Xã Đạo Trù là một trong những địa phương có đông đồng bào dân tộc Sán Dìu sinh sống. Những ngày giáp Tết, sau khi làm xong công việc đồng áng, các gia đình dọn dẹp, trang trí nhà cửa tươm tất. Vào ngày 23 tháng Chạp, các gia đình nấu món chè từ đỗ xanh, gạo nếp và mật mía.
Món ăn có màu vàng của mật mía, dẻo thơm của gạo nếp. Đồng bào dân tộc Sán Dìu nấu món này để dâng lên bàn thờ tổ tiên. Vào ngày cuối cùng của năm cũ, các gia đình đi tảo mộ, mời tổ tiên về ăn Tết cùng con cháu.
Người Sán Dìu có tục dán giấy đỏ trong ngày Tết cổ truyền của dân tộc. Ông Lưu Văn Sinh, thôn Tân Lập, xã Đạo Trù cho biết: “Vào ngày 29 Tết, các gia đình dán giấy đỏ lên bàn thờ, trước cửa nhà, cổng ra vào và các cây cối trong nhà. Ý nghĩa của việc dán giấy đỏ là để báo hiệu mùa Xuân đã về và đánh dấu những đồ, vật dụng là của gia đình mình. Màu đỏ còn là màu sắc của sự may mắn, thể hiện ước muốn một năm mới hạnh phúc, sung túc, đủ đầy”.
Ngoài ra, trên bàn thờ tổ tiên của người Sán Dìu không thể thiếu 2 câu đối viết bằng chữ nho, có ý nghĩa cầu cho năm mới hạnh phúc và nhiều may mắn.
Ẩm thực ngày Tết của dân tộc Sán Dìu khá đa dạng. Theo chị Trần Thị Hằng, thôn Tân Lập, mâm cỗ ngày Tết được các gia đình chuẩn bị chu đáo, gồm thủ lợn, gà, rượu trắng, đặc biệt là không thể thiếu các món bánh đặc trưng của đồng bào dân tộc Sán Dìu như bánh chưng gù, bánh gio, bánh con.
Cả 3 loại bánh đều được làm từ nguyên liệu chính là gạo nếp. Bánh con được làm từ bột gạo nếp, vê tròn như hình viên bi, cho vào nước sôi đến khi bánh nổi trên mặt nước thì vớt ra. Bánh chưng gù được làm từ gạo nếp, đỗ xanh, thịt lợn, hạt tiêu, gói bằng lá chít, lá dong. Bánh gio có màu vàng cánh gián trông rất đẹp mắt, loại gạo dùng để làm bánh được ngâm bằng nước tro của cây rừng, khi ăn chấm với mật mía để tăng thêm hương vị.
Vào đêm giao thừa, các gia đình chuẩn bị mâm cỗ cúng gia tiên. Sau lễ cúng, các thành viên quây quần bên nhau, cùng uống rượu, ăn cỗ đón mừng năm mới. Thanh niên nam, nữ rủ nhau đi hái lộc đầu Xuân để cầu mong một năm mới may mắn. Các bà, các mẹ ra chùa làm lễ, cầu bình an cho gia đình. Người Sán Dìu có tục giữ lửa vào đêm giao thừa. Người phụ nữ trong gia đình chuẩn bị một cây củi thật to mang vào bếp để đun và giữ than hồng kéo dài qua giao thừa đến sáng mùng 1 Tết với ý nghĩa cầu mong mọi điều may mắn và hạnh phúc sẽ nối tiếp từ năm này sang năm khác.
Khác với người Kinh, các gia đình dân tộc Sán Dìu không cúng tổ tiên vào sáng mùng 1 Tết mà cúng vào sáng mùng 2. Mọi người ăn uống xong sẽ đi chơi chúc Tết. Mỗi người đi chúc Tết thường đem theo bánh, kẹo, mứt Tết, bánh chưng… để biếu tặng cha mẹ, người thân trong gia đình.
Vào ngày này, các thành viên trong gia đình quây quần, sum họp đông đủ. Bên mâm cơm ngày Tết, mọi người cùng ăn uống, trò chuyện và chúc nhau những điều tốt đẹp trong năm mới. Già, trẻ, gái, trai ngồi bên bếp lửa ấm cùng nhau ngân nga làn điệu dân ca mộc mạc, giản dị, trữ tình ca ngợi mùa Xuân, tình yêu quê hương, đất nước, tình cảm gia đình…; trai gái trao gửi cho nhau những tình cảm chân thành qua điệu hát du dương, trầm bổng, làm say đắm lòng người.
Từ ngày mùng 3 trở đi, các gia đình lựa chọn ngày đẹp để làm lễ cúng tạ, hóa vàng mã và gỡ bỏ các tấm giấy đỏ, báo hiệu đã hết Tết, mọi hoạt động sản xuất trở lại bình thường.
Tuy vậy, không khí sôi động của mùa Xuân mới vẫn tràn ngập khắp thôn, xóm. Người dân tổ chức nhiều trò chơi dân gian và hoạt động gowin99 , thể thao như hát Soọng cô, đánh xèng… Những phong tục ngày Tết vẫn được đồng bào dân tộc Sán Dìu giữ gìn, phát huy trong đời sống hiện đại, góp phần tô đậm thêm bản sắc gowin99 dân tộc.