Lạc giữa biển người). Một số giải thưởng khác như tác giả xuất sắc nhất thuộc về tác giả Nguyễn Thanh Bình (vở Mưa bóng mây); Đạo diễn xuất sắc nhất đạo diễn Huỳnh Công chuẩn (vở Câu hò đất mẹ); Nhạc sỹ xuất sắc nhất thuộc về Nghệ sỹ Ưu tú Hồ Văn Thành (vở Thành phố tình yêu); Họa sỹ Hồng Vân (vở Khúc nguyệt cầm) đoạt giải Họa sỹ xuất sắc nhất.