1, Khái quát về thể lệ khoa cử và các nhà khoa bảng Việt Nam
Thể lệ khoa cử ở nước ta chính thức từ năm Ất Mão, niên hiệu Thái Ninh thứ 4 (1075) bằng kỳ thi tuyển “Minh kinh bác học”, phép thi tam trường. Các học vị Trạng nguyên, Bảng nhãn, Thám hoa thấy vào năm Thiên Ứng Chính Bình thứ 16 đời vua Trần Thái Tông (1247). Học vị Hoàng giáp thấy vào năm Hưng Long thứ 20 (1304) đời vua Trần Anh Tông. Học vị Tiến sĩ thấy vào năm Long Khánh thứ 2 (1375) đời vua Trần Duệ Tông. Học vị Cử nhân thấy vào năm Quang Thái thứ 9 (1396) đời Trần Thuận Tông. Các học vị Sinh đồ, Hương cống có vào năm Quang Thuận thứ 3 (1462) đời vua Lê Thánh Tông. Học vị Phó bảng có vào năm Kỷ Sửu Minh Mệnh thứ 10 (1829) triều Nguyễn. Học vị Tú tài thấy ở khoa Mậu Tý, niên hiệu Minh Mệnh thứ 9 (1828) triều Nguyễn.
Lệ ba năm thi một lần thấy vào năm Quang Thuận thứ 7 (1466) triều vua Lê Thánh Tông. Lệ phân ra chính bảng (Đệ nhị giáp Tiến sĩ xuất thân), phụ bảng (Đệ tam giáp đồng Tiến sĩ xuất thân) và định chế độ trúng cách mới có từ năm Thái Hòa thứ 5 (1447) thời vua Lê Thái Tông. Lệ phân ra cập đệ “xuất thân” và “đồng xuất thân” bắt đầu có từ năm Hồng Đức thứ 15 đời vua Lê Thánh Tông (1480). Lệ đưa rước trạng nguyên về phủ đệ và đặt quan trường thi đều mới có ở triều Lê Thánh Tông. Lệ cấm mang sách vào trường thi, thi thay, thi hộ, kiểm soát chặt lúc vào cửa trường thi mới có ở triều Lê Hiến Tông (1497 – 1504). Việc đổi học vị phụ bảng thành Đồng Tiến sĩ có từ năm Hồng Đức 15 đời vua Lê Thánh Tông (1485). Chế độ người đỗ đồng tiến sĩ được viết ở bảng hội có từ năm Bảo Thái thứ 2 đời vua Lê Dụ Tông (1721).
Việc đặt Chế khoa thấy có ở năm Thuận Bình thứ 6 (1544) đời vua Lê Trung Tông. Việc đặt ra các khoa Sĩ vọng, Đông các xuất hiện vào khoảng những năm thuộc niên hiệu Vĩnh Thọ triều vua Lê Thần Tông. Việc đặt ra khoa Hoành từ xuất hiện vào năm Thuận Thiên thứ 2 triều vua Lê Thái Tổ (1429). Lệ những người đã vào thi Đình thì không bị đánh trượt mới có ở năm Vĩnh Tộ thứ 5 đời vua Lê Thần Tông (1623). Việc đặt ra chế độ khai hồ thi Hương mới có ở năm Quang Thuận 3 đời vua Lê Thánh Tông (1462).
Thi Hội và thi Đình cứ ba năm tổ chức một lần, xen kẽ với các năm thi Hương. Cứ năm trước thi Hương thì năm sau thi Hội. Như thế tức là các năm Tý - Ngọ - Mão - Dậu thi Hương thì các năm Thìn - Tuất - Sửu - Mùi thi Hội. Hai kỳ thi Hội và thi Đình diễn ra trong khoảng 8 tháng. Mùa xuân tháng giêng thi Hội, thì mùa thu tháng 8 năm ấy thi Đình.
