Kỳ 6.
Đơ giơ nu di ra lệnh tiếp:
-Chuẩn bị sãn sàng chiến đấu, đánh tan hạm đội của Đại Nam nếu chúng đón ta ở cửa biển Cần Giờ, cản đường chúng ta vào thành Gia Định.
Trời biển phương Nam vẫn một màu nắng gió và nước mênh mông. Đơ giơ nu di ra lệnh cho hạm tàu rẽ về hướng tây, la bàn chỉ mũi tàu đi 90 độ. Làng mạc ven biển đã hiện ra xanh ngát. Sác lơ Đơ giơ nu di dự đoán hạm đội Đại Nam sẽ đón đầu và chặn đánh đoàn tàu Pháp ở cửa biển để bảo vệ thành Gia Định. Nhưng cửa biển Cần Giờ vắng lặng, không một chiếc tàu thuyền. Đơ giơ nu di chột dạ lo lắng. Hay là Tổng đốc Gia Định Võ Duy Ninh chờ cho tàu của Pháp vào sâu rồi mới đánh hỏa công. Nếu như vậy thì đoàn tàu Pháp sẽ lâm nguy. Nghĩ vậy Đơ giơ nu di ra lệnh:
-Bốn chiến hạm đi trước dò đường xem có mai phục không, vừa đi vừa dọn đường bắn phá các đồn hai bên sông Cần Giờ, nếu gặp vật liệu chuẩn bị đánh hỏa công thì dừng lại, bắn cháy bè hỏa công, gió từ phía đông thổi vào sẽ đưa bè lửa ngược lại vào thành Gia Định, quân Đại Nam sẽ tự thiêu đốt mình.
Rây no hỏi:
-Thưa Đô đốc, nếu gặp bè lửa phía sau lưng ta thì làm thế nào ạ?
-Ồ, quá dễ, trong trường hợp này, ngài hãy cho tàu chạy thẳng vào thành Gia Định, bắn phá thành và nhảy lên bờ mà đánh chiếm thành, chúng tôi sẽ tiếp viện phía sau.
-Rõ, tuân lệnh Đô đốc.
Rây no dẫn đầu 4 pháo hạm đi tiên phong, hai tàu một cặp đi song song, vừa đi vừa bắn phá những chướng ngại vật quân Việt đặt trên sông. Từ đài chỉ huy qua vô tuyến điện, Đơ giơ nu di nhận được báo cáo của Rây no:
-Báo cáo Đô đốc, quân ta đã triệt phá được 12 đồn của quân Việt hai bên bờ sông mà không thấy có bè chuẩn bị đánh hỏa công.
-Vậy thì tốt, tiến thẳng vào thành Gia Định.
-Rõ, tuân lệnh Đô đốc.
Chiều 15 -2-1859, bốn tàu của Rây no gặp ụ Hữu Bình, đồn Vàm Cỏ tả ngạn sông và đồn Giác Ngư hữu ngạn sông bảo vệ cho thành Gia Định. Thấy thuyền nhỏ và chất cháy của quân Việt nhằm đánh hỏa công, Rây no ra lệnh:
-Bắn vào thuyền chất cháy của quân Việt.
-Rõ, thưa đại tá.
Đại bác Pháp nã đạn vào, dàn hỏa công của quân Việt bốc cháy dữ dội như bão lửa nhưng lại trôi về thành Gia Định theo hướng gió đông thổi vào, phía trước tàu của quân pháp. Đồn Vàm Cỏ và đồn Giác Ngư bắn đại bác vào tàu Pháp nhưng đạn chỉ như những hòn đá rơi xuống sông mà không nổ. Tàu chiến Pháp không hề hấn gì, nã đại bác cấp tập vào hai đồn. Đồn Vàm Cỏ và đồn Giác Ngư bốc cháy. Đồn tan nát và hàng trăm binh lính Việt hy sinh. Lửa các bè hỏa công trôi dạt vào gần thành Gia Định cháy suốt đêm, sáng hôm sau mới tắt.
