Văn Cao (tên đầy đủ là Nguyễn Văn Cao) là tác giả bài Tiến quân ca – Quốc ca của VNDCCH và nay là CHXHCN Việt Nam.
Ông thuộc thế hệ nhạc sỹ tiên phong, trước Cách mạng tháng Tám có những ca khúc trữ tình bất hủ như Bến xuân, Suối mơ, Thiên thai, Trương Chi... Cùng với Phạm Duy và Trịnh Công Sơn, Văn Cao thuộc nhóm những nhạc sỹ nổi bật nhất của nền âm nhạc hiện đại Việt Nam thế kỷ XX.
Ông bí mật tham gia cách mạng từ trước năm 1945, sáng tác những ca khúc động viên người dân tham gia cách mạng giải phóng đất nước.
Ông là nhạc sỹ tiêu biểu của dòng nhạc kháng chiến khi sáng tác những ca khúc bất hủ như Tiến quân ca, Gò Đống Đa, Hò kéo gỗ, Bạch Đằng Giang…Tiếp đến là những ca khúc mang âm hưởng hào hùng như Tiến về Hà Nội, Trường ca sông Lô…
Nhạc sỹ Văn Cao sinh năm 1923 ở Hải Phòng nhưng quê gốc lại ở Vụ Bản, Nam Định, đồng hương với vị nhạc trưởng Đinh Ngọc Liên. Ông Đinh Ngọc Liên sinh năm 1911 tại Xuân Trường, Nam Định.
Cùng theo đuổi nghệ thuật, nhạc sỹ Văn Cao và nhạc trưởng Đinh Ngọc Liên quý mến và nể trọng tài nhau.
Những ngày cuối tháng Tám năm 1945, bài Tiến quân ca được chọn là bài hát chính thức cử hành trong lễ Quốc khánh nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.
Nhạc trưởng Đinh Ngọc Liên, một nhạc sỹ Việt Nam từng phụ trách Đội nhạc của quân đội Pháp, biên chế trong sắc lính Khố xanh, được giao phụ trách Đội nhạc của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, trình tấu bản Tiến quân ca trong ngày Quốc khánh.
Khi dàn dựng phối khí bản nhạc, nhạc trưởng Đinh Ngọc Liên thấy cần thiết phải chỉnh sửa nhịp điệu và khẩu độ một số nốt nhạc. Là bạn với nhạc sĩ Văn Cao, ông đã bàn bạc, trao đổi và thuyết phục nhạc sĩ Văn Cao cho chỉnh sửa nhịp điệu và khẩu độ một số nốt nhạc trong bài Tiến quân ca. Việc thay đổi nhịp điệu, rút ngắn độ dài của một số nốt nhạc làm tiết tấu của bản nhạc mạnh mẽ, khỏe khoắn hơn. Trên quảng trường Ba Đình trong ngày lập nước, bài Tiến quân ca như mang một diện mạo mới, trang trọng và hùng tráng.
Nhạc trưởng Đinh Ngọc Liên tham gia cuộc kháng chiến trường kỳ của dân tộc trên cương vị Đội trưởng Đội quân nhạc Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Sau ngày tiếp quản Thủ đô, nhạc trưởng Đinh Ngọc Liên được phong hàm thiếu tá, tiểu đoàn trưởng Tiểu đoàn Quân nhạc Việt Nam (Đoàn quân nhạc).
Nhạc trưởng Đinh Ngọc Liên được phong tặng danh hiệu Nghệ sĩ Nhân dân năm 1988 và Giải thưởng Hồ Chí Minh năm 2017. Ông là tác giả một số bài hát và là tác giả của một số hoà tấu kèn như : Chiến thắng Phủ Thông, Xuân chiến thắng, Hải cảng về ta, Chúng ta có Bác Hồ, Vọng gác tiền tiêu, Hành khúc tang lễ... Ông và Đoàn Quân nhạc đã thổi hồn vào những tác phẩm âm nhạc cách mạng, nâng lên thành những tác phẩm hòa tấu nhạc hơi kinh điển như Tiến quân ca, Vì nhân dân quên mình, Trường ca Sông Lô, Chiến sĩ Việt Nam, Qua miền Tây Bắc, Lãnh tụ ca...