Tất cả thí sinh đã đỗ các kỳ thi Hương đều được tham dự thi Hội. Tuy nhiên không phải tất cả thí sinh vừa đỗ Hương thí là có thể tham gia thi Hội và thi Đình được, mà hầu như đều phải theo học ở Quốc tử giám, hoặc nhận chức ở châu huyện, giáo thụ ở phủ lộ để trau dồi thêm tri thức và kiểm nghiệm thực tế. Trước ngày thi Hội, bộ Hộ tư giấy cho hai ty Thừa và Hiến ở các đạo lộ chuyển báo cho các phủ khai tên để cùng điểm mục. Người nào không đến nộp đơn và không đến điểm mục đều bị xét hỏi, trị tội.
Đây là kỳ thi lớn, nên được gọi là đại khoa. Người đỗ đạt trong kỳ thi này cũng được gọi là đỗ đại khoa. Đó là ước nguyện lớn lao nhất và là vinh quang cao nhất của các bậc sĩ nhân từng qua "cửa Khổng sân Trình", đồng thời cũng là dịp để triều đình lựa chọn nhân tài phục vụ đất nước.
Phép thi Hội, được quy định khá cụ thể từ thời Lê Hồng Đức, qua quy định các năm sau:
Năm Quang Thuận thứ 3 (1462), định đề mục thi: Kỳ thứ nhất: Tứ thư, kinh nghĩa gồm 5 bài. Kỳ thứ hai thi Chiếu, chế, biểu dùng cổ thể hay tứ lục. Kỳ thứ ba thi Thơ dùng Đường luật, phú dùng cổ thể hay ly tao, văn tuyển từ 300 chữ trở lên. Kỳ thứ tư thi một bài văn sách, đầu đề hỏi về kinh, sử hay việc đương thời hạn 1.000 chữ (Toàn thư, T.2, tr.396).
Năm Nhâm Thìn, Hồng Đức thứ 3 (1472), định phép thi: Kỳ thứ nhất ra 8 đề về Tứ thư, người thi tự chọn lấy 4 đề, làm 4 bài văn, Luận ngữ 4 đề, Mạnh Tử 4 đề; Ngũ kinh: mỗi kinh 3 đề, người thi tự chọn 1 đề mà làm. Duy kinh Xuân Thu thì 2 đề gộp làm 1 mà làm. Kỳ thứ hai thi chế, chiếu, biểu, mỗi loại 3 đề. Kỳ thứ ba thi thơ, phú, mỗi loại 2 đề; phú dùng thể Lý Bạch. Kỳ thứ tư 1 bài văn sách, hỏi về chỗ dị đồng trong nghĩa lý của kinh truyện, điều hay dở trong chính sự của các đời. Thể lệ này lại được xác định và bổ sung một lần nữa vào năm Ất Mùi, Hồng Đức thứ 6 (1475).
Kỳ thi này có hai giai đoạn: Thi Hội và thi Đình. Thi Hội có 4 kỳ, người đỗ 4 kỳ nhận học vị là Tiến sĩ. Người đỗ trong kỳ thi Hội sẽ được vào thi Đình. Thi Đình hay Đình thí, còn gọi là Điện thí tức là thi tại sân vua, do chính vua hỏi bài. Bài thi là một bài văn sách, trả lời các câu hỏi do vua đặt ra. Vì thế bài văn này được gọi là văn sách đình đối. Thi Đình chỉ là xếp loại các Tiến sĩ đã đỗ ở kỳ thi Hội.
Thứ bậc và học vị người đỗ đại khoa được phân định cụ thể cũng từ thời Hồng Đức. Năm Hồng Đức thứ 15 (1484), Quách Đình Bảo nhân xin đổi Trạng nguyên, Bảng nhãn, Thám hoa thành Tiến sĩ cập đệ, Chánh bảng thành Tiến sĩ xuất thân, Phụ bảng thành Đồng Tiến sĩ xuất thân để hợp với quy chế này (Toàn thư, T.2, tr.492).
Kể từ đây, sau khi thi Điện (Đình), các vị đỗ đạt được phân thành 3 cấp, như khoa thi năm Canh Tuất, Hồng Đức thứ 21 (1490), ghi rằng: Tháng 3 thi Hội, lấy bọn Nguyễn Xao 54 người. Thi Điện, cho 3 người đỗ Tiến sĩ cập đệ, 19 người đỗ Tiến sĩ xuất thân, 32 người đỗ Đồng Tiến sĩ xuất thân (Toàn thư, T.2, tr.508).
