Kỳ 37.
Hai ngày sau, Mét ni giơ hành quân từ trấn trị Thanh Hóa ra, Đốt hành quân từ Nam Định vào. Hai bên hội quân ở bắc Nga Sơn, chuẩn bị tấn công Ba Đình. Trong hành dinh, có Đốt với Mét ni giơ cùng các sĩ quan thuộc cấp. Đốt ra lệnh:
-Thiếu tá Nuy giang.
-Có thuộc cấp.
-Thiếu tá chỉ huy đại đội Bắc Kỳ thứ 2 cùng với đại quân của ta tiến đánh phía bắc Ba Đình, tấn công vào Đại Đồn Thượng Thọ, nới có Phạm Bành, Đinh Công Tráng chỉ huy.
-Thuộc cấp tuân lệnh.
-Đại tá Mét ni giơ.
-Có ta.
-Ngài hãy chỉ huy đạo quân Thanh Hóa của ngài tấn công mặt tây-nam Ba Đình, tức là tấn công vào thành Mỹ Khê.
-Ta tuân lệnh.
-Thiếu núy Đa nê và thiếu úy Tuy phi ê.
-Có thuộc cấp.
-Hai thiếu úy đem 100 lính tấn công phía đông Ba Đình, tức là tấn công vào thành Mậu Thịnh.
-Thuộc cấp tuân lệnh.
Đốt nói thêm:
-Tất cả ba đạo quân chờ ta nã pháo cho vụn nát Ba Đình, khi nghe pháo dừng bắn thì đồng loạt cùng tấn công.
-Tuân lệnh đại tá.
Sau khi các đạo quân triển khai xong vào các vị trí, Đốt ra lệnh:
-Bắn 1.000 phát đại bác vào Ba Đình, bắn.
Lập tức 100 khẩu pháo đặt trên bờ sông Chính Đại đồng loạt nổ vang như sấm, hàng trăm quả đạn lửa từng đợt bay vào Ba Đình. Khi đạn chạm mục tiêu phát nổ làm toàn bộ căn cứ ngập chìm trong khói lửa, trong sấm chớp, căn cứ Ba Đình rung lên. Nhà cửa hầu hết bị sụp đỏ, bốc cháy. Sau khi bắn đủ 1.000 quả đạn, Đốt ra lệnh:
-Ngừng bắn, ba đạo quân tấn công.
-Tuân lệnh.
Tiếng kèn xung trận vang lên. Ba cánh quân Pháp với hàng trăm súng trường, lựu đạn, đầu súng gắn lưỡi lê lội xuống đầm lầy và tiến vào Ba Đình từ hướng bắc, hướng tây và hướng nam. Ba Đình vẫn im lặng một cách đáng sợ. Lũy tre gai và thành quách đã che mắt quân Pháp. Chúng không trông thấy được đối phương đang làm gì. Đạo quân phía bắc của Đốt vượt qua một số đồn tiền tiêu, lội nước cố tiến vào phòng tuyến thứ hai. Đến đây thì súng của quân Ba Đình vừa tầm bắn bắt đầu nhả đạn. Đạn từ trên cao, đạn từ thấp, đạn từ bên phải, bên trái, trước mặt đan chéo nhau cực kỳ chính xác. Quân Pháp hàng chục tên trúng đạn gục xuống, màu nhuộm đỏ nước. Thiếu úy Ơ đi be bị một phát đạn vào mặt chết ngay. Đốt phải ra lệnh cho cánh quân phía bắc rút lui. Cánh quân của Mét ni giơ tiến theo hướng tây bị chông xuyên và bị đạn cũng chết hàng chục tên. Mét ni giơ cũng phải ra lệnh rút lui. Cánh quân phía đông của thiếu úy Đa ni e gạt chông chà, tiến đến gần lũy tre nhưng nước ngập đến vai, còn đang bơi lội thì đạn từ lũy tre bắn ra như mưa, hàng chục tên gục xuống. Đa ni e cũng bị một phát đạn trúng đầu, kêu rống lên và gục xuống. Đến lượt Tup phi ê cũng trúng đạn. Thiếu tá Bơ le dơ ra lệnh:
-Gọi trọng pháo yểm trợ cho quân ta rút.
Đại tá Đốt la hét:
-Nã trọng pháo yểm trợ cho quân ta rút.
