Cựu chiến binh Tạ Văn Hưng (ảnh trên) cho biết: Kinh nghiệm và vốn là những thứ khó khăn nhất của tôi khi mới bắt đầu trồng thanh long. Tuy nhiên, tôi xác định vừa trồng vừa học nên thường xuyên liên hệ với các chủ vườn thanh long lớn ở Lập Thạch để học hỏi kinh nghiệm, đồng thời, tham khảo kỹ thuật trồng, chăm sóc cây thanh long ở kênh chuyên về nông nghiệp trên ti vi và intenet. Từ đó, tôi biết vun trồng, tỉa nhánh, tưới nước phù hợp từng thời điểm để cây sinh trưởng phát triển tốt, sai hoa, nhiều quả. Về vốn, tôi xác định “lấy ngắn, nuôi dài”, mỗi năm lại trồng thêm một ít để vừa tích lũy kinh nghiệm, vừa lấy lãi của năm trước để mua giống trồng cho năm sau, nên không phải vay mượn quá nhiều.
Không phụ công nỗ lực ngày đêm chăm sóc, vườn thanh long trên đất vườn đồi của sau 3 năm đã đơm hoa, kết trái ổn định với năng suất từ 14 – 15 tấn quả/năm. So với các loại trái cây khác, trái thanh long ít bị sâu bệnh và giá cả luôn giữ ở mức ổn định từ 20 – 30 nghìn đồng/kg, lúc cao điểm lên tới 35 – 40 nghìn đồng/kg. Trung bình mỗi năm, cựu chiến binh Tạ Văn Hưng có thu nhập 300 - 350 triệu đồng.
Sau nhiều năm vất vả, cựu chiến binh Tạ Văn Hưng cũng cóp được khoản tiền nhỏ và mua gần 1 ha đất đồi với mục đích trồng cây lâm nghiệp. Đất đồi cằn cỗi nhiều sỏi đá, việc cải tạo không hề dễ dàng nhưng dưới bàn tay cần cù của ông, khoảnh đất đồi hoang sơ đã được phủ màu xanh của cây lấy gỗ và cây ăn quả. Tuy nhiên, cây lấy gỗ và cây ăn quả hiệu quả kinh tế thấp, ông băn khoăn, trăn trở suy nghĩ mong muốn tìm cây trồng phù hợp với đất đồi vừa nhanh cho thu hoạch lại có thu nhập cao hơn.
Qua tìm hiểu nhiều hộ trồng thanh long ruột đỏ mang lại hiệu quả cao, ông tham quan các vườn thanh long ruột đỏ ở các xã Ngọc Mỹ, Vân Trục, huyện Lập Thạch, nhận thấy tiềm năng nên đã quyết định lựa chọn cây thanh long trồng thí điểm trên diện tích đất đồi. Ông vay 200 triệu đồng của Ngân hàng chính sách gowin99 để đầu tư mua xi măng, sắt rồi tự mình đổ 1.000 trụ bê tông trồng thanh long và mua 4.000 hom giống với tổng số tiền 260 triệu đồng.
Chia sẻ kinh nghiệm sau nhiều năm trồng thanh long trên đất đồi, cựu chiến binh Tạ Văn Hưng cho biết: Thanh long là cây phù hợp với khí hậu nhiệt đới, thích hợp nơi có nắng nóng bởi khả năng chịu hạn giỏi. Kỹ thuật trồng cũng không quá phức tạp, chỉ cần trồng đúng quy trình, chú ý độ ẩm phù hợp thì cây sẽ phát triển tốt ngay cả trên đất cằn. Cây thanh long có thể ra quả sau 9 tháng trồng nếu chăm sóc tốt nhưng sẽ phát triển, ra quả ổn định và năng suất cao, chất lượng quả to, ngon nhất là từ năm thứ 3 trở đi.
Không chỉ phát triển kinh tế gia đình, cựu chiến binh Tạ Văn Hưng còn gương mẫu và có nhiều đóng góp trong phong trào giảm nghèo, phát triển kinh tế ở địa phương thông qua việc tuyên truyền, vận động các hộ dân trong thôn cải tạo vườn tạp, chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi phù hợp. Ông luôn sẵn sàng chia sẻ kinh nghiệm, hướng dẫn kỹ thuật và hỗ trợ giống ban đầu cho các hộ muốn trồng thanh long. Học hỏi từ mô hình trồng thanh long ruột đỏ của ông, nhiều hộ trong thôn Ngọc Sơn và xã Nhạo Sơn đã trồng thanh long ruột đỏ, nâng tổng diện tích trồng thanh long toàn xã lên 4ha với năng suất cao và thị trường tiêu thụ ổn định, mang lại thu nhập cao.