Những người ở vị trí đỗ đầu được phân làm ba hạng là Đệ nhất, Đệ nhị và Đệ tam (Đệ nhất giáp Đệ nhất danh, Đệ nhất giáp Đệ nhị danh và Đệ nhất giáp Đệ tam danh), tương đương với danh xưng Trạng nguyên, Bảng nhãn, Thám hoa. Ba vị này được gọi là Tam khôi với danh xưng chung là Tiến sĩ cập đệ. Sau các vị Tiến sĩ hạng nhất này ra, là hạng hai với tên gọi là Đệ nhị giáp, gọi chung là Tiến sĩ xuất thân, hay Hoàng giáp; cuối cùng là hạng ba với danh xưng là Đệ tam giáp, gọi chung là Đồng Tiến sĩ xuất thân, hay Tiến sĩ. Các tên gọi này hệ thống cụ thể sau đây:
1) Đệ nhất giáp Tiến sĩ cập đệ Đệ nhất danh (tức Trạng nguyên).
2) Đệ nhất giáp Tiến sĩ cập đệ Đệ nhị danh (tức Bảng nhãn).
3) Đệ nhất giáp Tiến sĩ cập đệ Đệ tam danh (tức Thám hoa).
4) Đệ nhị giáp Tiến sĩ xuất thân (tức Hoàng giáp).
5) Đệ tam giáp Đồng Tiến sĩ xuất thân (Tiến sĩ).
Người đỗ Tiến sĩ, được ban chức tước, bổng lộc được định lệ từ thời Lê năm Hồng Đức thứ 3 (1472): Đệ nhất giáp, người đỗ thứ nhất cho Chánh lục phẩm 8 tư, người đỗ thứ nhì cho Tòng lục phẩm 7 tư; người đỗ thứ ba cho Chánh thất phẩm 6 tư đều cho ban chữ Tiến sĩ cập đệ. Đệ nhị giáp cho Chánh bát phẩm 4 tư; được ban chữ Đồng Tiến sĩ xuất thân. Nếu vào Hàn lâm viện thì được gia 1 cấp; nếu bổ làm Giám sát ngự sử hay Tri huyện thì giữ nguyên phẩm cũ mà bổ (Toàn thư, T.2, tr.459).
Triều Nguyễn không lấy Trạng nguyên, nhưng có khoa lại lấy đến 2 Thám hoa (Thám nhất, Thám nhì) và đặt thêm 1 học vị mới là Phó bảng, cũng gọi là Ất bảng. Quy định này bắt đầu áp dụng từ khoa thi năm 1829. Khoa này, qua 3 kỳ người nào được 10 phân trở lên được xếp Chính bảng; được 4 đến 9 phân là Phó bảng. Ân khoa năm 1848 định lệ qua 3 kỳ thi Hội người nào được 7 đến 14 phân là trúng cách; được 4 đến 6 phân trúng Phó bảng. Khoa thi năm 1850 thi Hội trở lại 4 kỳ; những người trúng đủ 4 kỳ được vào điện thí hỏi về 1 bài văn sách. Người nào được 4 phân trở lên đỗ Giáp bảng, được 3 phân trở xuống đỗ Phó bảng. Phó bảng nghĩa đen là bảng phụ, bảng lấy thêm để phân biệt với chính bảng ghi tên những người đậu chính thức. Vì ý nghĩa đó, có người gọi Phó bảng là Tiến sĩ đậu vớt.
Ở khoa thi Hương, từ năm 1828 học vị Hương cống đổi gọi là Cử nhân, Sinh đồ đổi gọi là Tú tài.
