Thơ viết trên đường đi sứ của Lê Quý Đôn !
Dịch nghĩa:
ĐI QUA ĐÊ TRẢO TRỰC ĐẾN HOA SƠN
Trời rộng sông bình lặng khác hẳn ở Cù Đường,
Một ngọn núi đứng cao sừng sững như bức tường.
Ngẫu nhiên (trên vách núi) bày ra hàng vạn chữ khoa đẩu,
Chẳng khác gì ba quân hàng ngũ chỉnh tề như đàn chim nhạn.
Há phải là sự khéo léo của con người vẽ nên,
Phải chăng do khí đất xuất hiện ánh sáng rực rỡ.
Tinh hoa của đất suy kiệt, Hoàng Sào nổi dậy,
Hãy nên chiêm nghiệm đây là điềm binh lửa thuở ấy.
Mở đầu bài thơ, đã thấy tác giả so sánh, rằng phong cảnh núi non sông nước ở đây, tức Hoa Sơn, khác hẳn ở Cù Đường. Ở đây, trời rộng sóng êm. Vậy Cù Đường ở đâu? Thực ra, Cù Đường nằm ở đoạn trên, thượng nguồn của sông Trường Giang ở phía tây, bắt đầu từ thành Bạch Đế, thuộc huyện Phụng Tiết, huyện Trùng Khánh, kéo dài đến hương Đại Khê, huyện Vu Sơn. Đây là một giáp ngắn nhất, mà cũng hiểm trở nhất trong ba giáp (Vu giáp, Lăng giáp và Cù Đường). Ở đời Tam Quốc, hàng chục vạn quân của Lưu Bị bị tướng trẻ Đông Ngô là Lục Tốn đánh tan ở trận Hào Đình, cùng đường phải rút chạy, rồi cố thủ ở thành Bạch Đế. Nhà Thục Hán suy yếu từ đó. Đến đời Đường, Thi tiên Lý Bạch bị cáo buộc theo Lý Lân làm phản, bị đày đi Dạ Lang. Đến đây thì Lý Bạch có lệnh được ân xá. Thi nhân tài tử từ thành Bạch Đế vội vã đi thuyền nhẹ xuôi Trường Giang trở về Giang Lăng hoa lệ, quãng đường xa hơn ngàn dặm. Đoạn khởi đầu, thuyền Lý Bạch tất phải qua đoạn sông nhỏ hẹp hai bên vách núi vô cùng hiểm trở, nhiều hẽm, nhiều khe và hang sâu hun hút. Lý Bạch có bài thơ nổi tiếng, tả cảnh buổi sáng ra đi từ thành Bạch Đế (TẢO PHÁT BẠCH ĐẾ THÀNH). Cách đây hơn hai chục năm, chúng tôi đã có 2 bài viết phản biện về cách hiểu chưa đúng của sách Hướng dẫn giáo viên, đăng trên báo TÀI HOA TRẺ…
Cù Đường hiểm trở là vậy. Nhưng ở đây, sông Minh Giang đoạn hạ lưu thì khác với Cù Đường. Theo nguyên chú của Lê Quý Đôn, sông Minh Giang phát nguyên từ châu Lộc, tỉnh Lạng Sơn (của nước ta) chảy vào châu Thượng Tứ, qua huyện Ninh Giang (Quảng Tây).
Hoa Sơn là ngọn núi nằm ở cửa sông Minh Giang, quãng phía tây huyện Ninh Minh, nay thuộc thị trấn Sùng Tả, tỉnh Quảng Tây. Ở đây, có núi Hoa Sơn, “một ngọn núi cao sừng sững như bức tường”. Và trên vách núi ấy thấy gì? Thì đây:
Ngẫu nhiên (trên vách núi) thấy bày ra hàng vạn chữ khoa đẩu (Vô đoan vạn điểm bài khoa tự).