Cụm kèn hiệu của ông do Đoàn Nghi lễ Quân đội thực hiện được sử dụng chính thức trong các lễ nghi cấp Nhà nước, trong mọi hoạt động của quân đội.
Với riêng người hâm mộ thể thao, không ai không nhớ tới những bản hòa tấu Chiến thắng Phủ Thông, Hải cảng về ta, Xuân chiến thắng... Những bài hát được ông phối khí, dàn dựng cho dàn khí nhạc, làm giai điệu chính thức trong những sự kiện thể thao của nước nhà.
Đã hơn nửa thế kỷ từ ngày lập nước, chưa có bản hòa tấu nào có sức lay động, giục giã, đắm say các vận động viên và người hâm mộ thể thao như các tác phẩm khí nhạc bất hủ của Nhạc trưởng - NSND Đinh Ngọc Liên.
Năm 1994, khi cùng NSND Tường Vi đến thăm nhạc sĩ Văn Cao, nhận ra chị Đinh Tuyết Lan là con người bạn tâm giao đã khuất Đinh Ngọc Liên, nhạc sĩ Văn Cao đã tặng con gái người bạn già tấm ảnh ông chụp cùng nhạc sĩ Đinh Ngọc Liên với lời đề tặng : " Một kỷ niệm với cháu Đinh Tuyết Lan với những năm tháng cùng người nhạc sĩ lớn Đinh Ngọc Liên là bạn đồng hành nhiều năm với những tác phẩm đầu tiên. Người cùng tôi là đồng tác giả về Quốc ca của Việt Nam Dân chủ Cộng hòa về sự thay đổi nhịp điệu".
Tham khảo trên Wikipedia
Văn Cao: Tên đầy đủ là Nguyễn Văn Cao, sinh ngày 15 tháng 11 năm 1923 – mất ngày 10 tháng 7 năm 1995, là một nhạc sĩ, họa sĩ, thi sĩ, chiến sĩ biệt động ái quốc người Việt Nam. Ông là tác giả của ca khúc Tiến quân ca — quốc ca chính thức của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa nay là Cộng hòa gowin99 chủ nghĩa Việt Nam, đồng thời ông cũng là một trong những nhạc sĩ có sức ảnh hưởng lớn nhất của nền Tân nhạc Việt Nam. Ông được giới chuyên môn và công chúng yêu nhạc đánh giá một cách rộng rãi là một trong ba nhạc sĩ nổi bật nhất của nền âm nhạc hiện đại Việt Nam trong thế kỷ XX, cùng với Phạm Duy, Trịnh Công Sơn.
Thuộc thế hệ nhạc sĩ tiên phong, Văn Cao tham gia nhóm Đồng Vọng, sáng tác các ca khúc trữ tình lãng mạn như Bến xuân, Suối mơ, Thiên Thai, Trương Chi... nhanh chóng trở thành một trong những gương mặt tiên phong, nổi bật nhất của trào lưu lãng mạn trong lịch sử âm nhạc Việt Nam, đặc biệt là để lại những dấu ấn mang tính khai phá của ông trong tân nhạc Việt. Sau khi gia nhập Việt Minh, Văn Cao chủ yếu viết về nhiều ca khúc mang âm hưởng hào hùng như Tiến quân ca, Trường ca Sông Lô, Tiến về Hà Nội,... vì vậy ông đã trở thành một nhạc sĩ tiêu biểu của dòng nhạc kháng chiến. Sau sự kiện Nhân văn – Giai phẩm, Văn Cao phải đi học tập chính trị. Trừ Tiến quân ca, tất cả những ca khúc của ông cũng giống như các nhạc phẩm tiền chiến khác không được lưu hành ở miền Bắc. Đến cuối thập niên 1980, những nhạc phẩm này mới được lưu hành trở lại.
Năm 1996, một năm sau khi mất, Văn Cao được tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh trong đợt trao giải đầu tiên. Ông cũng đã được Nhà nước Việt Nam trao tặng Huân chương Kháng chiến hạng nhất, Huân chương Độc lập hạng ba, Huân chương Độc lập hạng nhất, Huân chương Hồ Chí Minh. Tên ông cũng được đặt cho nhiều con phố đẹp ở Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh, Hải Phòng, Huế, Đà Nẵng, Nam Định
...