2, Vĩnh Tường và các vị khoa bảng Vĩnh Tường
Vùng đất mang danh xưng Vĩnh Tường xuất hiện với địa danh hành chính phủ Vĩnh Tường được đặt từ năm Minh Mệnh thứ 3 (l822) triều Nguyễn. Năm Minh Mệnh thứ 13 (1832), cắt 2 huyện Yên Lãng, Yên Lạc lập thành phân phủ Vĩnh Tường, kiêm lí huyện Yên Lãng, thống hạt huyện Yên Lạc. Phủ Vĩnh Tường còn lại 3 huyện (Bạch Hạc, Lập Thạch và Tam Dương), kiêm lí huyện Bạch Hạc, thống hạt 2 huyện lập Thạch và Tam Dương.
Năm 1899, thực dân Pháp cho thành lập tỉnh Vĩnh Yên gồm phủ Vĩnh Tường và các huyện Yên Lạc, Tam Dương, Lập Thạch và Bình Xuyên. Năm 1927, phủ Vĩnh Tường gồm 10 tổng (Đồng Phú, Đồng Vệ, Hưng Lục, Kiên Cương, Lương Điền, Mộ Chu, Nghĩa Yên, Tăng Đố, Thượng Trưng và Tuân Lộ) với 85 làng xã. Trong đó, một số tổng và các làng xã ở Vĩnh Tường có ít nhiều thay đổi.
Cách mạng tháng Tám năm 1945 thành công, phủ Vĩnh Tường đổi thành huyện Vĩnh Tường thuộc tỉnh Vĩnh Yên. Năm 1950, Chính phủ nước Việt Nam Dân chủ cộng hòa quyết định hợp nhất hai tỉnh Vĩnh Yên và Phúc Yên thành tỉnh Vĩnh Phúc. Huyện Vĩnh Tường được giữ nguyên. Ngày 7-10-1995, Chính phủ nước Cộng hoà gowin99 chủ nghĩa Việt Nam ra Nghị định số 63/CP chia huyện Vĩnh Lạc thành hai huyện Vĩnh Tường và Yên Lạc. Theo đó, huyện Vĩnh Tường được tái lập từ tháng 1-1996.
Hiện nay, sau nhiều lần thay đổi địa giới hành chính, huyện Vĩnh Tường có 25 xã và 3 thị trấn. Đó là: thị trấn Vĩnh Tường, thị trấn Thổ Tang, thị trấn Tứ Trưng và 25 xã là: Kim Xá, Yên Bình, Chấn Hưng, Nghĩa Hưng, Yên Lập, Việt Xuân, Bồ Sao, Đại Đồng, Tân Tiến, Lũng Hòa, Cao Đại, Vĩnh Sơn, Bình Dương, Tân Phú, Thượng Trưng, Vũ Di, Lý Nhân, Tuân Chính, Vân Xuân, Tam Phúc, Ngũ Kiên, An Tường, Vĩnh Thịnh, Phú Đa, Vĩnh Ninh.
Như vậy về cơ bản, huyện Vĩnh Tường ngày nay bao gồm địa phận huyện Yên Lãng và Yên Lạc của phủ Vĩnh Tường thời Nguyễn thuộc xứ Đoài, vùng đất văn hiến về phía Tây kinh thành Thăng Long.
Vĩnh Tường là vùng quê văn hiến lâu đời, nơi có nhiều truyền thống hiếu học và khoa bảng. Từ nhiều đời nay, nơi đây đã có nhiều danh nhân đỗ đạt cao được khắc bia Tiến sĩ ở Văn miếu Quốc Tử Giám từ thế kỷ XIII, XIV. Tài liệu Đăng khoa lục cho biết, huyện Vĩnh Tường có 21 Tiến sĩ nho học và 01 phó bảng triều Nguyễn.
Người thành đạt sớm nhất là ông Nguyễn Văn Chất (1421 -?), người thôn Vũ Di xã Vũ Di. Ông thi đỗ Hoàng giáp (sau là Đệ nhị giáp tiến sĩ) khoa Mậu thìn niên hiệu Thái Hòa năm thứ 6 đời vua Lê Nhân Tông (1448), danh sách đang còn trên bia Văn Miếu Hà Nội. Ông làm quan tới chức Thượng thư Bộ Hộ, về trí sĩ. Ông có hiệu là Nhuệ Hiên tiên sinh, có tham gia biên soạn thêm bốn truyện vào tập sách "Việt điện u linh" của Lý Thế Xuyên soạn năm 1329, trở thành một danh sĩ nổi tiếng.