Đại pháo 80 ly của giặc lại nổ như sấm sét, trút lửa xuống bên ngoài lũy tre để ngăn không cho quân Ba Đình xông ra truy kích. Nhờ vậy quân Pháp rút lui khỏi đầm lầy an toàn.
Sau thất bại đau đớn, đại tá Đốt bị cách chức tư lệnh mặt trận. Đại tá Bơ rít sô thay thế. Bơ rít sô ra lệnh;
-Bao vây chặt Ba Đình, cắt đứt việc tiếp tế lương thực và liên hệ với bên ngoài.
-Tuân lệnh đại tá.
-Thiếu tá Bờ le dơ.
-Có thuộc cấp.
-Ngài báo tin cho Khâm sứ Trung Kỳ điều động thêm bộ binh, pháo binh, ba đại đội công binh và ba tàu chiến thì mới có thể tiêu diệt được Ba Đình.
-Thuộc cấp tuân lệnh.
Tháng 1 năm 1887, Bơ rít sô trong tổng hành dinh vừa uống rượu vừa trù tính kế hoạch đánh Ba Đình. Chợt có sĩ quan trợ lý tác chiến vào báo:
-Dạ bẩm đại tá, ba chiến hạm tăng viện cho ta đã từ biển nam Trung Hoa sang.
Lại có báo cáo tiếp:
-Báo cáo đại tá, ba đại đội bộ binh khoảng 260 lính do thiếu tá Căm bô, thiếu tá Đê xơn và Coóc te chỉ huy đã tới.
-Tốt.
-Báo cáo đại tá, đại đội thủy binh và bộ binh 180 lính do thiếu tá Va lăng sơ chỉ huy đã tới.
-Quá tốt.
-Bẩm đại tá, một đại đội của sư đoàn ngoại quốc thứ hai khoảng 200 lính do thiếu tá Prê tê chỉ huy đã tới.
-Tốt.
-Dạ bẩm đại tá, một đại đội của tiểu đoàn châu Phi 180 lính do thiếu ta Béc na chỉ huy đã tới.
-Tốt.
-Bẩm đại tá, một đại đội quân đổ bộ của chiến hạm Tu ren ne gồm 150 lính do thiếu úy quản tàu Gran đi ê đã đến.
-Tốt lắm.
Đại tá Bô rít sô nói với sĩ quan tham mưu tác chiến:
-Ngài thống kê xem hiện nay lực lượng của ta có bao nhiêu?
-Dạ, báo cáo đại tá, cho đến bay giờ bộ binh và thủy binh có 3.388 tay súng, trong đó có 1.500 lính Pháp, có 10 đại bác cỡ 81 ly, 120 đại bác pháo thủ, 4 đại bác cỡ 65 ly thủy quân với 30 lính, 2 đại bác Hốt kít với 15 lính và 4 khẩu thần công kiểu cũ.
Bô rít sô hỏi:
-Lính công binh có bao nhiêu?
-Dạ, bẩm đại tá, có 46 lính, 3 hạ sĩ quan do thiếu ta Dốp phơ tơ và trung úy Nét tê chỉ huy với trang bị đầy đủ, kể cả súng phun lửa cực mạnh có thể thiêu đốt cây cối và mọi thành lũy.
-Tốt. Ha!Ha! Ha!...quá tốt, đây có lẽ là đội tiên phong tấn công Ba Đình bằng trọng pháo và hỏa công để mở đường cho 1.950 lính khố xanh đặt dưới sự chỉ huy của các ngài thiếu tá Nuy gian, Bu sa giơ, Ô đơ ri, Bô le dơ và của trung úy Cam bơ lanh tấn công.
Bô rít sô hỏi tiếp:
-Về lực lượng thủy quân lục chiến?
-Dạ bẩm đại tá, ta có các pháo hạm Ét tốc do trung úy Tu min chỉ huy, pháo hạm Bốt săng, pháo hạm A va lăng do trung úy Đăng tanh chỉ huy. Ta còn huy động 5.000 nhân công người Việt ở để giúp việc tiếp tế lương thực và phong tỏa.
-Quá tốt.
Sau khi nghiên cứu địa hình mặt trận Ba Đình, Bô rít sô ra lệnh:
-Thiếu tá Mô ri ê.
-Có thuộc cấp.
-Thiếu tá đem 1.000 quân xây dựng lô cốt, chiến lũy vòng ngoài để đề phòng quân Cần Vương các địa phương ngoài Ba Đình tấn công chúng ta.