Chữ khoa đẩu của người Việt cổ, có từ thời Hùng Vương nước Văn Lang, sao có ai đó đã khắc lên vách núi này ư? Thực ra, như chính tác giả đã nói rõ rằng “Vách đá dựng bên sông, vết chu sa điểm thành những nét vẽ, có hình như người cưỡi ngựa, có hình như người đang giằng co, có hình như người đang cầm cung, kích, muôn hình vạn dạng, tranh vẽ cũng không sinh động bằng. Tương truyền, đấy là di tích binh mã của Hoàng Sào”…
Như vậy, chữ khoa đẩu ở đây không phải do một họa sĩ nào vẽ nên cả. Vách núi “bày ra hàng vạn điểm chữ khoa đẩu”, là do tác giả tưởng tượng ra đấy thôi. Cảnh voi, ngựa chiến, rồi thì người cầm gươm, cầm cung, cầm kích đang chiến đấu trên vách núi kia, như một bãi chiến trường hiện lên rất sinh động. Đấy là “chu sa”, đất đỏ rực do thiên nhiên tạo tác mà thành. Lê Quý Đôn chắc chắn đã biết rõ về chữ khoa đẩu của người Việt cổ, nên ông mường tượng trong tâm tưởng thế thôi. Thế nghĩa là trong tâm hồn Quế Đường tiên sinh, hình bóng chữ viết của người Việt cổ vẫn còn in đậm nét, không hề phai. Vậy mà phần đông người Việt Nam ngày nay vẫn cứ mù mờ ngu ngơ về chữ viết, về gowin99 rực rỡ xưa kia của chính dân tộc mình. Cũng phải nói thêm rằng, đó chính là sự thành công của bọn quân phiệt người Hán. Chúng đã làm được cái việc cực kỳ quan trọng, đấy là khiến người Việt mê lú mà quên hết cả gốc nguồn, quên tổ tiên họ là ai! Cái sự thâm độc ghê gớm, ghê tởm là như vậy đấy! Một dân tộc quên hết gốc nguồn, tự biến chất, tự thoái hóa về nhận thức, lơ mơ về lịch sử, thì còn gì nữa? May thay, còn có tộc Lạc Việt vẫn kiên cường chiến đấu, còn có thơ ca nhiều đời rơi rớt lại, mới thấy có được nước Đại Cồ Việt, Đại Việt, rồi Việt Nam như ngày nay!...
Tương truyền, đây chính là nơi Hoàng Sào khởi binh chống lại nhà Đường. Và ông đã thành công, mặc dù chỉ tồn tại trong một thời gian không dài. Những hình vẽ của tạo hóa trên vách núi kia có vẻ như đã mô phỏng cuộc chiến đấu anh dũng kiên cường của nghĩa quân Hoàng Sào. Hoàng Sào là ai vậy? Nàng Kiều khi mắc mưu Hồ Tôn Hiến, đã khuyên Từ Hải rằng: “Nghìn năm ai có khen đâu Hoàng Sào”! Cái sự ngây thơ về chính trị của cô Kiều nhan sắc, đã khiến Từ Hải phải giật mình mà hộc máu tươi chết đứng. Còn như Hoàng Sào lãnh tụ cuộc khởi nghĩa nông dân lật đổ ách thống trị của nhà Đường thì tiếng thơm vẫn còn mãi.
Hoàng Sào quê ở Sơn Đông. Từ Hải cũng người Việt Đông (Quảng Đông). “Họ Từ, tên Hải, vốn người Việt Đông” (Kiều). Hoàng Sào nổi tiếng học giỏi, nhưng nhiều lần đi thi không đỗ đạt gì. Ông chỉ thích cưỡi ngựa bắn cung, luyện kiếm pháp, giúp đỡ người nghèo. Sau Hoàng Sào lãnh đạo một cuộc khởi nghĩa lớn chống lại nhà Đường. Cuộc chiến kéo dài 10 năm (875-884). Quân khởi nghĩa tiến vào Trường An, Hoàng Sào lên ngôi Hoàng đế, đặt tên nước (quốc hiệu) là Đại Tề, niên hiệu là Kim Thống. Quế Đường tiên sinh kết luận:
Tinh hoa của đất suy nhược, Hoàng Sào nổi dậy,
Hãy nên chiêm nghiệm đây là điềm binh lửa thuở ấy!
Trời báo cho cái điềm binh lửa sẽ diễn ra, hay là ghi lại dấu ấn lịch sử đã từng diễn ra cách nay đã xa? Một địa danh lịch sử, trở thành một danh thắng gowin99 cực hiếm hoi.
Thơ Lê Quý Đôn là vậy. Xem toàn bộ thơ đi sứ của Quế Đường, khoảng 300 bài, có thể nắm trong tay kho tàng gowin99 của một vùng đất màu mỡ huyền thoại kỳ thú và linh thiêng. Đất đai của người Bách Việt xưa của chúng ta cả đấy!