Nhiều lần đi chụp ảnh cầu Long biên, nhiều lần từ các cây cầu Hà Nội nhìn xuống, tôi cũng để ý đến các thuyền, bè phao nổi trên nhánh cụt sông Hồng, phần sát bờ được ngăn bởi bãi bồi giữa sông, khiến nhiều mùa trong năm nó gần như một cái hồ dài vậy. Tôi tưởng rằng, giống như Vạn chài ở mọi vùng miền, là xóm chài của các ngư dân, chuyên chài lưới trên sông và sống ở đó. Thế nhưng không phải, họ sống trên các bè phao nổi, nhưng không phải Vạn chài, gần như không sống bằng nghề chài lưới, và họ cũng không phải dân sông nước chài lưới.
Họ là ai? Ở đây khi nào và từ đâu đến? Là câu hỏi tôi và chắc nhiều người thắc mắc. Tôi cũng tra cứu các bài viết trên mạng, cũng cóp nhặt thông tin trái chiều từ chính quyền quận Hoàn kiếm, Long biên nơi họ trú ngụ. Tôi cũng đã đến một số nơi trên bãi nổi và cũng từng biết nhiều nhóm cư ngụ ở đây. Cơ bản, đất bãi bồi thuộc Phú thuỵ, Long biên, đất có phân cho các hộ dân như đất nông nghiệp. Nhiều người dân Hưng yên lên làm thuê hoặc thuê đất canh tác cấy trồng. Họ cũng làm nhà, lều lán, nhưng họ có công việc và quê hương gia đình. Khu vực khác, đi vào từ Tứ liên, khu hoang hoá trước đây, nay được phân lô cỡ từng hecta, như trang trại. Trong đó có những cây mít, nhãn, vải khá to, nghĩa là đất ở đây không bị ngập vài chục năm. Có lẽ từ khi có thuỷ điện Hoà bình thì không xảy ra lũ và nước về cao như ngàn năm qua. Mấy chục trang trại là của người Hà nội, người có tiền sang mua đầu tư, có thể quy hoạch trại màu, cũng có thể khu vui chơi và có cả khu sinh hoạt, các hoạt động thiện nguyện với nhiều trẻ vô gia cư, cơ nhỡ. Cũng có ở một số khúc sông, có Vạn chài, họ sống với nghề đánh bắt, và có một số chỗ, là những bè cá, nhà hàng nổi kinh doanh sầm uất của các hộ sản xuất kinh doanh liên quan đến nuôi trồng thuỷ sản và nhà hàng.
Thế nhưng, xóm Phao nổi lại khác. Đi theo nhóm thiện nguyện của chị Trần Hồng Ngọc, Nguyễn Hồng Minh, Hoàng Thị Bình… cùng các bạn trẻ học sinh trung học đến tặng quà cho các cháu học sinh giỏi và các gói quà hỗ trợ bà con xóm Phao, tôi gặp gỡ và có được nhiều câu chuyện khác, nhiều chuyện có thể không mới, và những chuyện như cổ tích.
“Đây là chú trưởng xóm Phao.” Ngọc giới thiệu mọi người, trước mặt chúng tôi, một ông già rắn rỏi, nhìn như người dân tộc Tây nguyên, nhỏ nhắn, da đen xạm với gương mặt khắc khổ nhưng rất nhanh nhẹn. Bộ quần áo không mới nhưng gọn gàng, thể hiện một người ngăn nắp không vì hoàn cảnh mà xuề xoà. Qua vài câu chào hỏi và trao đổi, chắc cũng đã quá quen với các hoạt động thiện nguyện và tiếp xúc với rất nhiều người, ông khá gần gũi và không ngại chia sẻ các câu hỏi. “Từ xưa, nhà báo Xuân Ba từng ở với tôi, thành bạn thân, Xuân Ba đã viết nhiều phóng sự về tôi và xóm này.” Ông hào hứng minh chứng các sự kiện đưa ra. “Nhiều phóng viên, báo đài đã tới đây, ngoài các bài viết, phóng sự, truyền hình, nhờ họ mà có nhiều tổ chức tới giúp chúng tôi. Ngay cả điện, nước sạch cho xóm, cũng nhờ thông tin của họ đưa ra.” Ông chỉ cho chúng tôi hệ thống điện năng lượng mặt trời và hệ thống lọc nước sạch “Mỗi nhà được tài trợ một hệ thống, tấm mặt trời và ắc quy để lưu điện.”