Đêm 5 tháng 2 năm 1859, Tổng đốc Gia Định Võ Duy Ninh cùng thuộc cấp và binh lính thức suốt đêm để lo phòng thủ Gia Định, chống đỡ quân Pháp. Võ Duy Ninh quê quán Quảng Ngãi, đỗ cử nhân. Vua Tự Đức thấy có tài năng nên bổ nhiệm Tham trị Bộ lễ, cùng tham gia phòng thủ Đà Nẵng với Nguyễn Tri Phương, mới nhậm chức Tổng đốc Gia Định-Biên Hòa được hai hôm thì quân Pháp đánh Gia Định. Võ Duy Ninh đã chỉ huy quân ác chiến với quân pháp suốt một chiều. Đêm xuống dần, bóng đêm bao phủ mịt mùng. Thành Gia Định cũng chìm trong bóng tối. Trong dinh Tổng đốc, Võ Duy Ninh ngồi ghế chủ, bàn kê dọc dưới ngồi hai hàng ghế là Án sát Lê Từ, cử nhân Trần Trí, Lãnh binh Tôn Thất Năng. Bốn người đã cạn nhiều ấm trà nóng. Những ngọn đèn dầu lạc cắm trên những chiếc lư đồng trên tường tỏa ánh sáng vàng vọt. Cả bốn người còn đang đăm chiêu nghĩ kế chống Pháp, giữ thành. Chợt có lính vào báo:
-Dạ cấp báo Tổng đốc, sau khi triệt hạ đồn Vàm Cỏ và đồn Giác Ngư là hai đồn then chốt bảo vệ thành Gia Định, tám tàu quân pháp đã tiến vào sông gần thành, các bè hỏa công của ta đã bị giặc bắn cháy đang trôi dạt và cháy âm ỉ ở sông hào ngoài thành của ta.
-Võ Duy Ninh nói:
-Rồi cho ngươi lui, có gì phải nhanh chóng cấp báo.
-Dạ, thưa Tổng đốc.
Võ Duy Ninh nói tiếp:
-Sáng mai tắt lửa, tàu chiến Pháp sẽ vào sông giáp cổng thành, các vị có cao kiến gì để giữ thành không?
Án sát Lê Từ nói:
-Theo tại hạ thì cho đại bác trên mặt thành bắn xuống tàu Pháp, mặt khác cho bộ binh ra ngoài thành quyết chiến với giặc khi chúng đổ bộ lên bờ đánh thành.
Bố Chánh Vũ Trực nói:
-Tổng đốc nên viết thư cho người đem ra ngoài kêu gọi các đội quân bên ngoài và tổng đốc các tỉnh lân cận đem quân về hợp sức chống Pháp ở Gia Định, trong đánh ra, ngoài đánh vào chắc tiêu diệt được quân Pháp.
Võ Duy Ninh nói;
-Ngài nói phải lắm. Bay đâu.
-Dạ thưa Tổng đốc.
-Đem giấy mực ra đây.
Có giấy mực, Võ Duy Ninh viết thư cho tổng đốc các tỉnh Định Tường, Biên Hòa và quân Nguyễn đang đóng ở đồn Chí Hòa về cứu thành Gia Định. Viết xong thư, Võ Duy Ninh ra lệnh:
-Lãnh binh Tôn Thất Năng.
-Có thuộc tướng.
-Lãnh binh đem thư đến đồn Chí Hòa bảo tướng Tôn Thất Hiệp đem quân gấp đến cứu thành Gia Định.
-Dạ, tuân lệnh Tổng đốc.
-Gọi hai viên đội vào đây.
-Dạ.
Hai viên đội đến, Võ Duy Ninh nói:
-Hai ngài nghe lệnh. Ngài đây đem thư cho Tổng đốc Long - Tường Trương Văn Uyển, còn ngài đem thư cho Tổng đốc Biên Hòa bảo đem quân nhanh chóng đến cứu Gia Định.
-Dạ, tuân lệnh.
-Đề đốc Trần Trí
-Có thuộc tướng.
-Cả thành Gia Định có 2000 binh lính, ngài đem 1000 quân ra ngoài thành đánh quân Pháp đổ bộ lên chiếm thành.
-Thuộc tướng tuân lệnh.
-Án sát Lê Từ nghe lệnh.
-Có thuộc tướng.
-Ngài lên mặt thành chỉ huy pháo binh bắn vào tàu Pháp khi chúng đến gần thành.
-Thuốc cấp tuân lệnh.
-Còn ta sẽ chỉ huy 1000 quân còn lại bảo vệ thành.
Chờ cho các bè lửa có hỏa công tắt hẳn, con đường sông vào Gia Định đã được mở, Đơ giơ nu di ra lệnh:
-Các tàu nã pháo vào thành.
-Rõ tuân lệnh Đô đốc.
