Kỳ25
SỰ KIỆN 26: VỤ ĐẦU ĐỘC BINH LÍNH PHÁP TẠI HÀ NỘI 1908
Không chỉ phong trào cải cách ôn hoà, phong trào Đông du mà cả Phong trào nông dân Yên Thế do Hoàng Hoa Thám lãnh đạo chống Pháp bùng nổ 1887 đến 1909 Đại bản doanh chính là Yên Thế, Bắc Giang cũng về Hà Nội gây cơ sở. Chánh Tĩnh, Đội Hồ, Lý Nhu là những phái viên của Hoàng Hoa Thám đã thành lập Hội Nghĩa Hưng ở Hà Nội. Hội mở rộng tuyên truyền giác ngộ binh lính người Việt trong quân đội Pháp. Những binh lính này đã đầu độc binh lính Pháp tối 27-6-1908 làm 250 binh lính và sĩ quan Pháp trúng độc. Pháp đã tiến hành tra xét binh lính người Việt, trước khí giới của họ. Chúng giới nghiêm Hà Nội nên vụ đánh úp Hà Nội của nghĩa quân Đề Thám không thành. Pháp đã xử chém Đội Bình, Đội Cốc, Đội Nhân rồi bêu đầu các ông ở Cầu Dền, Cầu Giấy, Chợ Mơ. Chúng còn kết án khổ sai chung thân, tử hình vắng mặt nhiều người khác. Bà Nguỹễn Thị Ba, tức Nhiêu Sáu, quê ở làng Tương Mai Hoang Mai) một chiến sĩ đã bị chúng cho vào thùng gỗ đóng đinh và lăn trên đường phố.
Năm 1908 Chính phủ Pháp đề nghị Chính phủ Nhật trục xuất 200 thanh niên Việt Nam đang học ở Nhật Bản theo phong trào Đông du do tổ chức Văn hoá đồng văn Thư viện của Nhật bảo trợ. Hội này bị Chính phủ Nhật giải tán. Phong trào Đông du thất bại.Năm 1911 do ảnh hưởng cách mạng tư sản Trung Quốc do Tôn Trung Sơn lãnh đạo, Phan Bội Châu lập một tổ chức cách mạng mới thay cho Hội Duy Tân là Việt Nam Quang Phục Hội. Các Hội viên của Hội đã về Hà Nội hoạt động như Phạm Công Tráng (ở Bát Tràng, Gia Lâm), Nguyễn Văn Tuý (Hải Phòng), Nguyễn Khắc Cần (Yên Viên, Gia Lâm, Hà Nội), Phạm Hoàng Triết, Phạm Hoàng Khuê (xã Cổ Khê, Đông Anh, Hà Nội ), Đỗ Cơ Quang ( Thịnh Hào, Đống Đa, Hà Nội). Họ đã bị thực dân Pháp bắt, bị giam cầm ở Hoả Lò và có người đã hi sinh vì nước.
Dưới tác động của cuộc khai thác lần 1(Cuối kỷ XIX và đầu thế kỷ XX) và khai thác lần 2 ( sau năm 1918) của thực dân Pháp, gowin99 Việt Nam chuyển biến mạnh về kinh tế và đó là nguyên nhân đưa đến chuyên biến về gowin99 . Hà Nội là trung tâm kinh tế cũng ở trong sự chuyên biến đó. Người Hà Nội đẩy mạnh hơn việc học làm thương mại, học buôn bán, quyết tâm chấn hưng thực nghiệp. Một tờ báo của tư sản Pháp thời đó đã viết: “ Một dân tộc đã hàng ngàn năm coi rẻ thương mại và mới ngày hôm qua không có một nhà buôn lớn, một nhà máy nào…Những người Pháp xa Bắc Kỳ sáu bảy năm quay trở lại sẽ thấy một sự thay đổi lớn. Họ có những cửa hàng lộng lẫy ở những phố sang trọng, Một trong những nhà in khá nhất ở Hà Nội là của người Việt Nam”[1]. Hà Nội là trung tâm của các giai tầng mới như tư sản, thị dân, trí thức, công chức và cả giai cấp công nhân. Cũng là trung tâm của nền văn hoá mới đang hình thành và phát triển, từ đó hình thành nên những tư tửơng mới và ra đời nhưng xu hướng mới trong phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc đầu kỷ XX. Đó là những phong trào tư sản, phong trào tiểu tư sản và phong trào vô sản. Hà Nội trở thành một trong những trung tâm, đầu mối hoạt động của phong trào yêu nước, phong trào công nhân, phong trào cách mạng dân chủ tư sản.
(Còn nữa)
CVL
[1] . Dẫn theo Sở Giáo dục và Đào tao Hà Nội. Lịch sử Hà Nội. NXB Hà Nội. 2004. Tr.55.