“Tôi phiêu bạt khắp nơi, rồi dừng chân ở bãi này từ những năm 1976 tới bây giờ.” Ông bắt đầu kể quá trình hình thành xóm Phao. Ông là Nguyễn Đăng Được, thường người ta gọi Đực Đen, có lẽ vì ông đen trũi. “Giờ thì có thể gọi Đực Trắng” một cư dân nói đùa góp vào khi chúng tôi nói chuyện. Ông Được là chiến sĩ biệt động quân, đánh các chiến trường từ Sài gòn, sang tận Lào. Trong một cuộc chiến bên Lào khoảng năm 1966 – 1967, nhóm ông 5 người nhiều ngày trong rừng, bị hy sinh mất 4. Một mình ông trong rừng nguyên 1 năm mới tìm đường về nước. Nhưng không giấy tờ, không chứng cứ, không nhân chứng liên quan, người ta coi như ông đào ngũ hay như nào đó, nghĩa là không phải đang chiến đấu. Thủ tục, quy trình, làm cuộc sống đảo lộn kéo dài tận sau giải phóng. Quê hương đất Quảng cũng không còn là chỗ dung thân, chán cảnh, ông lang thang khắp nơi và ra đến Hà nội khoảng 1976.
Ở Hà nội, ông làm thuê đủ nghề, làm đủ trò, va chạm đủ loại người. Ngày đi làm, tối về lều trên bãi giữa sông Hồng trú ngụ. Rồi ông cũng đánh bắt cá, chài lưới, và cuộc sống sông nước ở khúc sông này gắn với ông từ bao giờ luôn. “Khúc sông này tôi từng tát cạn bắt cá cho cả xóm.” Ông chỉ phần sông cụt nơi các nhà phao đang trú ngụ. “Cá nhiều lắm, tuy nhiên nhiều mất thì cũng chỉ như cái ao, không thể nuôi sống hằng ngày cho mọi người được.” Ông chia sẻ và kể thêm. “Cư dân của xóm, ai cũng có lý do, có hoàn cảnh đặc biệt thì mới tới đây, một người, một người rồi thêm một người, xóm đông dần. Thân phận con người đến cùng cực họ mới dạt đến.”
Những thân phận cùng cực nhưng vẫn còn yêu cuộc đời, đến với ông, còn nhiều thân phận khác “Ngày nào trên sông này cũng có người chết, nếu ở ngoài dòng chính, không biết được hoặc nhà chức trách hoặc nhóm khác vớt, nhưng nhiều người đã dạt tới xóm Phao của ông. “Nghĩa trang phía chân cầu kia,” ông chỉ tay phía cầu Long biên, nói.“ nhiều người vô thừa nhận, sau khi công việc pháp y, ông cho mai táng ở đó, thế mà cũng gần 60 ngôi mộ.” Có người chết từ nơi khác trôi tới, có người nhảy trên cầu, các cầu sông Hồng này. Có lần 1 người, nhưng có nhiều lần cả cặp cùng nhảy. “Có hai trường hợp rất thiêng, là hai cô gái, tôi chôn đằng đó, một người khi vớt thấy buộc 2 ngón tay cái vào nhau. Sau một năm, cùng ngày, tháng, một cô gái khác dạt vào, buộc hai ngón chân cái với nhau. Họ quyết chết.” Ông kể, tất cả gần như không ai có giấy tờ tuỳ thân nào, không có thân nhân nào tới nhận cả. “Đặc biệt, hàng trăm thai nhi được thả xuống rồi trôi dạt vào, ông đã gom về và lập miếu, cũng phía chân cầu Long biên.
