Kỳ 23
SỰ KIỆN 24: HÀ NỘI THỦ PHỦ LIÊN BANG ĐÔNG DƯƠNG THUỘC PHÁP (1887-1945).
Tháng 10-1887, Tổng thống Pháp ra Sắc lệnh thành lập Liên Bang Đông Dương thuộc Pháp đứng đầu là viên Toàn quyền Đông Dương. Liên Bang Đông Dương bao gồm 5 xứ: Lào đứng đầu là Khâm sứ người Pháp, Campuchia đứng đầu là Khâm sứ Pháp, Việt Nam bị chia thành 3 kỳ, tức là ba xứ thuộc Liên bang Đông Dương: Bắc Kỳ từ Ninh Bình trở ra đứng đầu là viên Thống sứ Pháp, Trung Kỳ từ Thanh Hoá vào đến Bình Thuận đứng đầu là Khâm sứ, Nam Kỳ từ Đồng Nai trở vào đứng đầu là Thống đốc Pháp. Dưới kỳ là tỉnh đứng đầu là viên Công sứ người Pháp, bên cạnh có viên Tổng đốc người Việt. Dưới tỉnh là Phủ, dưới phủ là huyện, dưới huyện là tổng, dưới tổng là xã, duới xã là làng, bản. Đứng đầu phủ là tri phủ người Việt, huyện là tri huyện (tri châu miền núi) người Việt, Tổng là cai Tổng, xã là Lý trưởng, làng là Hương kiểm. Toàn bộ cấu trúc chính quyền này đều tập trung quyền lực vào tay người Pháp, vua quan nhà Nguyễn và phong kiến chỉ là tay sai công chức ăn lương của Pháp. Nhà nước Đông Dương của Pháp pha trộn yếu tố thực dân và phong kiến, mang yếu tố độc tài. Riêng các thành phố Hà Nội, Đà Nẵng, Sài Gòn- Chợ Lớn ngang đơn vị cấp tỉnh. Đứng đầu những thành phố này là Đốc lý (ngang Tỉnh trưởng ở Nam Kỳ hoặc Công sứ ở Trung và Bắc Kỳ).
Dù nhà Nguyễn đã đầu hàng nhưng Hà Nội vẫn âm ỉ ngọn lửa chống Pháp. Dương Hữu Quang lập Hội tín Nghĩa tập hợp 5000 người yêu nước ở nội thành và ngoại vi. Hội đã trấn áp bọn Việt gian, đánh Pháp trên hồ Hoàn Kiếm, giết chết tên Đề đốc tay sai Pháp.
Năm 1883 Pháp chiếm Hà Nội. Năm 1886 Pháp thành lập thành phố Hà Nội, ban đầu thành phố rộng chỉ 3ki lô mét vuông. Năm 1887 trở đi Hà Nội thành thủ phủ của Liên Bang Đông Dương với phủ Toàn quyền Đông Dương (nay là phủ Chủ tịch), phủ Thống sứ Bắc Kỳ, các sở chuyên môn, trụ sở của Tổng chỉ huy quân đội Đông Dương, trụ sở của nhiều binh chủng. Từ đầu não Hà Nội, Pháp chỉ huy điều hành những hoạt động kinh tế, chính trị, quân sự trên toàn Liên Bang. Hà Nội còn có những cơ quan nghiên cứu khoa học như Trường Viễn Đông Bác cổ nghiên cứu khoa học gowin99 : khảo cổ, dân tộc học, sử học. Còn có Nha khí tượng, Viện nghiên cứu vi trùng, Trường đại học Đông Dương thành lập năm 1919 , Trường Cao đẳng Hà Nội đào tạo nhân viên phục vụ cho chế độ thuộc địa, Trường y dược Khoa đại học; Trường luật khoa đại học, năm 1938 Pháp mở thêm trường nông-lâm, công chính. Hà Nội còn có Truờng Cao đẳng mỹ thuật đào tạo nghệ sĩ hội hoạ, điêu khắc.
Các công sở, dinh thự ở Hà Nội thời kỳ này thể hiện kiến trúc Phương Tây như phủ Toàn quyền, dinh Thống sứ, Nhà Hát Lớn, Thư Viện Quốc Gia, Viện Viễn Đông Bác Cổ…
Hầu hết các công ty lớn của Pháp đều đặt trụ sở tại Hà Nội: Công ty luyện kim và mỏ Đông Dương, Công ty bông vải sợi Bắc Kỳ, Công ty điện nước Đông Dương, Công ty rượu Đông Dương…Nghề nghiệp thủ công cũng phát triển như các làng nghề gốm Bát Tràng, đúc đồng Ngũ Xá, dát vàng Kiêu Kỵ, làm đồ trang sức vàng Định Công, các cơ sở dệt vải, lụa, thêu, mộc, sơn, chạm, khảm Hà Nội vẫn giữ truyền thống và phát triển trong hoàn cảnh mới.