Đinh Ngọc Liên ( năm - ) là dàn nhạc
Ông sinh năm 1912 tại xã Xuân Thuỷ, huyện Xuân Trường, Nam Định. Lớn lên, ông tham gia đội nhạc lính khố xanh trực thuộc Toà Thống sứ Bắc Kỳ (thành lập năm 1924, do Camille Parmentier chỉ huy). Sau khi Nhật đảo chính Pháp, Parmentier rời Hà Nội về Pháp, ông được bầu lên làm đội trưởng [1]. Ông còn được gọi với tên Quản Liên. Sau khi Cách mạng tháng 8 thành công, ông cùng 72 nhạc công của đội đi theo Việt Minh, trở thành Ban âm nhạc Giải phóng quân. Trong ngày Quốc khánh 2 tháng 9 năm 1945, đoàn nhạc kèn do ông chỉ huy đã cử hành Tiến quân ca (Văn Cao) trong buổi lễ chào cờ tại Quảng trường Ba Đình. Ông cùng nhạc sĩ Nguyễn Hữu Hiếu đã bàn với Văn Cao thống nhất sửa hai chữ trong Tiến quân ca, cụ thể là rút ngắn độ dài của nốt rê đầu tiên ở chữ "Đoàn" và nốt mi ở giữa chữ "xác" để làm cho bản nhạc khoẻ khoắn hơn[2]. Đoàn còn biểu diễn Vũ khúc tưng bừng (Lương Ngọc Trác), Diệt phát xít (Nguyễn Đình Thi) và một số nhạc phẩm khác. Thời kỳ kháng chiến chống Pháp, dàn nhạc trở thành một tiểu đoàn quân nhạc dưới sự chỉ huy của ông, từng biểu diễn trong ngày đón Trung ương Đảng và Chính phủ cùng Hồ Chủ tịch về Thủ đô (11-1955). Trong suốt những năm kháng Pháp, ông đã phối khí, chuyển soạn nhiều ca khúc cách mạng, đánh dấu bước đi đầu tiên của khí nhạc Việt Nam sau này.
Ông là một trong những người có công xây dựng Đoàn quân nhạc Việt Nam trở thành chính quy. Sau này, ông giữ chức Đoàn trưởng Đoàn quân nhạc Việt Nam và được phong quân hàm Đại tá. Ngoài công việc chỉ huy dàn dựng, ông còn tham gia đào tạo nhiều học sinh, nhiều người đã trở thành những nghệ sĩ uy tín trong và ngoài quân đội. Ngoài ra, ông còn viết một số hoà tấu kèn như: Chiến thắng Phủ Thông, Xuân chiến thắng, Hải cảng về ta, Chúng ta có Bác Hồ, Vọng gác tiền tiêu, Hành khúc tang lễ... Với những đóng góp của mình, năm 1988, ông được phong tặng danh hiệu Nghệ sĩ nhân dân.
Nhạc sĩ Đinh Ngọc Liên có hai người vợ, người vợ đầu tiên là bà Nguyễn Thị Cát, hai người có 04 người con. Sau này do chiến tranh Nhạc sĩ và người vợ đầu đã thất lạc nhau, ông gặp và cưới nữ ca sĩ Bùi Thị Thái, tức Nghệ sĩ Nhân dân Tuyết Mai, sau này là phát thanh viên nổi tiếng của Đài Tiếng nói Việt Nam[3]. Hai người đã có ba người con.
Năm 2017, ông được Nhà nước trao tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học - nghệ thuật cho các tác phẩm: Cụm tác phẩm nhạc nghi lễ: "Trống hành khúc, trống tang lễ", "Nhạc chào mừng", "Các bài kèn hiệu"; các tác phẩm khí nhạc: "Xuân chiến thắng", "Vọng gác tiền tiêu miền duyên hải" và các ca khúc: "Phủ Thông chiến thắng", "Hải cảng về ta".
Ông mất năm 1991, hưởng thọ 79 tuổi.