Sau ông còn có 21 Tiến sĩ khác, các ông cũng rất nổi tiếng như ở đời Mạc có ông Bùi Hoằng (1505- 1592) người xã Thượng Trưng thi đỗ Đệ nhị giáp Tiến sĩ xuất thân khoa Mậu Tuất niên hiệu Đại Chính thứ 9 (1538) đời vua Mạc Đăng Doanh. Ông Phí Văn Thuật, người xã Thượng Trưng dự kỳ thi hương ở Sơn Tây đỗ danh sách thứ nhất (Hội nguyên). Năm sau Canh Thìn (1640) vào dự kỳ thi Hội, qua 4 kì ông vượt lên đỗ đầu Hội nguyên, rồi dự kỳ Văn Sách, ông lại đỗ đầu Đình nguyên Hoàng giáp. Đến khi vào dự kỳ làm thơ ứng chế (thơ nhà vua ra đề), bài của ông được chấm thứ nhất. Người đời suy tôn là ông "Tứ nguyên" (04 lần đều đỗ đầu).
Ông Nguyễn Tiến Sách (sau đổi là Đình Sách) người làng Văn Trưng xã Tứ Trưng thi đỗ Tiến sĩ khoa Canh Tuất niên hiệu Cảnh Trị thứ 8 (1670) đời vua Lê Huyền Tông. Từng được cử làm Phó sứ sang nhà Thanh điều trần về việc quan hệ giữa hai nước ở vùng biên cương. Ông còn là nhà thơ, nay còn 34 bài thơ chép trong sách “Toàn Việt thi lục” do nhà bác học Lê Quý Đôn sưu tập.
Ông Tô Thế Huy người làng Bình Đăng (nay là thôn Bình Trù xã Cao Dạy thi đỗ tiến sĩ khoa Đinh Sửu niên hiệu Chính hòa 18 (1697) đời vua Lê Hy Tông. Ông được tặng phong chức Thượng thư bộ Công, là người tôi trung với nước, hiếu với gia đình.
Ngoài ra, Vĩnh Tường còn có 191 vị thi đỗ trung khoa (hương Tiến - hương Cống) Cử nhân đời Nguyễn. Các xã như Văn Trưng, Thế Trưng, Thượng Trưng, Bình Trù xếp vào thứ nhất trong hàng ngũ đỗ đạt.
Đồng thời huyện Vĩnh tường còn có 4 vị đỗ đại khoa về ngạch võ, như Hoàng Công Phái, người xã Đan Dương Hạ, đỗ Đồng Tạo sĩ năm 1731; Nguyễn Danh Đát người xã Phú Đa, đỗ Đồng Tạo sĩ năm 1763; Đỗ Danh Thái xã Phú Đa, đỗ Đồng Tạo sĩ năm 1769; Nguyễn Danh Triêm, người xã Phù Đa, đỗ Đồng Tạo sĩ năm 1776.
Các vị khoa bảng Vĩnh Tường còn được chép khá cụ thể trong sách Sơn Tây đăng khoa khảo, tức sách khảo cứu về người đỗ đại khoa tỉnh Sơn Tây. Sách chữ Hán, kí hiệu VHv.1289 Viện Nghiên cứu Hán Nôm. Tài liệu đăng khoa lục này cho biết cả tỉnh Sơn Tây có 282 vị đỗ đại khoa, tức Tiến sĩ (không kể các vị đỗ Trung khoa và tiểu khoa, tức đỗ Cử nhân và Tú tài). Trong số các vị đỗ đại khoa, có 1 vị đỗ Trạng Nguyên, 6 vị đỗ Bảng Nhãn, 4 vị đỗ Thám Hoa, 65 vị đỗ Hoàng Giáp, 200 vị đỗ Đồng Tiến Sĩ, 2 vị đỗ Thái Học sinh, 2 vị đỗ Minh Kinh và 2 vị đỗ Chế khoa.