Đoạn sông Cần Giờ sát với phía đông thành Gia Định hàng loạt tiếng nổ vang lên, những viên đạn lửa như bắp chuối lao vào thành. Thành Gia Định chìm trong bão lửa. Phút chốc tường thành phía đông bị phá tan hoang. Pháo quân Việt trên mặt thành bắn xuống nhưng đạn rơi xuống không nổ, không sát thương được tàu và quân Pháp. Đơ giơ nu di ra lệnh:
-Ngừng pháo kích, lệnh cho lính thủy đánh bộ xông lên chiếm thành.
-Dạ, tuân lệnh Đô đốc.
Quân Pháp tràn lên. 1000 quân của Trần Trí chỉ huy bên ngoài thành đã hy sinh gần hết do hỏa lực đại bác của Pháp. Quân Pháp tràn vào thành. 1000 quân còn lại do Võ Duy Ninh chỉ huy đánh giáp lá cà với Pháp. Tiếng pháo lại gầm lên như sấm rền, tiếng reo hò kinh thiên động địa, tiếng gươm súng chạm nhau tóe lửa, tiếng súng tay của Pháp, tiếng súng hỏa mai của quân Việt nghe như pháo, quân Việt dùng gươm giáo chém giặc, quân Pháp dung lưỡi lê đâm, thây người gục đổ, thành Gia Định máu chảy chan hòa. Tổng Đốc Võ Duy Ninh đang đốc chiến thì bị trúng đạn vào ngực gục xuống, ngất xỉu. Sau 4 giờ giao chiến quân Pháp hoàn toàn làm chủ thành Gia Định. 10 giờ sáng ngày 17-2-1859, Án sát Lê Từ cõng Tổng đốc Võ Duy Ninh chạy về thôn Phước Lý, tổng Phước Lộc, huyện Tân Bình. Đề đốc Trần Trí, bố chánh Vũ Trực, Lãnh binh Tôn Thất Năng chạy về ụ Tây Thới, nhờ sự yểm trợ của quân ứng nghĩa Lê Huy và Trần Thiệu Chính mới thoát. Khi tháo chạy, các quan chức đã bỏ lại thành Gia Định 200 khẩu đại bác, 1 hải phòng hạm, 7 chiến thuyền, 25.000 kg thuốc nổ, tiền bạc trị giá 130.000 fơ răng cs, gạo thóc đủ nuôi 8000 quân trong 1 năm.
Tại huyện Tân Bình, khi tỉnh lại, Tổng đốc Võ Duy Ninh hỏi người lính cận vệ:
-Thành Gia Định còn hay mất?
Người lính thực tình trả lời:
-Dạ, thưa Tổng đốc, thành Gia Định đã mất vào tay giặc rồi ạ.
-Triều đình có cho quân cứu viện không?
-Dạ, hoàng thượng có cử Thượng thư Bộ hộ Tôn Thất Hiệp đem 15.000 quân nhưng đến Biên Hòa thì dừng lại, không cứu viện cho Gia Định và án binh bất động, không tấn công Pháp.
-Còn tổng đốc các tỉnh lân cận?
-Dạ, chỉ có Tổng đốc Long-Tường Trương Văn Uyển đem quân đến đồn Lão Sầm, gần chùa Mai Sơn nhưng bị quân Pháp bao vây. Trong trận này Trương Văn Uyển bị thương phải rút về Vĩnh Long. Còn các tỉnh khác không thấy động binh cứu Gia Định ạ.
Võ Duy Ninh nói với người lính cũng như đang nói với mình:
-Cái gã Thượng thư Tôn Thất Hiệp này, binh lực trong tay gấp bảy lần quân Pháp mà án binh bất động, không chịu tấn công đánh Pháp, cứu Gia Định, tổng đốc các tỉnh không thấy cái nguy là mất Gia Định sẽ mất toàn bộ miền Đông và miền Tây. Triều đình thì tập trung hết quân chủ lực ở Đà Nẵng, rất coi thường thành Gia Định. Lương thực đủ ăn cho 1 vạn quân trong 1 năm mà thành chỉ có 2000 quân, trang bị thì lạc hậu. Chúng ta trở thành tội đồ của lịch sử dân tộc rồi, than ôi!!!
Bất ngờ Võ Duy Ninh giật phắt thanh gươm người lính mang bên người cắt vào cổ mà tự sát. Đó là ngày 17-2 -1859, Võ Duy Ninh khi đó mới 55 tuổi. Đó là tướng lĩnh cao cấp đầu tiên của Đại Nam hy sinh trong cuộc kháng chiến chống Pháp xâm lược.
(Còn nữa)
CVL