link tải gowin99 mới nhất

Xuân 1975 - Bài ca non sông thống nhất (Tiểu thuyết lịch sử) (Kỳ 14)

Hướng tới kỷ niệm 49 năm Ngày miền Nam hoàn toàn giải phóng, thống nhất đất nước (30/4/1975 – 30/4/2024), trân trọng giới thiệu tiếp với bạn đọc Tiểu thuyết lịch sử “Xuân 1975 - Bài ca non sông thống nhất” của PGS TS Cao Văn Liên do NXB Thanh Niên ấn hành năm 2023.

Kỳ 14

III

Chiều tháng 3 năm 1975 thành phố Đà Nẵng nắng nhạt màu rải xuống khắp nơi, biển vẫn mênh mông xanh rờn vỗ sóng hát bài ca muôn thuở. Bán đảo Sơn Trà núi non xanh thắm phơi mình hứng gió biển và nắng suốt mùa khô. Sông Hàn nhộn nhịp tàu thuyền tấp nập. Tuy nhiên toàn thành phố đang trải qua mùa hè đầy lo âu biến động, không yên tĩnh. Toàn thành phố đã bị bao vây cô lập. Phía bắc đã mất Quảng Trị, Thừa Thiên Huế, phía nam đã mất Quảng Nam, Quảng Ngãi. Chiến tranh đã cận kề và đang chờ bùng nổ một sớm một chiều.

Tại Sở chỉ huy Quân đoàn I, Trung tướng Ngô Quang Trưởng đang có cuộc họp với Bộ tư lệnh Quân đoàn I, Bộ chỉ huy Quân khu I. Các tướng lĩnh họp trong tâm trạng đầy lo âu khi Đà Nẵng đang bị bao vây cô lập và nguy khốn không chỉ ở thế trận mà quan trọng là tinh thần binh lính, sĩ quan tướng lĩnh đang suy sụp. Trung tướng Ngô Quang Trưởng nói với cần vụ:

-Rót rượu ra đi.

-Dạ.

Người lính cần vụ rót mỗi người một ly rượu vang, ly thủy tinh đựng rượu màu đỏ thẫm lấp lánh thơm lừng rất ngon và đẹp nhưng các tướng lĩnh không còn bụng dạ nào nữa. Họ họp nhưng tâm trí lo cho gia đình, con cái làm sao để thoát thân trọn vẹn về Sài Gòn khi thành phố thất thủ. Tướng Ngô Quang Trưởng nói:

-Mời các vị.

Mọi người như giật mình trong cơn mê vội cầm ly nâng lên và nói:

-Xin kính mời Trung tướng.

Sau khi mọi người đã cạn, đặt ly xuống bàn, Ngô Quang Trưởng nói:

-Hôm qua 25 tháng 3 tôi nhận được bức công điện của Tổng thống mang số 015/tt/CĐ, tôi đọc các vị nghe: “Tất cả những tỉnh, những phần đất còn lại của Việt Nam Cộng hòa, hiện còn đến ngày 25 tháng 3 năm 1975 phải được tử thủ và bảo vệ đến cùng. Chỉ huy các cấp phải vận dụng mọi sáng kiến và phương tiện để phản công”.

Ngô Quang Trưởng nói tiếp:

-Như vậy Tổng thống yêu cầu chúng ta phải tử thủ, trước mắt là sống chết cũng phải giữ được thành phố Đà Nẵng. Hiện nay lực lượng của ta ở Đà Nẵng còn khoảng 75.000 binh lính. Tôi dự kiến phòng thủ Đà Nẵng theo hai tuyến:

1.Tuyến Ngoại vi: -Giữ đèo Hải Vân từ Phước Tường đến Lưu Chiểu. Ta có lữ đoàn 258 thủy quân Lục chiến và Liên đoàn bảo an 914.

-Giữ Đại Lộc và  Đồng Lâm có lữ đoàn 369 thủy quân lục chiến và Trung đoàn 57 (Sư đoàn 3).