“Thế chú có cứu được ai không?” Tôi buột miệng hỏi. “Có chứ, rất nhiều, nhảy trên cầu xuống tôi nhìn thấy nên ra cứu kịp. Có trường hợp, một cô gái khi được cứu đã la hét ầm ý, bắt đền sao lại cứu lên. Tôi liền dìm cô ta xuống “Muốn chết hả, tao cho mày ở dưới nước mà chết” cô ta sợ quá, bám chặt và lên bờ thế là sống.” Ông cười và chưa hết câu chuyện nên kể “Cô ta khi được cứu, lên nhà tôi, không chịu đi đâu nữa. “Cho tôi ở với anh thôi, tôi không có chỗ nào để đi nữa cả””.
Đó là những người sống quyết chết, những người chết trôi hay những người nhảy cầu được cứu sống, thậm chí những hài nhi được ông chôn cất, còn nhiều mảnh đời khác, những người tận cùng của gowin99 dạt về đây và ở với ông. “Họ có quê hương, thậm chí có con cái, gia đình, nhưng không thể về, không thể đi đâu. Gia nhập với xóm.” Ông kể về các trường hợp thành viên xóm. Nhiều người không có giấy tờ tuỳ thân, khi chính quyền tới, họ không thể lấy đâu ra để trình. Như báo đăng, cán bộ phường nói, có người có nhưng ngoan cố không chịu đưa ra, có lẽ có uẩn khúc phía sau chăng?
Hiện tại xóm Phao có 37 hộ gia đình, với gần 150 nhân khẩu, xuất xứ từ rất nhiều tỉnh thành, địa phương khác nhau, từ Thái bình, Hải phòng, miền trung, miền bắc. Tất cả không muốn về, đa số không giấy tờ và người ở lâu nhất như ông Đực Đen là gần 40 năm. Nhiều người đã đến thế hệ thứ ba ở đây. “Nhiều nhà, tôi bế ẵm bố mẹ chúng nó, giờ đến lượt lo cho chúng nó học” Ông Được kể về những đứa trẻ. Có lẽ đây chính là điều đáng chú ý nhất của xóm Phao này. “Bọn trẻ được đi học như ngày nay là trải qua rất nhiều gian nan, không như bên phố. Điều hạnh phúc là chúng học chăm chỉ, học giỏi và ngoan ngoãn, hy vọng một tương lai đổi đời” Ông nhỏ giọng nói như tự sự.
Bố mẹ, các cặp gia định của xóm, nhiều cặp là ghép từ xóm với nhau, họ không thể hoặc tự ty hoặc nghèo qua, để lấy ai, họ lấy nhau. Không giấy tờ tuỳ thân, không thân nhân, nên không thể có giấy kết hôn, và đến lượt bọn trẻ con của họ không thể có giấy khai sinh. Lớn lên, không dễ để xin học các trường trong phố khi không có giấy chứng nhận gì cả. Hành trình dài, gian truân ông Được phải lặn lội lên phường, xuống quận, gặp gỡ, giải trình bao nhiều cơ quan, đoàn thể để thực hiện khai sinh cho bọn trẻ ở đây. thế hệ thứ ba đang lớn lên.