Hà Nội cũng là đầu mối giao thông đi khắp Đông Dương. Hệ thống đường sắt Hà Nội Hải Phòng, Hà Nội đi Lạng Sơn hoàn thành 1902, Hà Nội-Yên Bái, Hà Nội-Thái Nguyên. Tuyến đường sắt Hà Nội-Vinh hoàn thành năm 1905. Từ Hà Nội có thể đi đường thuỷ theo đường sông Hồng và sông Thái Bình đi các tỉnh đồng bằng Bắc Kỳ. Năm 1912 cầu Pônđume (cầu Long Biên) được xây dựng vắt qua sông Hồng. Năm 1936 đường sắt xuyên Đông Dương nối Hà Nội với Sài Gòn. Nhà ga Hàng Cỏ (ga Hà Nội ) là công trình kiến trúc mới vừa là đầu mối giao thông từ Hà Nội đi các nơi. Thời thuộc Pháp Hà Nội cũng đã bắt đầu trở thành đầu mối giao thông đường bộ. Pháp mở mang giao thông để phục vụ cho công cuộc khai thác bóc lột, cai trị, hành quân đàn áp phog trào đấu tranh của nhân dân ta. Nhưng khách quan cũng đã tạo nên những cơ sở vật chất nhất định, tạo nên những điều kiện, phương tiện giao thông giao lưu kinh tế, văn hoá, gowin99 giữa Hà Nội với toàn quốc.
Hà Nội là trung tâm kinh tế, còn là trung tâm hình thành những giai tầng mới như giai cấp tư sản, giai cấp vô sản và tầng lớp thị dân, tiểu tư sản trí thức. Những nhà tư sản Việt Nam như Bạch Thái Bưởi (1874-1932) quê ở huyện Thanh Trì là nhà kinh doanh nổi tiêng đầu thế kỷ XX. “ Người đương thời gọi ông là bậc anh hùng kinh tế thứ nhất trong nền kinh tế nước nhà”[1]. Một số sĩ phu (người đỗ đạt nhưng không làm quan) Hà Nội cũng hoạt động công thương, mở các cửa hiệu buôn như Hồng Tân Hưng, Đồng Lợi Tế, Quảng Hưng Long…
Vào đầu thế kỷ XX dù thực dân Pháp bưng bít nhưng những tư tưởng dân chủ tư sản phương Tây vẫn được truyền bá vào Việt Nam thông qua con đường từ Pháp nhưng chủ yếu thông qua con đường Trung Quốc và Nhật Bản. Giống như giai cấp phong kiến Việt Nam, phong kiến Trung Quốc trên con đường thối nát, bảo thủ cuả mình đã nhường bước trước sự xâm lược của chủ nghĩa tư bản phương Tây, Trung Quốc to lớn đã biến thành nước nửa thuộc địa nửa phong kiến. Các sĩ phu Trung Quốc như Lương Khải Siêu, Khang Hữu Vi đã nêu cao tư tưởng dân chủ tư sản, hô hào cải cách để cứu vãn Trung Hoa. Ở Đông Bắc Á Nhật Bản đã làm được cuộc cách mạng tư sản năm 1868 lật đổ chế độ phong kiến Mạc Phủ, cứu nước Nhật thoát khỏi sự xâm lược của chủ nghĩa thực dân Pháp. Nhật trở thành nước chủ nghĩa tư bản hùng cường ở châu Á. Những tư tưởng đó như một làn gió mới thổi vào Việt Nam khi mà các sĩ phu nước nhà đang trên con đường tìm đường cứu nước. Những lớp trí thức phong kiến nhưng lại tiếp thu và đề ra những phong trào tư sản đầu thế kỷ XX là Phó Bảng Phan Chu Trinh ( 1872-1926, quê ở huyện Tiên Phước, tỉnh Quảng Nam) và Giải nguyên Phan Bội Châu ( 1867-1940, quê ở Sa Nam, Nam Đàn tỉnh Nghệ An). Phan Chu Trinh chủ trương cải cách ôn hoà, nghĩa là Việt Nam dựa vào Pháp cải cách để nâng cao dân trí, dân khí sau đó sẽ giành độc lập dân tộc. Muốn nâng cao dân khí, dân trí cụ chủ trương học tập tri thức phương Tây, chấn hưng thực nghiệp buôn bán, phá bỏ những thói lạc hậu, bảo thủ của phong kiến đang đè nặng và được Pháp tận dụng duy trì để thống trị áp bức bóc lột nhân dân ta. Cụ Phan Bội Châu thì ngược lại chủ trương bạo động đánh pháp giành độc lập dân tộc, Phái Phan Bội Châu vô cùng khâm phục Nhật Bản, hi vọng dựa vào đế quốc “Đồng chủng đồng văn” để đánh đuổi thực dân Pháp. Các cụ hô hào và tổ chức thanh niên lớp trên Việt Nam sang Nhật du học tạo nên phong trào Đông du.
Trong hoàn cảnh bế tắc về đường lối giải phóng dân tộc khi đó, chủ trương của hai cụ Phan như một làn gió mới lan tràn khắp nước. Hà Nội là thành phố lớn nên chịu ảnh hưởng và hưởng ứng phong trào của hai cụ Phan một cách rầm rộ. Người dân Hà Thành đọc tân thư của hai cụ. Ảnh hưởng mạnh nhất của phong trào này là Đông Kinh Nghĩa Thục.
(Còn nữa)
CVL
----------------------------
[1] Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội. Lịch sử Hà Nội. NXB Hà Nội. 2004. Tr.46.