Các vị đỗ đại khoa thuộc các làng xã trong phủ Vĩnh Tường xưa được chép trong 2 huyện Yên Lãng và Yên Lạc, trong đó phần lớn là các vị khoa bảng thuộc huyện Vĩnh Tường ngày nay.
HUYỆN YÊN LÃNG
Tổng số người thi đỗ là 22 người: 1 người đỗ Thám Hoa; 6 người đỗ Hoàng Giáp; 15 người đỗ Đồng Tiến sĩ.
- Đời Tiền Lê Trung Hưng thi đỗ 10 người.
- Đời Mạc thi đỗ 5 người.
- Thời Hậu Lê Trung hưng thi đỗ 7 người.
HUYỆN YÊN LẠC
Thi đỗ 19 người: đỗ Bảng Nhãn 1 người, đỗ Thám Hoa 1 người, đỗ Hoàng Giáp 2 người, đỗ Đồng Tiến sĩ 15 người.
- Vũ Hoằng Tổ: Người xã Vân Ổ. Năm 41 tuổi đỗ Đồng Tiến sĩ khoa Canh Thìn, đời Mạc Mậu Hợp, niên hiệu Diên Thành 3 (1580). Khi nhà Mạc đổ, liền theo nhà Lê. Làm quan đến chức Tham chính.
- Bùi Tông: Người xã Thọ Lão. Năm 28 tuổi, đỗ Đồng Tiến sĩ khoa Giáp Thìn, đời Lê Huyền Tông, niên hiệu Cảnh Trị 2 (1664). Làm quan đến chức Giám sát Ngự sử; vì nhận hối lộ nên bị phạt tội đồ ( Phạt giam).
- Nguyễn Phấn: Người xã Các Sa. Năm 28 tuổi đỗ Nhất cử đỗ Đồng Tiến sĩ khoa Canh Thìn, đời Lê Hy Tông, niên hiệu Chính Hòa 21 (1700). Làm quan đến chức Giám sát Ngự sử.
- Nguyễn Viết Tú: Người xã Thụ Ích. Năm 46 tuổi đỗ Đồng Tiến sĩ khoa Canh Dần, đời Lê Dụ Tông, niên hiệu Vĩnh Thịnh 6 (1710). Làm quan đến chức Quốc tử Giám Tế tửu; tặng Phó đô Ngự sử.
- Phùng Bá Kỳ: Người xã Vĩnh Mỗ. Thi Hương đỗ Giả Nguyên. Năm 22 tuổi đỗ Đồng Tiến sĩ khoa Ất Mùi, đời Lê Dụ Tông, niên hiệu Vĩnh Thịnh 11 (1715). Làm quan đến chức Hàn lâm viện Thị chế; Tri Hộ phiên.
- Trần Huy Vĩ: Người xã Thọ Lão. Năm 34 tuổi đỗ Đồng Tiến sĩ khoa Nhâm Thìn, đời Lê Hiển Tông, niên hiệu Cảnh Hưng 33 (1772). Làm quan đến chức Đô Cấp sự trung.
Như vậy, Vĩnh Tường vốn là một trong vùng đất xứ Đoài xưa, nơi có truyền thống lịch sử gowin99
và khoa bảng. Truyền thống khoa bảng đó đã tạo ra đội ngũ tri thức lớn lao, để lại dấu ấn sâu đậm trong tiến trình xây dựng, phát triển nền gowin99
dân tộc.
Giáo dục khoa cử truyền thống chú trọng giáo dục đạo đức cho học sinh, đi liền với trang bị kiến thức. Mục tiêu của nền giáo dục phong kiến là đào tạo ra những con người sống theo lý tưởng, được xác định ngay từ khi các bậc cha mẹ đưa con đến học thày. Học chữ của Thánh hiền bao hàm cả nghĩa học đạo lý, lý tưởng làm người, được gói gọn trong bốn chữ Tu, Tề, Trị, Bình (tu dưỡng bản thân để quản lý tốt gia đình, tham gia cai quản đất nước, thu phục và bình ổn thiên hạ), hay để đào tạo ra những con người suốt đời vì sự thành danh, lập công, lập ngôn, lập đức.