-Giữ sân bay Nước Mặn là 1 Tiểu đoàn của Lữ đoàn 147 thủy quân lục chiến và Bộ tư lệnh thủy quân lục chiến.

-Giữ Vĩnh Điện là Trung đoàn 56 (Sư đoàn bộ binh 3).

-Đóng giữ Bà Rén là Trung đoàn 2 (Sư đoàn 3) ở Ninh Quế là Liên đoàn 15 biệt động quân.

2.Tuyến bên trong, tuyến tử thủ:

-Phòng thủ địa đoạn Phước Tường-Hòe Mỹ là Liên đoàn 12 bảo an, Thiết đoàn 11 và Thiết đoàn 20.

-Từ căn cứ Hòa Cẩm đến Nước Mặn là 3 Tiểu đoàn của Sư đoàn 1 và Sư đoàn 2, Liên đoàn 12 biệt động quân và 3.000 tân binh của trại huấn luyện Hòa Cẩm.

-Các Tiểu đoàn bảo an độc lập là quân dự bị trong nội đô.

-Ngoài ra chúng ta còn 12 Tiểu đoàn pháo binh các loại và Sư đoàn 1 không quân bố trí ở sân bay Nước Mặn và sân bay Đà Nẵng yểm trợ cho các tuyến phòng thủ.

Ngô Quang Trưởng nói xong hỏi:

-Các quý vị có ý kiến gì về kế hoạch phòng thủ này không?

Im lặng hồi lâu.

Ngô Quang Trưởng nâng ly:

-Nào kính mời quý vị, chúng ta quyết tử thủ để bảo vệ thành phố. Chúc quý vị thắng lợi.

Mọi người nâng ly đứng dậy và nói:

-Chúc Trung tướng thắng lợi.

Cũng trong ngày 25 tháng 3 năm 1975, tại Tổng hành dinh của Bộ chỉ huy chiến dịch Huế-Đà Nẵng, Trung tướng phó Tổng tham mưu trưởng Quân đội nhân dân Việt Nam Lê Trọng Tấn, Tư lệnh chiến dịch ngồi ghế chủ tọa, ngồi dưới là Thượng tướng Chu Huy Mân, Tư lệnh Quân khu 5, Thiếu tướng Nguyễn Hữu An, Tư lệnh Quân đoàn II, Thiếu tướng Lê Linh chính ủy Quân đoàn II, Đại tá Hoàng Đan, Đại tá Nguyễn Công Trang. Cần vụ đã rót ra mỗi người một ly nước. Trung tướng Lê Trọng Tấn nói:

-Xin mời các đống chí uống nước.

Tất cả nâng ly và nói:

-Xin mời đồng chí Trung tướng.

Sau khi mọi người đã cạn ly đặt xuống bàn, Trung tướng Lê Trọng Tấn nói:

-Như các đồng chí đã biết, chúng ta đang chuẩn bị tấn công giải phóng thành phố Đà Nẵng. Lúc này Đà Nẵng là thành phố lớn thứ hai của miền Nam, chỉ sau Sài Gòn, dân số 1 triệu người. Đà Nẵng là trung tâm kinh tế, chính trị của Quân Khu I (tên gọi của Việt Nam Cộng hòa). Đà Nẵng còn là căn cứ quân sự liên hợp hải- lục -không quân lớn nhất miền Nam với hải cảng lớn, trong đó cảng Sơn Trà nước sâu, có sân bay Nước Mặn, sân bay Đà Nẵng. Đường bay Đà Nẵng là đường bay cấp Quốc tế. Hệ thống kho có sức chứa hàng chục tấn bom đạn, vũ khí, phương tiện chiến tranh, quân trang, quân dụng, lương thực, xăng dầu, còn có căn cứ ra đa lớn ở Sơn Trà do quân Mỹ để lại cho Quân lực Việt Nam Cộng hòa. Đà Nẵng có một vị trí chiến lược lớn đối với toàn bộ Liên khu 5, toàn bộ miền Trung và với toàn bộ miền Nam. Do đó tại đây Tướng Ngô Quang Trưởng đã và đang ra sức tổ chức bảo vệ thành phố vòng trong, vòng ngoài tập trung ít nhất là 8 vạn quân với nhiều quân binh chủng, nhiều vũ khí hiện đại. Để bảo đảm thắng lợi cho chiến dịch này, Bộ chỉ huy chiến dịch quyết định tấn công Đà Nẵng từ 4 hướng:

-Hướng bắc, dùng Sư đoàn 325, một Trung đoàn xe tăng, một Tiểu đoàn pháo binh đánh chiếm Sở chỉ huy Quân đoàn I ở sân bay Đà Nẵng.

-Hướng tây-bắc dùng Trung đoàn bộ binh 9, Sư đoàn 304, một Tiểu đoàn xe tăng, một Tiểu đoàn pháo binh, một Tiểu đoàn cao xạ đánh chiếm Sở chỉ huy Sư đoàn 3 ngụy ở Phước Tường.

-Hướng nam và đông nam dùng Sư đoàn 2 của Quân khu 5, Trung đoàn bộ binh 36, một Tiểu đoàn xe tăng-thiết giáp, một Tiểu đoàn pháo binh, một Tiểu đoàn cao xạ, một Đại đội tên lửa chống tăng đánh sân bay Đà Nẵng và Bộ tư lệnh Quân đoàn I ngụy.

-Hướng tây-nam Sư đoàn 2 (Quân đoàn II) đánh sân bay Nước Mặn, đánh chiếm Tòa Thị chính thành phố.

-Về phương án tác chiến, thực hiện chiến thuật trong đánh ra, ngoài đánh vào.                                                          Nói xong Trung tướng Lê Trọng Tấn hỏi:

-Các đồng chí có ý kiến gì không?

Im lặng.

-Không có ý kiến, các đồng chí về chỉ huy binh lực thực hiện chiến dịch thắng lợi. Chúc các đồng chí thắng lợi.

Mọi người đồng thanh:

-Cảm ơn đồng chí Trung tướng.

(Còn nữa)

CVL

程序发生错误,错误消息:System.IO.IOException: 文件或目录损坏且无法读取。 在 System.IO.__Error.WinIOError(Int32 errorCode, String maybeFullPath) 在 System.IO.FileStream.Init(String path, FileMode mode, FileAccess access, Int32 rights, Boolean useRights, FileShare share, Int32 bufferSize, FileOptions options, SECURITY_ATTRIBUTES secAttrs, String msgPath, Boolean bFromProxy, Boolean useLongPath, Boolean checkHost) 在 System.IO.FileStream..ctor(String path, FileMode mode, FileAccess access, FileShare share, Int32 bufferSize, FileOptions options) 在 SuperGroup.Core.Start.FileNotFoundHandle.d__2.＀⬀() --- 引发异常的上一位置中堆栈跟踪的末尾 --- 在 System.Runtime.ExceptionServices.ExceptionDispatchInfo.Throw() 在 System.Runtime.CompilerServices.TaskAwaiter.HandleNonSuccessAndDebuggerNotification(Task task) 在 System.Runtime.CompilerServices.TaskAwaiter.GetResult() 在 SuperGroup.Core.Start.FileNotFoundHandle.d__1.＀伀() --- 引发异常的上一位置中堆栈跟踪的末尾 --- 在 System.Runtime.ExceptionServices.ExceptionDispatchInfo.Throw() 在 System.Runtime.CompilerServices.TaskAwaiter.HandleNonSuccessAndDebuggerNotification(Task task) 在 System.Runtime.CompilerServices.TaskAwaiter.GetResult() 在 SuperGroup.Core.Bootstrapper.d__18.＀ꠀ()