Xóm Phao hình thành và đông dần tới nay 37 hộ, mỗi hộ làm một nhà nổi trên phao, neo đậu trên nước. “Gần như không ai sống và biết làm nghề chài lưới, nhà phao là ngôi nhà để trú ngụ” Ông Được giải thích khi dẫn chúng tôi tới thăm từng nhà, những ngôi nhà làm bằng khung gỗ khi xưa, được thay dần bằng khung sắt, trên hệ thống phao là các thùng phuy. Quây xung quanh là gỗ hoặc tôn, trên lợp mái tôn. “Trước các nhà phao nằm bên kia bãi nổi, nhưng chính quyền không cho phép họ ở đó nữa, vì sẽ nằm trong quy hoạch thành phố ven sông hay dự án nào đó.” Ông giải thích vì sao xóm ở đây. Tôi thắc mắc “Sao các chú không làm nhà, lều trên bãi?” Ông Được nhìn tôi ngạc nhiên, rồi giải thích “Đất tất cả ở đây đều có chủ, của dân bên Phú Thuỵ, ai người ta cho làm trên đất của họ? Người dân xóm Phao có phải muốn sống trên nhà nổi này đâu? Chỉ vì không có bất cứ chỗ nào để ở, để làm lều trú ngụ…”
Cả 37 hộ gia đình, nhà phao là nơi trú ngụ, còn công việc là đi làm thuê, nhặt ve chai, đi giúp việc gia đình, quán xá. Khi hình thành một cộng đồng, nhiều thứ phát sinh, từ Sinh, Tử, Sống, Học hành, Sinh hoạt, Công việc,… như một thế giới thu nhỏ và ông Được trở thành xóm trưởng. Cũng chẳng giàu có gì từ việc làm thuê. Thế nhưng ông Được trở thành người giàu nhất xóm khi ông thuê toàn bộ dải đất và đoạn sông cụt này khoảng 3 hec ta, với giá khoảng 16 triệu/năm từ nhiều hộ gia đình địa phương. Với việc thuê này, khi bị chính quyền đuổi, tất cả các nhà phao được tháo dỡ, di dời về đoạn sông cụt bên trong bãi giữa sông Hồng, trên bờ, ông quy hoạch đường đi lối lại, yêu cầu dân đảm bảo vệ sinh sạch sẽ. Rác được thu gom xử lý và đem vào phố. Nước được một dự án thiện nguyện tới xử lý qua các hệ thống lọc cho dân. Điện cũng từ một chương trình của VTV và có đơn vị tài trợ cho mỗi gia đình một hệ thống.
Từ 20 năm trước, khi bắt đầu có trẻ con trong xóm, ông được các nhóm thiện nguyện tới giúp, mở các lớp học xoá mù chữ cho chúng. Rồi mấy năm trước, ông lập thư viện sách cho xóm. Nhóm thiện nguyện sân chơi của kiến trúc sư, Chu Kim Đức, tổ chức cũng tới và giúp xóm có khu vui chơi, cầu trượt, xích đu, từ những phế thải như lốp xe, gỗ thừa. Đám trẻ dần dần cũng được đi học, nhiều đứa đã đăng ký được trường vào phố, chúng đi bộ vào bờ mấy km và bắt xe đi học kiếm con chữ tích luỹ dần cho tương lai.
“Chuyện con trẻ cũng vô số báo đài tới làm việc, chính quyền vào cuộc, thế nhưng không dễ kiếm được sự hỗ trợ, cơ bản chúng tôi ở đây, có một quyền duy nhất là quyền được sống, quyền con người.” Ông Được buồn rầu nói. Ông có 3 đứa con, chúng đã trưởng thành và đi chỗ khác, nhưng ông ở đây, gắn bó với đất này, cưu mang thêm những phận đời cơ nhỡ, những đứa trẻ bị bỏ rơi. Trong đó, có một cậu bé tàn tật ông nuôi từ bé, nay nó lớn, đang học đại học “Thằng bé thông minh, học giỏi, nó đang học Tài chính, học thêm đại học từ xa về CNTT. Nó bị tật chân không đi được, yếu hoàn toàn nửa người bên phải. “Em được tặng một cái xe lăn điện, nhưng hỏng lâu rồi nên giờ di chuyển vẫn phải có người đẩy đi” Tân, tên cậu bé, kể chuyện “Em đang học đại học, mong ước sao có được nghề phù hợp để rồi giúp đỡ bố.”