Nền giáo dục và khoa cử truyền thống rất coi trọng trang bị cho học trò lối văn cử nghiệp. Ngoài việc học các nội dung trong các sách Tứ thư , Ngũ kinh trong nhiều năm đèn sách, học trò phải tập luyện để thành thạo cách làm các loại văn thi cử.
Nền giáo dục và khoa cử truyền thống đề cao tinh thần hiếu học, coi trọng việc học. Từ gia đình, tinh thần đề cao việc học chữ Thánh hiền, khuyến khích học hành mở rộng ra dòng họ. Chế độ khuyến học huy động mọi nỗ lực của cả cộng đồng làng xã quan tâm đến việc học tập của địa phương. Các làng đều đề ra quy định khuyến học được ghi trong Hương ước. Điều đó được hầu hết hương ước làng xã cổ truyền huyện Vĩnh Tường phản ánh khá cụ thể.
Số lượng người đỗ đại khoa, trung khoa và tiểu khoa của huyện Vĩnh Tường cần tiếp tục sưu tập, nghiên cứu bổ sung. Thực tế, những vị đỗ đạt này đã góp phần quan trọng trong phát triển cộng đồng làng xã truyền thống Vĩnh Tường, cũng như xây dựng và bảo vệ đất nước. Truyền thống đó là cơ sở đã và đang được phát huy tích cực trong phong trào hiếu học, khuyến học hiện nay, cũng như công cuộc giáo dục đào tạo của huyện Vĩnh Tường nói riêng, tỉnh Vĩnh Phúc nói chung.
-----------------
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Sơn Tây Đăng khoa khảo, sách chữ Hán kí hiệu VHv.1289.
2. Phan Huy Chú (1992), Lịch triều hiến chương loại chí, Bản dịch Viện Sử học, tập 2, NXB. KHXH, Hà Nội 1992.
3.Trần Văn Giáp (1996), Lược khảo về khoa cử Việt Nam từ khởi thủy đến khoa Mậu Ngọ 1918, in trong Nhà sử học Trần Văn Giáp, Viện Sử học, NXB. KHXH, Hà Nội.
4. Phạm Đức Thành Dũng, Vinh Cao (2000), Khoa cử và các nhà khoa bảng triều Nguyễn, Nxb. Thuận Hóa, Huế.
5. Nguyễn Thúy Nga, (1997) Nghiên cứu văn bản học Đăng khoa lục Việt Nam, Luận án Tiến sĩ Ngữ văn, Viện Nghiên cứu Hán Nôm.
6. Trịnh Khắc Mạnh (2006), Văn bia đề danh Tiến sĩ Việt Nam, NXB. Giáo dục, Hà Nội.
7. Nguyễn Hữu Mùi (2005), Nghiên cứu văn bia khuyến học Việt Nam, Luận án Tiến sĩ Ngữ văn, Viện Nghiên cứu Hán Nôm.
8. Nguyễn Hữu Mùi (2011), Truyền thống hiếu học và hệ thống Văn miếu Văn từ Văn chỉ ở Vĩnh Phúc, Sở gowin99
, Thể thao và Du lịch Vĩnh Phúc.
9. Nguyễn Q. Thắng (1998), Khoa cử và giáo dục Việt Nam, NXB. gowin99
- Thông tin, Hà Nội.
10. Nguyễn Tuấn Thịnh (1996), Khoa cử Việt Nam thế kỷ X - đầu thế kỷ XX Luận án Tiến sĩ Ngữ văn, Đại học KHXH &NV.
11. Ngô Đức Thọ (1993), Các nhà khoa bảng Việt Nam, Nxb. Văn học, Hà Nội.
12. Đinh Khắc Thuân (2009), Giáo dục và khoa cử Nho học thời Lê ở Việt Nam qua tài liệu Hán Nôm, NXB KHXH&NV, Hà Nội. 2009.