-Thuộc cấp tuân lệnh.
-Thiếu tá Dốp phơ rơ.
-Có thuộc cấp.
-Thiếu tá chỉ huy đội công binh đào cắt ngang bờ đê sông Chính Đại cho nước ở đầm Ba Đình chảy xuống sông, tạo ra cánh đồng cạn nước cho quân ta tấn công vào Ba Đình.
-Thuộc cấp tuân lệnh.
-Còn nữa, ngài hãy lấy thêm 1.000 lính đào hào xẻ đôi bờ sông bên trong để quân ta tiếp cận Ba Đình mà ít bị thương vong. Từ hào bờ đê mà vào phòng tuyến có lũy tre chỉ cách khoảng 100m.
-Thuộc cấp tuân lệnh.
Vài ngày sau, thiếu tá Dốp phơ rơ vào hành dinh gặp Bô rít sô:
-Dạ, bẩm đại tá, nước trong đầm Ba Đình được tháo chảy xuống sông đã cạn đi rất nhiều. Bờ sông bên trong đã được xẻ đôi làm hào sâu 2m, lính đã có thể chạy lom khom dưới hào mà tác chiến.
-Tốt, để ta ra thị sát xem.
Bô rít sô cùng đám sĩ quan tùy tùng đứng ở phía bắc, cách phòng tuyến Ba Đình 500m dùng ống nhòm quan sát, Bô rít sô thấy nước đầm Ba Đình quả nhiên đã rất cạn, đặc biệt ở phía bắc có chỗ còn cạn thấy những gò cát nổi lên. Còn bờ đê bên trong sông Chính Đại đã có một chiến hào chạy giữa, xuyên suốt bao quanh Ba Đình, cả đất đắp cao lên nữa thì hào có thể sâu hơn 2m. Quan sát xong Bô rít sô nói:
-Tốt lắm, ngày mai có thể bắt đầu cuộc tấn công lần hai vào Ba Đình.
Sáng hôm sau ngày 6 tháng 1 năm 1887, Bô rít sô ra lệnh:
-Trung úy Đơ ruy dông.
-Có thuộc cấp.
-Ngài cùng trung úy Phô rô chỉ huy 500 tay súng tiếp cận đoạn chiến hào phía đông-bắc chờ lệnh sẽ tấn công vào Ba Đình.
-Thuộc cấp tuân lệnh.
-Thiếu tá Bu sa giơ.
-Có thuộc cấp.
-Ngài cùng trung úy Lăm bơ lanh, thiếu úy Gơ rinh đem 500 tay súng tiếp quản đoạn hào ở giữa, tức là chính hướng Tây, chuẩn bị chờ lệnh tấn công Ba Đình.
-Thuộc cấp tuân lệnh.
-Trung úy Côn lô.
-Có thuộc cấp.
-Trung úy đem 500 quân chiếm đoạn hào phía tây-nam, có lệnh thì tấn công vào Ba Đình.
-Thuộc cấp tuân lệnh.
-Thiếu tá Dốp phơ rơ.
-Có thuộc cấp.
-Ngài chia đại đội công binh ra thánh 3 đội, đi đầu ba cánh quân để khi bộ binh tấn công thì công binh đi đầu mở đường. Nhớ đem theo cả súng phun lửa.
-Thuộc cấp tuân lệnh.
10 giờ ngày 6 tháng 1 năm 1886, sĩ quan tham mưu tác chiến vào báo:
-Dạ, bẩm đại tá tư lệnh, ba cánh quân, mỗi cánh có công binh đi đầu đã tập kết ở chiến hào chờ lệnh.
Bô rít sô ra lệnh:
-Cho bắn 1.000 quả đại bác vào Ba Đình.
-Dạ, tuân lệnh.
Từ phía tây sông Chính Đại, những tiếng nổ vang rền. Từ đó những quả đạn đỏ rực bay vào Ba Đình. Ba Đình chìm trong chảo lửa, trong tiếng nổ trời long đất lở và lửa khói bốc lên, đất trời không gian bắc Nga Sơn rung chuyển. Những đàn chim hoảng sợ dáo dác báy lên trời. Sau 30 phút, đại bác ngừng bắn, Bô rít sô ra lệnh:
-Tấn công.
-Tuân lệnh, tấn công.
-A lát xô.
(Còn nữa)
CVL