Không chỉ chuyện đám trẻ, chuyện người lớn cũng gian nan. Nhiều nhà chỉ có 1 người độc thân, có nhà chỉ có 2 vợ chồng, có nhà lại đông đến 4 đứa con. “Nhà đang làm dở kia” ông chỉ một khung nhà phao đang làm dở nói, “là nhà của một đứa bé, chỉ có một mình nó, bố mẹ nó đã chết. Tiền làm nhà chưa đủ nên đang để đó.” Tôi chợt hỏi, “Những người chết thì như thế nào?”
Như chạm vào nỗi khó, ông Được liền kể một mạch “trước đây, người chết, sau khi báo chính quyền, vì không có giấy tờ, nhưng tại địa phương nên họ cũng cho cái áo quan, rồi việc tiếp theo là của xóm, tự phải lo.” Có mấy phương án ông đều đã thực hiện. “Nếu ai có địa chỉ quê và còn người thân, tôi sẽ lo lễ trên này xong và chở về quê.” Ông nói, tuy vậy, không nhiều, vì quê không thừa nhận, thậm chí có người khi đưa về địa chỉ, nhà ở quê, người trong nhà là con đẻ nhưng không chịu nhận mẹ. Chính quyền phải can thiệp họ mới chịu làm mai táng. Đa số không quê quán, trước thì dễ, nhưng nay giá cả, chi phi đắt đỏ, không làm cách nào được. “May mắn, có nhóm “Chuyến xe tình nghĩa” họ liên hệ với ông Được và nói, có trường hợp nào, kể cả người trong xóm và trôi dạt, họ sẽ đến làm từ thiện, họ làm lễ, lo hoả táng và hoặc đưa về quê hoặc gửi nghĩa trang, hoặc lên chùa. “Có một cha cố, cũng đồng ý cho tôi gửi tro cốt người mất lên trên địa phận nhà thờ của họ.” ông Được vui vẻ chia sẻ.
Có lần, có người nước ngoài là người Thuỵ điển, lang thang đến, được ông cưu mang cho ở trong xóm, anh này cũng không có bất cứ giấy tờ gì. “Mãi 4 năm liền, chính quyền mới tới và căn vặn tôi.” Ông kể chuyện đặc biệt đã xảy ra. Khi đó, anh ta sang Việt nam làm ăn, lấy vợ Việt ở trong Sài gòn. Rồi làm ăn đổ bể, các tài sản, nhà cửa khi ly hôn ra toà mới thấy toàn đứng tên một mình cô kia. Anh ta trắng tay lang thang và tình cờ tới xóm. Ông Được cho ở lại và ở tới 4 năm. Khi chính quyền tới sau đó, báo đài đưa tin và rồi Sứ quán họ cũng tới để làm lại giấy tờ cho anh ta về nước.
“Có vấn đề gì về an ninh, hay hút xách gì ở đây không?” Tôi hỏi khi đã gần gũi hơn. Ông hoạt bát hẳn nói “Không, từ vệ sinh, anh xem, các con đường quanh đây sạch sẽ. Trẻ con đi học ngoan, giỏi. Các cư dân đi làm công việc chính đáng và thêm nữa, xóm không có gì đáng giá nên không bị liên quan.” Bản thân ông, cũng chia sẻ, ông cũng va chạm và lang bạt, tiếp xúc nhiều giới, ai cũng biết ông, có lẽ vậy họ dành khu này yên ổn cho ông? Những cư dân cô đơn, độc lập, không nghề nghiệp, không chốn dung thân, không người thân, không quê hương, không giấy tờ, họ ở đây, bên rìa thành phố, rìa gowin99 vì ở đó có công ăn việc làm, có nơi trú ngụ. Nếu bị di dời đi nơi khác, không có gì sinh nhai, chắc chắn họ lại quay về. Thế hệ mới sinh ra, đến này sắp có thế hệ thứ 4. Một bài toán hóc búa không chỉ gánh nặng của ông Được, Đực Đen, mà còn của các cấp chính quyền địa phương với hơn trăm sinh mạng bên rìa gowin99 . Ông Nguyễn Đăng Được đã sang tuổi 76, liệu ông lo việc cho xóm được bao lâu nữa?.